Ý Nghĩa Ngữ Pháp / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Ngữ Pháp Của Từ

LÊ Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009)

Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau. Trong các thứ tiếng không biến hình, như tiếng Việt chẳng hạn, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp thường phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. Ví dụ, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt có thể là danh từ nếu nó nằm trong kết cấu ‘cái bàn’, song cũng có thể là động từ, nếu nó nằm trong ‘sẽ bàn’. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ biến hình, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ có vẻ dễ dàng hơn nhiều, vì người ta chỉ cần căn cứ vào cấu tạo của bản thân một từ nào đó mà thôi. Ví dụ: Trong tiếng Nga, xét một từ như ‘kraxivưi’ (đẹp) chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và là tính từ ở số ít… Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp của từ: đó chính là biến tố [-ưi].

Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Đương nhiên, không phải tất cả các từ trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo hình thái. Chẳng hạn, các từ trong tiếng Việt không có cấu tạo hình thái, nhưng phần lớn các từ của các thứ tiếng biến hình, như Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, đều có cấu tạo hình thái. Tuy nhiên, hệ thống cấu tạo hình thái của các từ trong các ngôn ngữ biến hình cũng không giống nhau. Có những ngôn ngữ hệ thống cấu tạo hình thái của từ rất phong phú (ví dụ như các ngôn ngữ Xlavơ), nhưng cũng có những ngôn ngữ, trong đó hệ thống cấu tạo hình thái lại khá nghèo nàn. Ví dụ như trong tiếng Anh, với một dạng thức từ như ‘love’, chúng ta khó có thể nói ngay là nó có ý nghĩa ngữ pháp gì, vì dạng thức này có thể là động từ, danh từ, hoặc tính từ, tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với các từ khác. Tuy nhiên, dạng thức ‘loved’ của nó lại có thể cho ta biết ngay đây là thời quá khứ của động từ, hoặc đây là một tính động từ.

Như vậy, ngoài việc phân tích cấu tạo của từ để tìm hiểu các phương thức tạo từ mới trong các ngôn ngữ, ta còn có thể phân tích cấu tạo từ để tìm ra các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. Việc phân tích từ như vậy gọi là phân tích cấu tạo hình thái của từ. Nhờ kết quả phân tích cấu tạo hình thái của từ, ta có thể biết được trong một ngôn ngữ cụ thể, các loại ý nghĩa ngữ pháp được thể hịên như thế nào. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta có thể đối lập các từ với nhau hoặc đối lập các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ‘ozero’ (cái hồ) với ‘reka’ (sông), ta nhận biết được [-o] là dấu hiệu hình thức biểu thị “giống trung” của từ ‘ozero’, còn [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ ‘reka’; song đối lập dạng thức ‘reka’ với dạng thức ‘reki’ (các dạng thức khác nhau của cùng một từ), ta nhận biết được [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn [-i] là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ ‘reka’. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp gọi là ‘hình vị ngữ pháp’.

2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Cũng giống như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp là một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên, khác với trường hợp ý nghĩa từ vựng, vốn là phạm trù ý nghĩa bao gồm các thành phần ý nghĩa bộ phận giống nhau trong các ngôn ngữ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng), trong phạm trù ý nghĩa ngữ pháp, số lượng các thành phần ý nghĩa bộ phận có thể rất khác nhau giữa các ngôn ngữ: có ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp của từ rất nghèo nàn, như tiếng Việt chẳng hạn, nhưng có những ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp lại rất phong phú, ví dụ như tiếng Nga. Số lượng ý nghĩa ngữ pháp nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngôn ngữ hoặc từng loại hình ngôn ngữ.

Kết quả phân tích cấu tạo hình thái của các từ và/hoặc khả năng kết hợp của các từ trong một ngôn ngữ sẽ cho ta biết tổng số ý nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Tổng hợp tất cả các loại ý nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ cho phép ta phân biệt những loại ý nghĩa ngữ pháp sau đây:

2.1 Ý nghĩa từ pháp hay ý nghĩa hình thái

Đó là ý nghĩa được phản ánh qua kiểu cấu tạo hình thái của từ và hệ biến đổi hình thái (gọi tắt là hệ biến thái) của nó, nếu có. Chẳng hạn, từ ‘reader’ (độc giả) trong tiếng Anh chỉ cho ta biết những thông tin ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ, – Nó là một danh từ số ít,

Song, một danh từ tiếng Nga còn có thể cho ta biết về hệ biến đổi hình thái của nó. Ví dụ: Từ ‘xtudentka’ (nữ sinh viên) với vĩ tố [-a] cho ta biết các ý nghĩa ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ giống cái, – Nó là một danh từ số ít, – Nó là một danh từ ở nguyên cách (chủ cách),

và danh từ này sẽ biến đổi theo hệ biến đổi hình thái đặc trưng cho những danh từ giống cái có vĩ tố [-a] (ví dụ, ở sở hữu cách số ít: [-i]; ở tặng cách số ít:[-e]; ở đối cách số ít: [-u], v.v…).

2.3 Ý nghĩa từ loại

Con công xòe rộng cái đuôi.Khúc sông chỗ này rất rộng.

Ý nghĩa từ loại của từ có thể được biểu thị bằng các hình vị ngữ pháp (ví dụ: [-er] trong tiếng Pháp hay [-at’] trong tiếng Nga biểu thị ý nghĩa ‘động từ’), nhưng cũng có thể không được thể hiện qua hình thức của từ, và do đó chỉ có thể nhận biết được ý nghĩa này của từ bằng cách phân tích những đơn vị lớn hơn từ, như trong tiếng Việt chẳng hạn.

(còn nữa)

Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản : Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Trong Một Câu

Trong bài học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cốt lõi, chúng ta đã biết được một câu sẽ có các thành phần cơ bản là:

Vì vậy, sau khi học xong bài học này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc câu chi tiết và mối quan hệ của các từ loại trong câu, từ đó có thể hiểu được cấu trúc của một câu tiếng Anh bất kỳ, nghe hiểu và đọc hiểu tốt hơn, đồng thời nói và viết đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh!

