Ý Nghĩa Ngữ Pháp La Gì Cho Ví Dụ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Nghĩa Của Từ Là Gì, Cho Ví Dụ Lớp 6

Lời Giải Hay sẽ giải thích khái niệm nghĩa của từ là gì? trong tiếng Việt “từ” là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo thành câu vì vậy hiểu nghĩa của từ và nêu được các ví dụ minh họa rất quan trọng. Hãy xem các kiến thức bên dưới để hiểu bài học ngày hôm nay.

Từ được giải thích bên trên là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu. Từ sử dụng để gọi sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất…

Từ có nhiều công dụng như gọi tên sự vật/hiện tượng đó là danh từ, hoạt động là động từ, tính chất là tính từ.

Dựa vào Sách giáo khoa lớp 6 đã định nghĩa: nghĩa của từ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ…mà từ biểu thị.

Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

Từ sẽ có hai mặt: hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau tác động qua lại lẫn nhau.

Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức,bộ óc con người. Trong nhận thức của con người có sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.

Cách giải thích nghĩa của từ

Nghĩa của từ rất đa dạng:

– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn.

Đưa ra vài ví dụ và giải thích nghĩa của từ trong câu.

Chiến tranh

Cách làm 1: Đưa ra khái niệm, định nghĩa.

– Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội bằng bạo lực giữa một nước hoặc giữa các nước với nhau.

Cách làm 2: Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ “chiến tranh”.

– Đồng nghĩa: xung đột, đấu tranh.

– Trái nghĩa: hòa bình, độc lập.

Cách làm 1: Đưa ra khái niệm, định nghĩa.

– Chăm chỉ là cố gắng thực hiện việc nào đó đều đặn nhằm có kết quả tốt đẹp.

Cách làm 2: Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ “chăm chỉ”.

– Đồng nghĩa: siêng năng, cần cù.

– Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác.

Luyện tập SGK

Bài 1:

– Chú thích “hoảng hốt” mô tả sự sợ hãi, vội vàng. Giải nghĩa từ bằng cách dùng từ đồng nghĩa.

– Chú thích “trượng”: đây là đơn vị đo bằng thước Trung Quố. Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm của từ.

– Chú thích “tre đằng ngà”: tre có lớp cật ngoài trơn,bên ngoài bóng, màu vàng. Giải nghĩa từ bằng cách nêu lên khái niệm từ.

Bài 2:

– Dòng đầu tiên điền vào từ “học tập”.

– Dòng thứ 2 điền vào từ “học lỏm”

– Dòng thứ 3 điền vào từ “học hỏi”.

– Dòng cuối điền vào từ “học hành”

Bài 3:

Điền vào ô trống các từ:

– Dòng 1 điền vào: “Trung bình”.

– Dòng 2 điền vào: “Trung gian”.

– Dòng 3 điền vào:”Trung niên”.

Bài 4:

Giải thích nghĩa của từ:

Giếng: hố sâu xuống lòng đất được con người đào. Dùng làm chỗ lấy nước uống và sinh hoạt.

Rung ring: chuyển động đều, lặp lại và nhẹ nhàng.

Hèn nhát: thiếu sự dũng cảm (nghĩa tiêu cực).

Bài 5:

Bài số 5 là bài cuối của phần luyện tập.

Từ mất trong đoạn văn có nhiều nghĩa khác nhau mà học sinh nên nắm rõ.

– Nghĩa số 1: mất đi không còn giữ làm của riêng.

– Nghĩa số 2: không còn nhìn thấy.

– Nghĩa số 3: mang nghĩa chết.

Cách giải thích nhân vật Nụ theo nghĩa thông thường thì là sai nhưng trong hoàn cảnh này thì cách giải thích chứng tỏ Nụ thông minh và đây là cách giải thích đúng.

Một từ thường có nhiều nghĩa và cách giải thích nghĩa của từ cũng khác nhau. Học sinh khi làm bài tập thực hiện cách 1 hoặc 2 đều được miễn sao giúp người đọc hiểu rõ bản chất về nghĩa của từ.

Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn 6.

Ý Nghĩa Ngữ Pháp Của Từ

LÊ Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009)

Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau. Trong các thứ tiếng không biến hình, như tiếng Việt chẳng hạn, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp thường phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. Ví dụ, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt có thể là danh từ nếu nó nằm trong kết cấu ‘cái bàn’, song cũng có thể là động từ, nếu nó nằm trong ‘sẽ bàn’. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ biến hình, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ có vẻ dễ dàng hơn nhiều, vì người ta chỉ cần căn cứ vào cấu tạo của bản thân một từ nào đó mà thôi. Ví dụ: Trong tiếng Nga, xét một từ như ‘kraxivưi’ (đẹp) chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và là tính từ ở số ít… Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp của từ: đó chính là biến tố [-ưi].

Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Đương nhiên, không phải tất cả các từ trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo hình thái. Chẳng hạn, các từ trong tiếng Việt không có cấu tạo hình thái, nhưng phần lớn các từ của các thứ tiếng biến hình, như Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, đều có cấu tạo hình thái. Tuy nhiên, hệ thống cấu tạo hình thái của các từ trong các ngôn ngữ biến hình cũng không giống nhau. Có những ngôn ngữ hệ thống cấu tạo hình thái của từ rất phong phú (ví dụ như các ngôn ngữ Xlavơ), nhưng cũng có những ngôn ngữ, trong đó hệ thống cấu tạo hình thái lại khá nghèo nàn. Ví dụ như trong tiếng Anh, với một dạng thức từ như ‘love’, chúng ta khó có thể nói ngay là nó có ý nghĩa ngữ pháp gì, vì dạng thức này có thể là động từ, danh từ, hoặc tính từ, tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với các từ khác. Tuy nhiên, dạng thức ‘loved’ của nó lại có thể cho ta biết ngay đây là thời quá khứ của động từ, hoặc đây là một tính động từ.

Như vậy, ngoài việc phân tích cấu tạo của từ để tìm hiểu các phương thức tạo từ mới trong các ngôn ngữ, ta còn có thể phân tích cấu tạo từ để tìm ra các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. Việc phân tích từ như vậy gọi là phân tích cấu tạo hình thái của từ. Nhờ kết quả phân tích cấu tạo hình thái của từ, ta có thể biết được trong một ngôn ngữ cụ thể, các loại ý nghĩa ngữ pháp được thể hịên như thế nào. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta có thể đối lập các từ với nhau hoặc đối lập các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ‘ozero’ (cái hồ) với ‘reka’ (sông), ta nhận biết được [-o] là dấu hiệu hình thức biểu thị “giống trung” của từ ‘ozero’, còn [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ ‘reka’; song đối lập dạng thức ‘reka’ với dạng thức ‘reki’ (các dạng thức khác nhau của cùng một từ), ta nhận biết được [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn [-i] là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ ‘reka’. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp gọi là ‘hình vị ngữ pháp’.

2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Cũng giống như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp là một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên, khác với trường hợp ý nghĩa từ vựng, vốn là phạm trù ý nghĩa bao gồm các thành phần ý nghĩa bộ phận giống nhau trong các ngôn ngữ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng), trong phạm trù ý nghĩa ngữ pháp, số lượng các thành phần ý nghĩa bộ phận có thể rất khác nhau giữa các ngôn ngữ: có ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp của từ rất nghèo nàn, như tiếng Việt chẳng hạn, nhưng có những ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp lại rất phong phú, ví dụ như tiếng Nga. Số lượng ý nghĩa ngữ pháp nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngôn ngữ hoặc từng loại hình ngôn ngữ.

