Ý Nghĩa Om / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Chữ “Om” Trong Yoga

Bước chân vào một lớp học Yoga, có một âm thanh kéo dài và liên tục ngân lên mỗi thời điểm bắt đầu và kết thúc của lớp học. Âm thanh văng vẳng, xa xăm ấy được gọi là Om, với cách phát âm “Aumm” kéo dài trong một hơi thở.

Âm thanh này có lẽ không còn xa lạ gì đối với những Yogi (người luyện tập Yoga). Thế nhưng ý nghĩa của biểu tượng này vẫn chưa có nhiều người thực sự biết đến.

Lời mời gọi vũ trụ

Trong tiếng Phạn, Om có nghĩa là vũ trụ, là năng lượng vô tận. Vì vậy những người luyện tập Yoga đọc niệm chú Om mỗi khi bắt đầu để tận dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên để luyện tập và mỗi khi kết thúc để những năng lượng ấy giúp cơ thể thư giãn.

Theo tiếng Phạn, Om có 5 thành phần chính, biểu trưng cho 5 trạng thái nguyên bản của con người, trạng thái vô thức, trạng thái nguyên bản, trạng thái tỉnh, trạng thái mơ mảng, và trạng thái ảo giác. Chính vì vậy mà người Ấn cho rằng tiếng Om là đại diện cho cả một vũ trụ vô cực, vũ trụ ấy không chỉ là vũ trụ bên ngoài mà còn là vũ trụ bên trong của mỗi con người.

Cải hóa con người

Cũng theo bản kinh Vệ Đà đầu tiên của người Ấn Độ, Om là hình thái đầu tiên của vị thần tối cao Brahman, vì vậy nó mang ý nghĩa của vị thần này. Trong khẩu hình AUM, A là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần Brahma, U đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần Vishnu, M là kết thúc, cái chết, và các tàu khu trục thần Shiva.

Theo một nhánh khác của đạo Hindu, OM có nghĩa là Quy mệnh, OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú, OM đóng cánh cửa luân hồi, OM thanh tịnh hóa bản thân, OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật, OM là Trí tuệ thanh thản, an bình, Om cũng là thân , khẩu , ý.

Om là một âm thanh huyền bí và nhiệm màu. Trong Phật giáo, niệm chú Om vô cùng quan trọng trong việc tu tập, cùng với những câu niệm chú khác như Om mani padme hum, giúp cho tâm thanh tịnh và bình an.

Hiennha.com

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Hình Xăm Chữ Om

Chữ om trong tiếng Phạn là câu mở đầu trong thần chú. Ý nghĩa hình xăm chữ om mang đến sự linh thiêng, nhiệm màu, che chở về mặt tâm linh cho người chủ sở hữu nó.

Mọi hình xăm trên cơ thể đều là điểm nhất gây sự chú ý với người đối diện và thể hiện cá tính, phong cách, con người của chủ sở hữu. Nhưng bên cạnh đó nó còn thể hiện được niềm tin, tín ngưỡng của bản thân. Hình xăm chữ Om là một sự lựa chọn rất tốt vì nó chứa đầy cảm hứng trong đó nếu. Bạn đang muốn xăm hình chữ Om và tìm hiểu ý nghĩa hình xăm chữ Om? Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn.

Ý nghĩa hình xăm chữ Om

Hình xăm chữ Om có một vị trí quan trọng trong nghệ thuật xăm hình , biểu tượng xuất hiện phổ biến ở cả phương Đông mà còn cả phương Tây.

Om là một lời kinh trong tiếng Phạn được dùng trong lúc cầu nguyện “” Om Mani Padme Hum ” nó được tôn kính ở tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo. Biểu tượng này tượg trưng cho sự sống và thể hiện tâm linh tín ngưỡng sâu sắc. Om mang biểu tượng tinh thần cũng như thẩm mỹ vì nó là một dòng chảy đẹp với những đường cong uyển chuyển, biểu hiện cho chu kỳ sự sống và cái chết.

Om là nguồn gốc xuất hiện của toàn bộ vũ trụ. Được ví như là âm thanh đầu tiên của cuộc sống . Nó đại diện cho niềm tin của con người đối với tâm linh và tín ngưỡng.

Vị trí nên xăm chữ Om

Hình xăm chữ Om biểu thị sự tín ngưỡng của người xăm nó nên vị trí xăm hình là vô cùng quan trọng. Khi bạn quyết định lựa chọn xăm chữ Om thì bạn phải suy nghĩa kỹ và lựa chọn vị trí cho phù hợp để nó có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Những vị trí nên xăm hình chữ Om là cổ tay, cẳng tay, mu bàn tay, lưng, gáy ngực và vai. Những vị trí nên tránh xăm hình chữ Om là mắt cá chân hay bàn chân vì đây là những vị trí thấp nó sẽ gây ảnh hưởng tới những người theo duy tâm này.