📌 Một số lưu ý nhỏ trước khi bắt đầu:

Đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh, được viết ra để giúp bạn hiểu rõ các các thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu, và đồng thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần thiết.

Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ bạn không cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ tự động nhớ thôi!

Các khái niệm và thuật ngữ trong bài nhìn có vẻ “đáng sợ”, nhưng bạn chỉ cần bình tĩnh đọc hiểu ý nghĩa của nó là gì thôi, không cần phải học thuộc tên khái niệm và thuật ngữ đâu!

⬇️

Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, chủ ngữ là người hay vật thực hiện hành động trong câu.

Ví dụ: trong tiếng Việt chủ ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:

Trường hợp 1: Chủ ngữ là cụm danh từ

Cụm danh từ là một cụm từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa cho danh từ này:Cụm danh từ = Các từ bổ nghĩa + Danh từ + Các từ bổ nghĩa

Danh từ

Trước hết, chúng ta cần một danh từ:

💡 Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó

Có thể lấy một ví dụ danh từ thường gặp đó là:

Nếu chỉ nói là “người bạn” thôi thì khá là chung chung, vậy để làm rõ danh tính của người bạn này nhiều hơn nữa thì chúng ta cần dùng các từ bổ nghĩa cho danh từ friend này.

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Chúng ta có thể dùng một danh từ khác bổ nghĩa cho danh từ friend để phân loại nó.

Ví dụ, nếu chúng ta muốn nói rõ đây là bạn học chung ở trường chứ không phải là bạn hàng xóm chẳng hạn, thì ta có thể dùng danh từ school để bổ nghĩa cho danh từ friend:

Học chi tiết hơn: Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Tính từ

Tiếp đến, để mô tả người bạn này có tính chất như thế nào, cao thấp mập ốm ra sao, chúng ta sẽ dùng các tính từ.

💡 Tính từ là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

Ví dụ, nếu người bạn này xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng tính từ beautiful để bổ nghĩa cho danh từ friend:

Học chi tiết hơn: Tính từ trong câu

Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Trong trường hợp bạn muốn diễn đạt rõ hơn mức độ “xinh đẹp” của người bạn này, chúng ta cần dùng các trạng từ.

💡 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của tính từ và động từ.

Trạng từ không bổ nghĩa cho danh từ. Trong cụm danh từ, chỉ khi nào có tính từ thì mới có thể có trạng từ.

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy người bạn này không phải xinh đẹp bình thường mà rất xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng trạng từ really để bổ nghĩa cho tính từ beautiful:

Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2

Từ hạn định

Tuy nhiên, nếu nói là “người bạn ở trường rất xinh đẹp” thì cũng còn khá chung chung đúng không nào, vì trên đời đâu có thiếu gì những người như vậy.

Bạn có thể tưởng tượng trên toàn thế giới có một tập hợp toàn bộ những “người bạn ở trường rất xinh đẹp”, và để giới hạn phạm vi của “người bạn ở trường rất xinh đẹp” cho người nghe biết rõ là người nào trong số đó, chúng ta có thể dùng các từ gọi là từ hạn định.

💡 Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho dành từ để giới hạn và xác định danh từ.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói “người bạn ở trường xinh đẹp của tôi“, chứ không phải “người bạn ở trường xinh đẹp của anh trai tôi” chẳng hạn, thì bạn sẽ dùng từ hạn định my:

my reallybeautiful school friend người bạn ở trường rất xinh đẹpcủa tôi

Học chi tiết hơn: Các loại từ hạn định

Cụm giới từ

Đến đây thì cụm danh từ này cũng khá rõ ràng rồi, nhưng chúng ta vẫn có thể nói rõ hơn nữa.

Giả sử khi muốn nói về người bạn này đang ở đâu, chúng ta có thể dùng một cụm giới từ để bổ nghĩa cho danh từ.

💡 Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.

Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing. Trong chủ ngữ, cụm giới từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói “người bạn ở trường rất xinh đẹp đang ở trong nhà bếp của tôi”, để phân biệt với người bạn ở trong phòng khách, thì bạn sẽ dùng cụm giới từ in the kitchen:

Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Mệnh đề quan hệ

Ngoài ra, nếu người bạn này thực hiện một hành động gì đó, thì chúng ta cũng có thể mô tả người bạn này bằng một mệnh đề quan hệ.

💡 Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói rõ là người bạn này đang ăn trái cây chứ không phải người bạn đang đọc sách, thì bạn có thể mô tả bằng mệnh đề quan hệ who is eating fruit:

Học chi tiết hơn: Mệnh đề quan hệ

To + Verb

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc to + Verb (to + động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ trong một số trường hợp đặc biệt.

Thật ra, bản chất của To + Verb bổ nghĩa cho danh từ chính là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ được rút gọn.

Học chi tiết hơn: Rút gọn mệnh đề quan hệ thành dạng To + Verb

Kết luận: Công thức tổng quát của cụm danh từ

Như vậy, chúng ta có công thức tổng quát cho chủ ngữ trong trường hợp là cụm danh từ như sau:

Bắt buộc phải có danh từ chính,

Nhưng không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần còn lại.

Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ

💡 Đại từ là từ có chức năng đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chức năng của đại từ thông qua ví dụ sau đây:

Giả sử bạn có 2 câu sau:

Trong giao tiếp chúng ta sẽ chắc chắn không muốn lặp lại “my beautiful school friend” 2 lần vì quá dài (và quá mệt). Cho nên, chúng ta sẽ có thể dùng đại từ để đại diện cho “my beautiful school friend” khi nhắc đến người bạn này lần thứ hai:

Như vậy, trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đại từ đứng một mình cũng có thể đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Học chi tiết hơn: Đại từ đóng vai trò chủ ngữ

Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt

Dạng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing):

Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ V-ing

Dạng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu):

Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ To + Verb

Dạng that clause (mệnh đề bắt đầu bằng từ that và có chủ ngữ vị ngữ riêng nằm bên trong nó):

Kết luận: Công thức tổng quát cho chủ ngữ

Như vậy, chủ ngữ có thể là một trong các dạng sau:

(nhấn vào từng câu để xem đáp án)

Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, vị ngữ diễn đạt hành động hoặc tính chất của chủ ngữ.