Kết quả phân tích cấu tạo hình thái của các từ và/hoặc khả năng kết hợp của các từ trong một ngôn ngữ sẽ cho ta biết tổng số ý nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Tổng hợp tất cả các loại ý nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ cho phép ta phân biệt những loại ý nghĩa ngữ pháp sau đây:

2.1 Ý nghĩa từ pháp hay ý nghĩa hình thái

Đó là ý nghĩa được phản ánh qua kiểu cấu tạo hình thái của từ và hệ biến đổi hình thái (gọi tắt là hệ biến thái) của nó, nếu có. Chẳng hạn, từ ‘reader’ (độc giả) trong tiếng Anh chỉ cho ta biết những thông tin ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ, – Nó là một danh từ số ít,

Song, một danh từ tiếng Nga còn có thể cho ta biết về hệ biến đổi hình thái của nó. Ví dụ: Từ ‘xtudentka’ (nữ sinh viên) với vĩ tố [-a] cho ta biết các ý nghĩa ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ giống cái, – Nó là một danh từ số ít, – Nó là một danh từ ở nguyên cách (chủ cách),

và danh từ này sẽ biến đổi theo hệ biến đổi hình thái đặc trưng cho những danh từ giống cái có vĩ tố [-a] (ví dụ, ở sở hữu cách số ít: [-i]; ở tặng cách số ít:[-e]; ở đối cách số ít: [-u], v.v…).

2.3 Ý nghĩa từ loại

Con công xòe rộng cái đuôi.Khúc sông chỗ này rất rộng.

Ý nghĩa từ loại của từ có thể được biểu thị bằng các hình vị ngữ pháp (ví dụ: [-er] trong tiếng Pháp hay [-at’] trong tiếng Nga biểu thị ý nghĩa ‘động từ’), nhưng cũng có thể không được thể hiện qua hình thức của từ, và do đó chỉ có thể nhận biết được ý nghĩa này của từ bằng cách phân tích những đơn vị lớn hơn từ, như trong tiếng Việt chẳng hạn.

(còn nữa)

Câu Phủ Định Là Gì? Các Ví Dụ Về Câu Phủ Định

Tìm hiểu nhanh kiến thức về câu phủ định là gì? Đặc điểm nhận dạng và chức năng của câu phủ định. Đồng thời nêu lên một vài ví dụ loại câu này giúp các em hiểu hơn bài học về loại câu này. Mời các em lớp 8 tìm hiểu khái niệm thuật ngữ này trong nội dung bên dưới.

Khái niệm câu phủ định ví dụ minh họa

Khái niệm

Định nghĩa Sách giáo khoa lớp 8 đã nêu rõ: câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy.

Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái,  tính chất đối tượng trong câu.

Ví dụ: “Thứ 7 này Hà không về quê” – từ phủ định “không”

“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. – Từ phủ định “không”

Chức năng của câu phủ định

– Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác (phủ định bác bỏ).

Ví dụ: ” À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết…Ông để cậu Vàng ông nuôi…”

– Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó (phủ định miêu tả).

Ví dụ:

“Hôm nay thời tiết thật đẹp và không có nắng to”

Phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả

– Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng đứng sau một ý kiến, một nhận định nào đó được đưa ra từ trước. Vì vậy câu phủ định bác bỏ thường không đứng ở đầu câu.

Ví dụ:

” Thầy sờ vòi bảo:

-Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa

Thầy sờ ngà bảo:

-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn

Thầy sờ tai bảo:

-Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”

(Trích “Thầy bói xem voi”)

– Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt. Nhiều khi không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì trong một số trường hợp cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đâu là phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia của khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”

– Phủ định của phủ định: trong câu xuất hiện hai từ phủ định thì câu đó lại là câu khẳng định

Ví dụ:

“Tôi không thể nào không nhớ được buổi đầu tiên đặt chân vào cánh cửa học đường”

– Lưu ý: Một số câu có hàm ý dùng để phủ định nhưng lại không phải là câu phủ định.

Ví dụ:

“Đẹp gì mà đẹp”

“Cuốn sách này có gì mà hay?”