Ví dụ: trong tiếng Việt vị ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:

Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường

Cụm động từ là một cụm từ bao gồm một động từ và tân ngữ cho động từ này:Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Trước hết, chúng ta cần một động từ:

💡 Động từ là những từ chỉ hành động

Có thể lấy một ví dụ động từ thường gặp đó là:

Chúng ta thấy run khi đứng một mình là đã diễn tả đủ ý nghĩa của hành động rồi, không cần phải có tân ngữ. Vì vậy tự bản thân nó đã là một cụm động từ hoàn chỉnh và đủ điều kiện để làm vị ngữ rồi.

Động từ không có tân ngữ

Một số động từ cũng không có tân ngữ tương tự như run là:

Học chi tiết hơn: Nội động từ: các động từ không có tân ngữ

Động từ có tân ngữ

Tuy nhiên, nhiều loại động từ khác khi đứng một mình thì không diễn tả đủ ý nghĩa của hành động, phải đi kèm với những thứ chịu tác động của hành động nữa thì ý nghĩa của hành động mới hoàn chỉnh. Những thứ chịu tác động của hành động được gọi là tân ngữ.

💡 Tân ngữ là cụm từ đứng ngay sau động từ, chỉ những thứ chịu tác động trực tiếp bởi hành động.

Những thứ này có thể là người, vật, hành động hay sự việc khác.

Tân ngữ là cụm danh từ

Ví dụ: eat (ăn)

Khi nói đến eat (ăn), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là ăn cái gì đúng không nào! “Cái gì” chính là tân ngữ của động từ eat.

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là một cụm danh từ:

Học chi tiết hơn: Ngoại động từ: các động từ cần phải có tân ngữ

Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb (to + động từ nguyên mẫu)

Ví dụ: like (thích)

Khi nói đến like (thích), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là thích cái gì hay thích làm gì đúng không nào! Nếu “thích cái gì” thì đây là tân ngữ danh từ, còn nếu “thích làm gì” thì đây là tân ngữ động từ. “Làm gì” chính là tân ngữ của động từ like.

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là V-ing:

Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là V-ing

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là To + Verb:

Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là To + Verb

Tân ngữ là dạng that-clause (mệnh đề that)

Bên cạnh đó, cũng có một số động từ cần có tân ngữ là that-clause.

Ví dụ:

Tân ngữ là đại từ

Chúng ta cũng có thể thay thế các tân ngữ trên bằng tân ngữ đại từ, nếu tân ngữ đã được nhắc đến trước đó, ví dụ:

I go to school with Andy. I see Andy every day. → I go to school with Andy. I see him every day.

Reading books is fun. I like reading books. → Reading books is fun. I like it.

They are leaving. We know that they are leaving. → They are leaving. We know it.

Học chi tiết hơn: Đại từ đóng vai trò tân ngữ

Vậy công thức cụm động từ thường là:

Như vậy, nếu vị ngữ là một cụm động từ thường, chúng ta sẽ có công thức như sau:

Về bản chất, trường hợp 2 này chỉ khác trường hợp 1 ở điểm là có thêm trợ động từ thôi, còn lại thì giống hệt về các loại tân ngữ:

Trường hợp 1: Cụm động từ =       Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Trường hợp 2: Cụm động từ = Trợ động từ + Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Công thức của cụm động từ mở rộng

Vì vậy, chúng ta cũng có thể mở rộng công thức ở trường hợp 1 như sau:

Để nói chủ ngữ là ai đó hoặc cái gì đó, chúng ta dùng một số động từ như to be và become, và dùng công thức vị ngữ như sau:

Vị ngữ = Động từ + Cụm danh từ

Ví dụ:

Để nói chủ ngữ có tính chất gì đó, chúng ta dùng các động từ như to be, become, feel, look, sound, seem, vân vân, và dùng công thức vị ngữ sau:

Vị ngữ = Động từ + Tính từ

Ví dụ:

Để nói chủ ngữ ở đâu đó hay ở lúc nào đó, chúng ta dùng động từ to be và dùng công thức vị ngữ sau:

Vị ngữ = Động từ + Cụm giới từ

Ví dụ:

Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Kết luận: Công thức tổng quát cho vị ngữ

Như vậy, khi tổng hợp cả 3 trường hợp trên, chúng ta có công thức tổng quát cho vị ngữ như sau:

(nhấn vào từng câu để xem đáp án)

Như bạn đã biết ở bài học trước, một câu chỉ cần có chủ ngữ (người hoặc vật thực hiện hành động) và vị ngữ (hành động) là đã hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa và ngữ pháp rồi. Tuy nhiên, để cho câu nói sống động hơn và cụ thể hơn, người nói cũng có thể thêm các thông tin phụ nữa, được gọi là các thông tin nền.

Chúng ta gọi nó là thông tin nền bởi vì nó chỉ “làm nền” cho hành động trong câu thôi chứ không cần thiết phải có để tạo nên một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

Ví dụ: trong tiếng Việt thông tin nền là các từ được in đậm trong các câu sau:

She is eating the fruit. Cô ấy đang ăn trái cây.

Loại 1: Cụm giới từ

Giả sử bạn muốn nói rõ là cô gái này đang ăn trái cây ở trong hoàn cảnh nào (ở đâu, khi nào, vì sao, với ai, vân vân) thì bạn cần dùng một cụm giới từ.

💡 Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.

Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing.

Ví dụ, nếu muốn nói rõ cô gái này đang ăn trái cây ở trong nhà bếp, chúng ta có thể dùng cụm giới từ in the kitchen.

She is eating the fruit in the kitchen.

hoặc: In the kitchen, she is eating the fruit.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, cụm giới từ khi làm thông tin nền thì có thể đứng sau vị ngữ hoặc trước chủ ngữ.

Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Loại 2: Trạng từ

Giả sử bạn muốn miêu tả cách ăn trái cây (nhanh, chậm, một cách ngon lành, một cách khó chịu, vân vân) thì bạn cần dùng một trạng từ.

💡 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho động từ và tính từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của động từ và tính từ.

Ví dụ, nếu cảm thấy cô gái này ăn trái cây nhanh, chúng ta sẽ dùng trạng từ quickly để bổ nghĩa cho cụm động từ is eating:

Qua các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rằng trạng từ khi đóng vai trò làm thông tin nền thì có thể đứng ở một số vị trí như sau:

đứng sau vị ngữ (ngay sau vị ngữ hoặc cuối câu)

đứng trước chủ ngữ

đứng ngay trước động từ ngữ nghĩa và sau trợ động từ

Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2

Loại 3: V-ing và To + Verb

Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có 2 loại thông tin nền khác ít phổ biến hơn nhưng cũng khá quan trọng:

Dùng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu) để diễn tả mục đích của hành động: She is eating the fruit to lose weight. Cô ấy đang ăn trái cây để giảm cân.

Dùng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing) để diễn tả một hành động khác xảy ra cùng lúc: She is eating the fruit standing up. Cô ấy đang ăn trái cây trong lúc đang đứng. = Cô ấy vừa đứng vừa ăn trái cây.

Vị trí của thông tin nền trong câu

Như vậy, nhìn chung vị trí của thông tin nền là khá linh hoạt: cả 3 loại thông tin nền sẽ có thể đứng ở sau vị ngữ hoặc trước chủ ngữ. Từ đó, chúng ta rút ra được vị trí của thông tin nền trong câu cũng như công thức cấu trúc câu như sau:

(nhấn vào từng câu để xem đáp án)

Ở trên chúng ta đã hiểu được các hình thành nên 1 câu hoàn chỉnh rồi. Vậy bây giờ nếu chúng ta muốn ghép 2 câu lại thì phải làm sao? Ghép 2 câu lại với nhau chính là nhiệm vụ của liên từ.

💡 Liên từ là những từ có chức năng liên kết 2 câu lại với nhau thành 1 câu.

Ví dụ 1:

Câu 1: My beautiful friend likes fruit very much.

Câu 2: Her younger brother, who is studying in Japan, hates fruit.

Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: My beautiful friend likes fruit very much, but her younger brother, who is studying in Japan, hates fruit.

Ví dụ 2:

Câu 1: Her mother had to stay up late to finish her work.

Câu 2: She was really sleepy.

Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: Her mother had to stay up late to finish her work although she was really sleepy.

Học chi tiết hơn: Liên từ kết hợp + Liên từ tương quan + Liên từ phụ thuộc

Như vậy chúng ta có công thức tổng quát để ghép 2 câu lại như sau:

Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiết:

📌 Lưu ý lại lần nữa:

Công thức được viết ra để giúp bạn tổng hợp được toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh ở mức cơ bản, hiểu rõ các các thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu, và đồng thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần thiết.

Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ bạn không cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ tự động nhớ thôi!

Khái niệm các từ loại:

Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó.

Đại từ là từ đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.

Động từ là những từ chỉ hành động.

Từ hạn định là những từ để giới hạn và xác định danh từ.

Tính từ là những từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của tính từ và động từ.

Giới từ là những từ chỉ ra mối quan hệ về không gian, thời gian,… của các thành phần trong câu với một cụm danh từ, đại từ, V-ing

Liên từ là những từ liên kết 2 câu lại với nhau.

Học về từng thành phần trong câu

Tổng Hợp Kiến Thức Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản

Có 8 từ loại trong Tiếng Anh:

1. Danh từ (Nouns): Là từ gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.

Ex: teacher, desk, sweetness, city

2. Đại từ (Pronouns): Là từ dùng thay thế cho danh từ để không phải dùng lại danh từ ấy nhiều lần.

Ex: I, you, them, who, that, himself, someone.

3. Tính từ (adjectives): Là từ cung cấp tính chất cho danh từ, làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn.

Ex: a dirty hand, a new dress, the car is new.

4. Động từ (Verbs): Là từ diễn tả một hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì.

Ex: The boy played football. he is hungry. The cake was cut.

5. Trạng từ (Adverbs): Là từ bổ sung ý nghĩa cho mọt động từ, một tính từ hay một trạng từ khác. Tương tự như tính từ, nó làm cho các từ mà nó bổ nghĩa rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.

Ex: He ran quickly. I saw him yesterday. It is very large.

6. Giới từ (Prepositions): Là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với từ khác, thường là nhằm để diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí.

Ex: It went by air mail. The desk was near the window.

7. Liên từ (Conjunctions): Là từ nối các từ (words), ngữ (phrases) hay câu (sentences) lại với nhau.

Ex: Peter and Bill are students. He work hard because he wanted to succeeds.

8. Thán từ (Interjections): Là từ diễn tả tình cảm hay cảm xúc đột ngột, không ngờ. Các từ loại này không can thiệp vào cú pháp của câu.

Ex: Hello! Oh! Ah!

Unit 02. Nouns and Ariticles (Danh từ và mạo từ)

Danh từ (Nouns)

Bất kỳ ngôn ngữ nào khi phân tích văn phạm của nó đều phải nắm được các từ loại của nó và các biến thể của từ loại này. Trước hết chúng ta tìm hiểu về danh từ là từ loại quen thuộc nhất và đơn giản nhất trong tất cả các ngôn ngữ.

I. Định nghĩa và phân loại

Trong tiếng Anh danh từ gọi là Noun.

Danh từ là từ để gọi tên một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.

Danh từ có thể được chia thành hai loại chính:

Danh từ cụ thể (concrete nouns): chia làm hai loại chính:

Danh từ chung (common nouns): là danh từ dùng làm tên chung cho một loại như:

table (cái bàn), man (người đàn ông), wall (bức tường)…

Danh từ riêng (proper nouns): là tên riêng như:

Peter, Jack, England…

Danh từ trừu tượng (abstract nouns):

happiness (sự hạnh phúc), beauty (vẻ đẹp), health (sức khỏe)…

II. Danh từ đếm được và không đếm được (countable and uncountable nouns)

Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Phần lớn danh từ cụ thể đều thuộc vào loại đếm được.

Ví dụ: boy (cậu bé), apple (quả táo), book (quyển sách), tree (cây)…

Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Phần lớn danh từ trừu tượng đều thuộc vào loại không đếm được.