“Làm gì có chuyện đó được”

Ví dụ về câu phủ định

Đây là loại câu rất dễ và sử dụng phổ biến hàng ngày vì vậy các em sẽ tìm thấy nhiều ví dụ minh họa. Một số ví dụ dễ hiểu như:

– Vân đi chơi (1)

– Vân chưa đi chơi (2)

Mục đích câu (1) khẳng định sự việc Vân đi chơi nhưng trong câu (2) phủ định sự việc Vân không đi chơi. Câu (2) mang ý nghĩa ngược với câu (1).

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc).

Câu phủ định bác bỏ được sử dụng trong câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”.

– Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.

“Không” từ ngữ phủ định, khẳng định cho việc chú chim bị thương nằm hoàn toàn dưới đất.

Thuật Ngữ –

Infographic Là Gì? Các Ví Dụ, Mẫu Và Mẹo Thiết Kế Infographic

Từ khi infographic bùng nổ trong thế giới thiết kế đồ họa khoảng mười năm trước, chúng đã trở thành một yếu tố chính để giao tiếp trong lớp học, tại nơi làm việc và trên website.

Nhưng nếu bạn chưa quen với thế giới thiết kế, thuật ngữ infographic có thể vẫn còn xa lạ với bạn.

Bạn có thể đang tự hỏi…

 

Hôm nay, tôi sẽ cung cấp cho bạn một khóa học cấp tốc về infographic và thiết kế infographic (cùng với các ví dụ về các mẫu infographic) để trả lời tất cả các câu hỏi này và hơn thế nữa!

Infographic là gì? Định nghĩa infographic:

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, một infographic (hoặc đồ họa thông tin) là “một sự đại diện một cách trực quan của thông tin hoặc dữ liệu”.

Nhưng ý nghĩa của một infographic là một cái gì đó cụ thể hơn nhiều.

 

Các infographic sáng tạo, với hình ảnh độc đáo nhất thường có hiệu quả nhất, bởi vì chúng thu hút sự chú ý của chúng ta và khó quên.

Sẵn sàng để bắt đầu ngay và tạo ra một infographic đầu tiên của bạn? Xem hướng dẫn thiết kế infographic tuyệt đẹp của chúng tôi về tất cả mọi thứ bạn cần để bắt đầu.

Tại sao sử dụng infographic?

Infographic là một cách tuyệt vời để làm cho thông tin phức tạp dễ tiếp thu. Chúng sẵn sàng giúp ích bất cứ lúc nào bạn cần:

Khi bạn cần truyền tải một thông tin khó có thể giải thích bằng lời đến ai đó một cách nhanh chóng, infographic sẽ giúp bạn làm điều đó.

Điều này có nghĩa là infographic có thể hữu ích trong hầu hết mọi ngành công nghiệp.

Các nhà tiếp thị sử dụng infographic để xây dựng nhận thức về thương hiệu và tăng cường sự hấp dẫn:

 

Chính phủ sử dụng infographic để chia sẻ các thống kê và dữ liệu điều tra dân số:

Nguồn

Các nhà giáo dục sử dụng infographic để làm cho nội dung đáng nhớ hơn cho học sinh của họ:

 

Và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng infographic để quảng bá các sự kiện và nâng cao nhận thức cho các mục đích của họ:

 

Infographic rất hữu ích bất cứ khi nào bạn cần truyền đạt thông tin nhanh chóng, hoặc bất cứ lúc nào bạn muốn gây sức ảnh hưởng với dữ liệu hoặc thông điệp của bạn.

Làm thế nào để tạo một infographic?

Nếu tôi đã thuyết phục bạn rằng infographic là một công cụ bạn nên sử dụng, có lẽ bạn đang tự hỏi làm thế nào bạn có thể tạo infographic của riêng mình.

Hướng dẫn chi tiết từng bước của chúng tôi về cách tạo một infographic là một nguồn tài nguyên tuyệt vời dành cho bạn.

Cho dù bạn có hào hứng đến mức nào khi bắt đầu thực hiện infographic đầu tiên của mình, bạn cũng không nên bắt đầu quá trình thiết kế mà không có kế hoạch.

Nguồn GIF

Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách tạo một phác thảo infographic của bạn.

Sắp xếp thông tin của bạn với một phác thảo infographic

Quá trình tạo một bản phác thảo sẽ giúp bạn sắp xếp những suy nghĩ của bạn và đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ thích hợp trong một infographic.

Tạo một phác thảo infographic từ nội dung hiện có bằng 4 bước sau:

Xác định các điểm chính của nội dung của bạn

Xác định tiêu đề, tiêu đề các mục chính, tiêu đề các mục phụ và các sự kiện

Xem xét độ dài của các đoạn văn và luận điểm

Bao gồm các ghi chú cho nhà thiết kế

 

Bắt đầu với một phác thảo trong khuôn mẫu này sẽ đảm bảo rằng phần còn lại của quá trình thiết kế diễn ra suôn sẻ.

Để biết chi tiết hơn về quy trình này, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tạo phác thảo infographic.

Chọn một mẫu infographic

Một khi bạn đã có một bản phác thảo, bạn đã sẵn sàng để chọn một mẫu infographic.

via GIPHY

 

Có rất nhiều điều cần xem xét khi chọn một mẫu infographic, bao gồm màu sắc, phông chữ, chiều dài, kích thước và kiểu dáng của từng mẫu, và mức độ phù hợp của từng yếu tố đó với nội dung của bạn.

Nhưng quan trọng nhất, bạn cần chọn đúng loại mẫu infographic cho nội dung của bạn.

Bạn thắc mắc rằng điểm khác nhau giữa các loại infographic là gì?

Những loại infographic khác nhau là gì?

Tại Venngage, thư viện mẫu infographic của chúng tôi được sắp xếp thành 9 loại khác nhau:

Mỗi loại infographic được thiết kế để trực quan hóa một loại nội dung khác nhau.

Mặt khác, Infographic thống kê, tập trung nhiều hơn vào các con số, biểu đồ và dữ liệu.

Chúng có xu hướng chứa ít văn bản hơn nhiều so với infographic thông tin và mang ít xu hướng trần thuật hơn. Thay vào đó, họ đưa ra tuyên bố với các con số lớn và các sự thật độc lập, như infographic này từ Mobile Future.

Chọn đúng loại mẫu cho nội dung của bạn là một trong những chìa khóa để có một infographic thành công.

Để biết các mô tả đầy đủ về từng loại infographic, và khi nào nên sử dụng chúng, hãy xem hướng dẫn này về 9 loại mẫu infographic.

Điều gì làm cho một thiết kế infographic hiệu quả?

Khi nói đến việc thiết kế một infographic hiệu quả, điều quan trọng là phải nhận ra rằng bộ não của chúng ta tìm kiếm các khuôn mẫu trong thông tin trực quan để giúp chúng ta hiểu về thế giới.

via GIPHY

Chúng ta có thể sử dụng ý tưởng này để cấu trúc thông tin của mình một cách trực quan và tạo ra các khuôn mẫu giúp tăng cường thông điệp mà chúng ta đang cố gắng truyền đạt.

Ngoài ra, hãy xem bài viết của chúng tôi về 7 cách để tùy chỉnh mẫu infographic để giúp bạn có thể dễ dàng làm cho thiết kế của mình thật nổi bật.

Ngay cả những thứ đơn giản như vị trí và nhóm các yếu tố trên một trang có thể ảnh hưởng đến cách người đọc hiểu đồ họa của chúng tôi.

Nếu chúng ta sử dụng các yếu tố thiết kế cơ bản như đường viền, đường thẳng, hình tròn và hình vuông để sắp xếp trực quan nội dung của chúng ta, độc giả sẽ thấy việc giải thích nội dung đó dễ hiểu hơn.

 

 

Muốn có thêm mẹo hay về việc tổ chức thông tin của bạn trong một infographic? Hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách tóm tắt thông tin và trình bày nó một cách trực quan.