Ví dụ: meat (thịt), ink (mực), chalk (phấn), water (nước)…

Số nhiều của danh từ

Một được xem là số ít (singular). Từ hai trở lên được xem là số nhiều (plural). Danh từ thay đổi theo số ít và số nhiều

I. Nguyên tắc đổi sang số nhiều

1. Thông thường danh từ lấy thêm S ở số nhiều.

Ví dụ: chair – chairs ; girl – girls ; dog – dogs

2. Những danh từ tận cùng bằng O, X, S, Z, CH, SH lấy thêm ES ở số nhiều.

Ví dụ: potato – potatoes ; box – boxes ; bus – buses ; buzz – buzzes ; watch – watches ; dish – dishes

Ngoại lệ:

a) Những danh từ tận cùng bằng nguyên âm + O chỉ lấy thêm S ở số nhiều.

Ví dụ: cuckoos, cameos, bamboos, curios, studios, radios

b) Những danh từ tận cùng bằng O nhưng có nguồn gốc không phải là tiếng Anh chỉ lấy thêm S ở số nhiều.

Ví dụ: pianos, photos, dynamo, magnetos, kilos, mementos, solos

3. Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + Y thì chuyển Y thành I trước khi lấy thêm ES.

Ví dụ: lady – ladies ; story – stories

4. Những danh từ tận cùng bằng F hay FE thì chuyển thành VES ở số nhiều.

Ví dụ: leaf – leaves, knife – knives

Ngoại lệ:

a) Những danh từ sau chỉ thêm S ở số nhiều:

roofs: mái nhà gulfs: vịnh

cliffs: bờ đá dốc reefs: đá ngầm

proofs: bằng chứng chiefs: thủ lãnh

turfs: lớp đất mặt safes: tủ sắt

dwarfs: người lùn griefs: nỗi đau khổ

beliefs: niềm tin

b) Những danh từ sau đây có hai hình thức số nhiều:

scarfs, scarves: khăn quàng

wharfs, wharves: cầu tàu gỗ

staffs, staves: cán bộ

hoofs, hooves: móng guốc

II. Cách phát âm S tận cùng

S tận cùng (ending S) được phát âm như sau:

1. Được phát âm là /z/: khi đi sau các nguyên âm và các phụ âm tỏ (voiced consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /b/, /d/, /g/, /v/, /T/, /m/, /n/, /N/, /l/, /r/.

Ví dụ: boys, lies, ways, pubs, words, pigs, loves, bathes, rooms, turns, things, walls, cars.

2. Được phát âm là /s/: khi đi sau các phụ âm điếc (voiceless consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /f/, /k/, /p/, /t/ và /H/.

Ví dụ: laughs, walks, cups, cats, tenths.

3. Được phát âm là /iz/: khi đi sau một phụ âm rít (hissing consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /z/, /s/, /dZ/, /tS/, /S/, /Z/.

Ví dụ: refuses, passes, judges, churches, garages, wishes.

III. Các trường hợp đặc biệt

1. Những danh từ sau đây có số nhiều đặc biệt:

man – men: đàn ông

woman – women: phụ nữ

child – children: trẻ con

tooth – teeth: cái răng

foot – feet: bàn chân

mouse – mice: chuột nhắt

goose – geese: con ngỗng

louse – lice: con rận

2. Những danh từ sau đây có hình thức số ít và số nhiều giống nhau:

deer: con nai

sheep: con cừu

swine: con heo

Mạo từ (Article)

Trong tiếng Việt ta vẫn thường nói như: cái nón, chiếc nón, trong tiếng Anh những từ có ý nghĩa tương tự như cái và chiếc đó gọi là mạo từ (Article).

Tiếng Anh có các mạo từ: the /Tə/, a /ən/, an /ân/

Các danh từ thường có các mạo từ đi trước.

Ví dụ: the hat (cái nón), the house (cái nhà), a boy (một cậu bé)…

The gọi là mạo từ xác định (Definite Article), the đọc thành /Ti/ khi đứng trước một danh từ bắt đầu bằng một nguyên âm hay phụ âm điếc (phụ âm h thường là một phụ âm câm như hour (giờ) không đọc là /hau/ mà là /auə/).

Ví dụ: the hat /hæt/ nhưng the end /Ti end/

the house /Tə haus/ the hour /Ti auə/

A gọi là mạo từ không xác định hay bất định (Indefinite Article). A được đổi thành an khi đi trước một danh từ bắt đầu bằng một nguyên âm hay phụ âm điếc. Ví dụ:

a hat (một cái nón) nhưng an event (một sự kiện)

a boy (một cậu bé) nhưng an hour (một giờ đồng hồ)

a unit không phải an unit vì âm u được phát âm là /ju/ (đọc giống như /zu/).

Mạo từ bất định a được đọc là [ə] ở các âm yếu; đọc là [ei] trong các âm mạnh.

A/an đặt trước một danh từ số ít đếm được và được dùng trong những trường hợp sau đây:

1. Với ý nghĩa một người, một vật. một cái bất kỳ.

I have a sister and two brothers.

(Tôi có một người chị và hai người anh)

2. Trong các thành ngữ chỉ một sự đo lường.

He works forty-four hours a week.

(Anh ấy làm việc 44 giờ một tuần)

3. Trước các chữ dozen (chục), hundred (trăm), thousand (ngàn), million (triệu).

There are a dozen eggs in the fridge.

(Có một chục trứng trong tủ lạnh)

4. Trước các bổ ngữ từ (complement) số ít đếm được chỉ nghề nghiệp, thương mại, tôn giáo, giai cấp v…v..

George is an engineer.

(George là một kỹ sư)

The King made him a Lord.

(Nhà Vua phong cho ông ta làm Huân tước)

5. Trước một danh từ riêng khi đề cập đến nhân vật ấy như một cái tên bình thường.

A Mr. Johnson called to see you when you were out.

(Một Ô. Johnson nào đó đã gọi để gặp bạn khi bạn ra ngoài)

6. Với ý nghĩa cùng, giống (same) trong các câu tục ngữ, thành ngữ.

They were much of a size.

(Chúng cùng cở)

Birds of a feather flock together.