Sử dụng một màu tương phản để định hướng sự chú ý của độc giả

Một yếu tố thiết kế chính khác cần suy nghĩ là màu sắc. Theo tự nhiên, chúng ta có xu hướng sử dụng màu sắc để làm cho infographic trông đẹp, nhưng màu sắc cũng có thể được sử dụng như một công cụ giao tiếp mạnh mẽ.

 

Nhưng quan trọng hơn, chúng ta có thể sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý đến những mẩu thông tin cụ thể và đẩy thông tin hỗ trợ về phía sau.

Chọn một màu tương phản với tất cả các màu còn lại trong đồ họa và sử dụng nó để làm nổi bật thông tin quan trọng nhất.

 

Cần một số cảm hứng để phối màu đồ họa? Hãy xem qua bài hướng dẫn của chúng tôi về cách chọn màu cho infographic.

Tạo một hệ thống phân cấp văn bản với ba kiểu phông chữ khác nhau

Phông chữ là một trong những điều đầu tiên làm mọi người chú ý khi lần đầu tiên nhìn vào một infographic. Nếu bạn có một sự lựa chọn kém, phông chữ có thể làm hỏng một infographic tuyệt vời. Các tập hợp của các loại phông chữ phổ biến của chúng tôi sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

Chìa khóa để có thể sử dụng phông chữ chính xác trong infographic là tạo một hệ thống phân cấp văn bản rõ ràng với ba kiểu phông chữ khác nhau, một kiểu cho tiêu đề chính, một cho phần tiêu đề và một cho phần văn bản nội dung.

Phông chữ cho tiêu đề chính phải là to nhất và có thể được cách điệu nhất. Hãy nghĩ về nó như là cách để thiết lập tính cách cho infographic của bạn.

Phông chữ cho các tiêu đề phần nên nhỏ hơn một chút và ít cách điệu hơn, nhưng nó vẫn phải nổi bật trên một trang.

Cuối cùng, phông chữ cho văn bản nội dung nên là phông nhỏ nhất và không được cách điệu. Nó cần phải là phần dễ đọc nhất có thể.

 

Để biết thêm mẹo về phông chữ infographic và thực tiễn tốt nhất, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách chọn phông chữ cho infographic.

Hình ảnh là rất quan trọng để làm cho thông tin của bạn hấp dẫn và đáng nhớ. Các infographic tốt nhất là các infographic có sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh.

 

Hoặc thậm chí tốt hơn, bằng cách tạo các ví dụ trực quan về từng điểm chính trong infographic, như được thấy trong ví dụ này từ Elle & Company:

Nếu bạn cảm thấy thực sự tham vọng, bạn thậm chí có thể tạo một hình ảnh trực quan như bên dưới thể hiện tất cả thông tin của bạn một cách trực quan, loại bỏ sự cần thiết của hầu hết các từ ngữ.

Nguồn

Tạo một infographic nặng nề về dữ liệu và cần trợ giúp trực quan hóa dữ liệu của bạn? Xem hướng dẫn của chúng tôi về thiết kế các biểu đồ hiệu quả và chọn biểu đồ tốt nhất cho infographic của bạn.

Kết luận

Bản infographic tốt nhất sử dụng kết hợp văn bản, hình ảnh và dữ liệu để thông báo và thu hút.

Nếu bạn đã sẵn sàng tạo một infographic mà nó sẽ mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa vui vẻ và giáo dục, hãy đảm bảo bạn tuân theo các thực tiễn tốt nhất về thiết kế infographic sau:

Sử dụng một màu tương phản để thu hút sự chú ý đến thông tin chính.

Tạo một hệ thống phân cấp văn bản với ba kiểu phông chữ khác nhau.

Để được trợ giúp thêm khi bắt đầu thiết kế infographic đầu tiên của bạn, hãy xem hướng dẫn này: Cách tạo một infographic chỉ trong 5 bước.

Infographic là gì? Các ví dụ, mẫu và mẹo thiết kế infographic

5

(100%)

3

votes

(100%)votes