(Chim cùng loại lông hợp đàn với nhau – Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã)

7. Trước một ngữ đồng vị (appositive) khi từ này diễn tả một ý nghĩa không quen thuộc lắm.

He was born in Lowton, a small town in Lancashire.

(Ông ấy sinh tại Lowton, một thành phố nhỏ ở Lancashire)

8. Trong các câu cảm thán (exclamatory sentences) bắt đầu bằng ‘What’ và theo sau là một danh từ số ít đếm được.

What a boy!

(Một chàng trai tuyệt làm sao!)

9. Trong các thành ngữ sau (và các cấu trúc tương tự):

It’s a pity that…: Thật tiếc rằng…

to keep it a secret: giữ bí mật

as a rule: như một nguyên tắc

to be in a hurry: vội vã

to be in a good/ bad temper: bình tĩnh/ cáu kỉnh

all of a sudden: bất thình lình

to take an interest in: lấy làm hứng thú trong

to make a fool of oneself: xử sự một cách ngốc nghếch

to have a headache: nhức đầu

to have an opportunity to: có cơ hội

at a discount: giảm giá

on an average: tính trung bình

a short time ago: cách đây ít lâu

10. Trong các cấu trúc such a; quite a; many a; rather a.

I have had such a busy day.

II. Không sử dụng Mạo từ bất định

Mạo từ bất định không được sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Trước một danh từ chỉ một tước hiệu, cấp bậc hay một chức danh chỉ có thể giữ bởi một người trong một thời điểm nào đó.

They made him King.

(Họ lập ông ta làm vua)

As Chairman of the Society, I call on Mr. Brown to speak.

(Trong tư cách là Chủ tịch Hiệp hội, tôi mời Ô.Brown đến nói chuyện)

2. Trước những danh từ không đếm được (uncountable nouns) nói chung.

He has bread and butter for breakfast.

(Anh ấy ăn sáng với bánh mì và bơ)

She bought beef and ham.

(Cô ấy mua thit bò và thịt heo)

3. Trước các danh từ chỉ các bữa ăn nói chung.

They often have lunch at 1 o’clock.

(Họ thường ăn trưa lúc một giờ)

Dinner will be served at 5 o’clock.

(Bữa ăn tối sẽ được dọn lúc 5 giờ)

4. Trước các danh từ chỉ một nơi công cộng để diễn tả những hành động thường được thực hiện tại nơi ấy.

He does to school in the morning.

(Anh ta đi học vào buổi sáng)

They go to market every day.

(Họ đi chợ mỗi ngày)

5. Trước các danh từ chỉ ngày, tháng, mùa.

Sunday is a holiday.

(Chủ nhật là một ngày lễ)

They often go there in summer.

(Họ thường đến đó vào mùa hè)

6. Sau động từ turn với nghĩa trở nên, trở thành.

He used to be a teacher till he turned writer.

(Ông ấy là một giáo viên trước khi trở thành nhà văn)

The được phát âm là [T] khi đi trước các nguyên âm, là [Ti] trước các nguyên âm, là [Ti:] khi được nhấn mạnh.

Mạo từ xác định the được dùng trước danh từ số ít lẫn số nhiều, cả đếm được cũng như không đếm được.

The thường được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Khi đi trước một danh từ chỉ người hay vật độc nhất.

The sun rises in the east.

2. Với ý nghĩa “người hay vật mà chúng ta vừa đề cập đến”

Once upon a time there was a little boy who lived in a cottage. The cottage was in the country and the boy had lived there all his life.

3. Trước tên các quốc gia ở dạng số nhiều hoặc các quốc gia là sự liên kết các đơn vị nhỏ.

The United States; The Netherlands

4. Trước các địa danh mà danh từ chung đã được hiểu ngầm.

The Sahara (desert); The Crimea (peninsula)

5. Trước danh từ riêng chỉ quần đảo, sông, rặng núi, đại dương.

The Thames; The Atlantic; The Bahamas

6. Trước một danh từ số ít đếm được dùng với ý nghĩa tổng quát để chỉ cả một chủng loại.

The horse is being replaced by the tractor.

7. Trước một danh từ chung có danh từ riêng theo sau xác định.

the planet Mars

8. Trước một tước hiệu gọi theo số thứ tự.

Queen Elizabeth II (Queen Elizabeth the Second)

9. Trong dạng so sánh nhất (superlatives) và trong dạng so sánh kép (double comparative)

This is the youngest student in my class.

The harder you work, the more you will be paid.

10. Trước một danh từ được một ngữ giới từ (prepositional phrase) bổ nghĩa.

the road to London; the battle of Trafalgar

11. Trước một danh từ được bổ nghĩa bằng một một mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause).

The man who helped you yesterday is not here.

12. Trước một tính từ để tạo thành một danh từ tập hợp (collective noun).

The rich should help the poor.

II. Không dùng mạo từ xác định “The”

The không được dùng trong các trường hợp sau đây:

1. Trước những danh từ trừu tượng dùng theo nghĩa tổng quát.

Life is very hard for some people (not: The life)

2. Trước các danh từ chỉ chất liệu dùng theo nghĩa tổng quát.

Butter is made from cream (not: The butter)

3. Trước tên các bữa ăn dùng theo nghĩa tổng quát.

Dinner is served at 6:00 (not: The dinner)

4. Trước các danh từ số nhiều dùng theo nghĩa tổng quát.

Books are my best friends. (not: The books)

5. Trước hầu hết các danh từ riêng.

He lived in London (not: The London)

6. Trước các từ Lake, Cape, Mount.

Lake Superior, Cape Cod, Mount Everest

7. Trước các tước hiệu có danh từ riêng theo sau.

King George, Professor Russell

8. Trước các danh từ chỉ ngôn ngữ.

Russian is more difficult than English. (not: The Russian)

9. Trước tên các mùa và các ngày lễ.

Winter came late that year (not: The winter)

10. Trước các danh từ chung chỉ một nơi công cộng nhằm diễn đạt ý nghĩa làm hành động thường xảy ra ở nơi ấy.

He goes to school in the morning (not: the school)

Như vậy, chỉ cần bạn xác định được mục tiêu thì các bước đều trở nên vô cùng dễ dàng và gọn nhẹ, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng kế hoạch để gặt hái được thành công mà thôi.

Thời gian làm việc 24/7

Address: 128 Phan Đăng Lưu, P.3, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM

Tel: (08) 38455957 -Hotline: 0987746045 – 0909746045

Email: idplanguage@gmail.com

Website: www.idplanguage.com

Nghiên Cứu Phương Pháp Học 2 Ngoại Ngữ Cùng Một Lúc

Hành trình đạt IELTS 8.0 và JLPT N1 trong vòng 1 năm của mình

Update 2: Mình đã viết một bài chia sẻ về phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ, dựa trên kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được trong vòng 1 năm nay:

Phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ của mình

Đặt cái tiêu đề nghe nó “chuyên môn” thế, chứ thực ra cốt lõi vấn đề là “làm sao để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc”. Như mình đã kể với các bạn về chuyện học ngoại ngữ của mình ở bài viết trước, mình có học tiếng Anh và tiếng Nhật. 4 năm sinh sống ở bên Nhật đã giúp mình cải thiện 2 ngoại ngữ rất nhiều. Tuy nhiên, duy trì nó thực sự là một điều khó khăn, nhất là khi mình đã về Việt Nam.

Mình muốn chia sẻ với mọi người một số phương pháp của mình để duy trì 2 thứ tiếng. Ngoài ra, viết blog cũng là cách để mình tự tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp học 2 ngoại ngữ, để chính mình học tập và áp dụng.

Một số phương pháp mình đang áp dụng để duy trì cả 2 thứ tiếng

Mình nghĩ cách để duy trì ngoại ngữ hiểu quả nhất là đem nó vào đời sống hàng ngày của chúng ta, thay vì chỉ có ngồi học từ sách vở.

1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Hồi mới bắt đầu viết nhật ký, mình cũng có băn khoăn nên viết bằng tiếng gì. Mình cảm thấy viết tiếng Việt nó cứ “sến sến”, còn viết tiếng Nhật mà không viết được chữ Hán thì hơi “nhục”, nên đã chọn tiếng Anh. Hàng ngày sau khi dậy và tập yoga, mình sẽ ngồi vào bàn và viết khoảng 1 trang nhật ký (khoảng 100 từ). Mình nghĩ đây đơn thuần chỉ là cách mình kích thích não bộ khởi động một ngày mới bằng ngoại ngữ, thay vì tiếng Việt.

3. Nghe Podcast tiếng Anh

Google Podcast là một phương tiện cực kì hữu ích khi nó chứa hàng trăm kênh podcast nổi tiếng, từ CNN đến BBC, hay là Ellen Podcast. Bất kể là khi đạp xe, đi bộ hay đi tập thể dục thì mình sẽ bật podcast lên nghe thay vì nghe nhạc. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng tập trung nghe podcast được. Nhưng mà cứ bật thôi, gọi là để tạo một môi trường “ngoại ngữ” ngay cả khi đi ra ngoài đường phố Hà Nội.

4. Viết blog bằng tiếng Nhật

Nãy giờ toàn thấy nói về tiếng Anh. Thế còn tiếng Nhật thì sao? Well, mình đang duy trì tiếng Nhật bằng cách viết blog. Thường thì mình sẽ viết blog tiếng Việt trước, sau đó ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Nhật ở trang khác. Tuy nhiên có một số bài mình viết thẳng luôn bằng tiếng Nhật vì có lúc dễ nghĩ bằng tiếng Nhật hơn thay vì dịch từ tiếng Việt sang. Tuy không phải là ngày nào mình cũng viết, nhưng cũng cố gắng viết ít nhất 1 tuần 1 lần, gọi là để không quên.https://kiranomainichi.home.blog/

5. Đọc sách tiếng Nhật

Mình chọn đọc các cuốn self-help vì nó dễ đọc hơn thay vì các cuốn tiểu thuyết. Hơn nữa, mình không đọc theo kiểu từng chữ một, mà mình sẽ skim-reading để đọc lấy ý. Cách đọc này chủ yếu giúp mình nắm bắt nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng cũng như duy trì được phần nào ngôn ngữ Nhật trong đầu. Mỗi tội tháng này toàn đọc sách tiếng Việt nên không đụng đến sách Nhật mấy.

Đây là những cách mình áp dụng vào đời sống hàng ngày để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc, nhưng mà nó vẫn chỉ đang ở mức DUY TRÌ. Giai đoạn vừa rồi thì mình cũng có ôn thi IELTS nên cũng có học một tí.

Mục tiêu học ngoại ngữ năm 2019

Một trong những mục tiêu của mình trong năm 2019 chính là việc HỌC 2 ngoại ngữ, thay vì chỉ DUY TRÌ nó. Nói theo một cách khác thì mình muốn trở thành một trilingual thực sự. Và tất nhiên điều này sẽ yêu cầu mình phải áp dụng các phương pháp học trên sách vở. Nhưng có một điều làm mình tò mò hơn, là liệu mình có thể kết hợp học 2 thứ tiếng cùng một lúc trong một thời gian nhất định hay không. Trước đó, có ba thứ mình cần phải làm rõ, đó là lí do tại sao muốn học hai thứ tiếng, năng lực hiện tại, và thứ tự ưu tiên.

Lí do vì sao muốn trở thành trilingual?

Thực ra thì mình cũng có một background “ngon nghẻ” khi biết được cả tiếng Anh và tiếng Nhật, và mình cũng muốn duy trì cả 2 ngôn ngữ đó. Nhưng kể cả đối với người đang biết 1 ngoại ngữ, biết thêm một thứ tiếng sẽ rất có ích ở nhiều mặt, ví dụ như là du học, du lịch hay là công việc. Đối với mình, nếu trong tương lai mình muốn làm việc ở Nhật trong một môi trường global, năng động thì tiếng Anh đôi khi lại quan trọng hơn. Mình cũng có thể đi làm việc phiên dịch Nhật – Anh – Việt như là một việc làm chuyên môn.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện tại

Mình nghĩ bước đầu tiên để xác định được phương pháp học chính là việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình hiện tại, gồm cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Lấy bản thân mình làm ví dụ:

Điểm mạnh:

Nói: đây có lẽ là cái mà mình tự tin nhất khi nói chuyện bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. Vốn sống ở Nhật từ bé, rồi trong quá trình học tập, mình có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là trong 4 năm du học ở Nhật.

Nghe: Giao tiếp thì phải có nói và nghe. Và mình cũng khá tự tin với năng lực nghe của mình. Xem anime hay phim thì không cần phụ đề mình vẫn có thể hiểu được địa khái nội dung, tất nhiên có những lúc mình không hiểu, vì đơn giản là không biết nghĩa của một số từ

Điểm yếu:

Ngữ pháp: Cả tiếng Nhật và tiếng Anh ngữ pháp của mình đều thuộc loại “tàng tàng”. Tiếng Nhật thì vì sống ở Nhật từ bé nên ngữ pháp nó tự ngấm vào đầu, nên đôi khi làm bài ngữ pháp đúng hết nhưng lại không biết giải thích thế nào. Tiếng Anh cũng không hiểu vì sao mà lại ghét ngữ pháp đến thế. Cho đến tận bây giờ đôi lúc mình vẫn chia sai thể, dùng sai thì, rồi sai linh tinh.

Vốn từ vựng kém: mình tự thấy cả 2 ngoại ngữ của mình đều có vốn từ không được phong phú cho lắm. Thực ra thì nếu đọc các cuốn sách tiếng Nhật hay tiếng Anh bây giờ thì nó cũng không có quá nhiều từ khó, nhưng mà nếu mà lên các trang báo, đặc biệt là tiếng Nhật thì thú thật là mình cũng chẳng đọc được hết.

Tiếp theo là lựa chọn xem cần ưu tiên học ngoại ngữ nào nhiều hơn ở thời điểm hiện tại. Lấy ví dụ: Mình muốn ôn thi N1 để thi vào hè năm sau, rồi sau đó thi IELTS lại vào khoảng cuối năm sau. Như vậy, mình sẽ ưu tiên cho việc học tiếng Nhật nhiều hơn.

Phương pháp học tham khảo

Như mình đã nói thì đưa việc học ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và biến nó thành thói quen cũng là một cách tốt để ta có thể tiếp nhận và duy trì thứ tiếng đó trong đầu mà không tốn nhiều sức lực. Ví dụ như viết nhật ký bằng tiếng Anh, nghe podcast thay vì nghe nhạc, viết blog bằng tiếng Nhật.

Mình cũng đã tìm hiểu qua một số trang web chia sẻ, và mình thấy có một số chia sẻ khá là hay mà mình cũng muốn áp dụng thử.

Trang web này chia sẻ cách học theo kiểu MIX-UP, tức là kết hợp 2 ngoại ngữ cùng lúchttps://www.fluentu.com/blog/learning-two-languages-at-once/

Luyện 2 thứ tiếng cùng 1 lúc bằng cách dịch Nhật – Anh. Bằng cách này mình sẽ tránh được việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vốn đã thành thạo làm “điểm tựa”, qua đó giúp mình có thể “suy nghĩ” được bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật thay vì phải nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang.

Trộn lẫn flashcards (thẻ học từ vựng) của 2 thứ tiếng với nhau. Điều này giúp mình có thể học được các từ mới của 2 thứ tiếng cùng một lúc, đồng thời cải thiện tốc độ của não phản ứng với việc phải đổi ngoại ngữ liên tục. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng cách này lại phản tác dụng vì có thể gây nên confusion (rối loạn). Nhưng mà phải thử thì mới biết.

Cách học theo kiểu riêng biệthttps://www.rocketlanguages.com/blog/is-it-possible-to-learn-two-languages-at-the-same-time/

Học mỗi thứ tiếng ở địa điểm khác nhau. Ví dụ: học tiếng Anh ở phòng riêng, còn tiếng Nhật thì học ở phòng sinh hoạt chung.

Sử dụng các dụng cụ và phương pháp học tập khác nhau. Ví dụ: Tiếng Anh học bằng điện thoại và flashcard, còn tiếng Nhật học bằng sổ và máy tính.

Đây là một số cách học được chia sẻ trên mạng. Sau khi đã tham khảo kĩ lưỡng, cùng với việc kết hợp với phương pháp học hiện tại của mình, đây sẽ là 10 chiến lược mình muốn áp dụng cho việc học ngoại ngữ năm 2019:

MY STUDY PLAN 2019

Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Đọc 1 trang sách tiếng Anh mỗi buổi sáng

Sử dụng app điện thoại để học IELTS. Mình đang sử dụng app IELTS Ngoc Bach và cảm thấy rất có ích. Đôi khi mình có thể mở app và check qua một số bài writing hay speaking.

Nghe podcast tiếng Anh mỗi khi ra ngoài đường, hay kể cả khi là đi tập thể dục.

Nghe thời sự, tin tức tiếng Nhật bằng máy tính ở nhà. Mình đã tìm được cách để đổi đường truyền từ Việt Nam sang Nhật Bản, nhờ đó mình có thể xem các trang TV của Nhật, ví dụ như https://abema.tv/

Sử dụng note để học tiếng Nhật ôn thi N1. Học N1 thì ngữ pháp, chữ Hán rất quan trọng. Nên vở ghi chép là cần thiết.

Học ngoại ngữ theo topic và sử dụng flashcards nếu cần thiết.

Đọc sách ngoại ngữ trước khi đi ngủ.

Viết blog bằng tiếng Nhật ít nhất một lần mỗi tuần

Nói chuyện tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Từ hồi về Việt Nam thi thoảng mình có nhắn tin, gọi điện nói chuyện với mấy đứa ở bên Nhật. Thôi thì “mặt dày” tí đôi lúc nhắn tin gọi điện hỏi thăm, vừa gọi là quan tâm bạn bè mà vừa được giao tiếp tiếng Anh tiếng Nhật.

Tất nhiên để master được 2 ngoại ngữ trong cùng 1 thời gian thì phải rất kiên trì và chăm chỉ. Với một năm nghỉ ngơi quý báu thì mình càng không được lãng phí thời gian này và sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2019.