Địa chỉ tiệm xăm uy tín để có được hình xăm chữ Om như ý

Với hình xăm chữ Om biểu tượng của tín ngưỡng và tâm linh do đó bạn không nên tùy tiệm xăm mà phải tìm hiểu trước thật kỹ về ý nghĩa, vị trí của nó cũng như phải tìm được một mới có được một hình xăm chữ Om chuẩn nhất. Nếu bạn đang muốn sở hữu một hình xăm chữ Om mà không biết tìm tiệm xăm nào đáng tin cậy thì bạn hãy đến với Đỗ Nhân tattoo studio đây là địa chỉ đáng tin cậy được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để xăm hình. Với những thợ xăm dày dặn kinh nghiệm và lâu năm chắc chắn không làm bạn thất vọng. Các bạn hãy liên hệ ngay Đỗ Nhân tattoo để được tư vấn hình xăm chuẩn với cá tính của mình nhất. Hoặc liên hệ Đỗ Nhân Tattoo Studio để tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật xăm hình và những thiết kế độc đáo mà Đỗ Nhân tattoo đang có.

Ý Nghĩa Câu Chú Om Mani Padme Hum

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hồng Như chuyển Việt ngữ Nguyên bản tiếng Anh: Om Mani Padme Hum, by HH the Dalai Lama ******

Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng.

Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha – Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.

ghi chú thêm của chúng tôi “Án ma ni bát di hồng” là phiên âm tiếng Việt cũ, hiện nay đa số các Phật tử nếu trì tụng thần chú này thì thường trì tụng theo âm tiếng Tây tạng, tiếng Phạn, hoặc phiên âm latin gắn sát với chữ Om Mani Padme Hum

Ý Nghĩa Câu Thần Chú Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Thần chú Om Mani Padme Hum bắt nguồn từ đâu?

Tại Việt Nam ta, Om Mani Padme Hum có tên gọi khác là Lục Đại Tự Minh với 6 âm tiết được đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Đối với các nhà sư Tây Tạng, âm thanh của thần chú này thật vi diệu, nó đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là sức mạnh của những lời dạy dỗ của Đức Phật. Khi ta niệm Om Mani Padme Hum có nghĩa là nắm được sức mạnh kỳ diệu của toàn bộ năng lượng và lòng từ bi của đức Phật độ cho mình và cho mọi người. Càng tụng niệm Om Mani Padme Hum bao nhiêu, càng được gia trì thêm bằng những phẩm chất yêu thương của pháp môn niệm Phật. Đây là câu thần chú có năng lượng mạnh mẽ thức tỉnh và kết nối lòng nhân từ trong mỗi người và đức Phật.

Om Mani Padme Hum là một thần chú rất được yêu thích trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen”. Đọc thần chú này mang lại nhiều công đức và thanh lọc. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó sẽ mang lại nhiều phước lành to lớn. Thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Thần chú Om Mani Padme Hum có ý nghĩa như thế nào?

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng.

Trước khi trì niệm thần chú Om Mani Padme Hum, chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú này:

Om: Tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. Đây là một từ rất phổ biến gợi lên của sức mạnh tinh thần và sự hiện diện tuyệt đối. Nó được biết đến khắp Châu Á trong nhiều tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo. Âm tiết Om được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này. Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai.

Mani: Có nghĩa là “đồ trang sức” hoặc “viên ngọc”, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương. Mani là biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta..

Padme: Phát âm theo Sankrit, hoặc PEME trong tiếng Tây Tạng, từ này có nghĩa là bên trong hoa sen. Hai âm tiết này giúp chúng ta hạn chế những suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tập trung hướng đến một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu.

Hum: Có nghĩa là Tự ngã thành tựu. Niệm tới “Hum” có nghĩa bạn đã có tinh thần giác ngộ. Chúng ta không còn hận thù và chấp trước nữa, thay vào đó là phát triển những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi trong mỗi con người.

Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên Ngài Bồ Tát Quán Âm. Mặt khác, khi niệm câu chú OM MANI PADME HUM thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú này là sự thanh nhã và năng lực tâm thức của ngài Quan âm đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bồ Tát. Trong cách nhìn này, câu chú được phú cho khả năng vén màn tâm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từng chia sẻ:

“Thật là hay khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum, nhưng trong khi bạn đang niệm nó, bạn nên suy nghĩ về ý nghĩa của nó, vì ý nghĩa của sáu âm tiết là tuyệt vời và vĩ đại. Đầu tiên, OM tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. MANI, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương.

Hai âm tiết, PADME có nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Sự tinh khiết phải đạt được bằng sự thống nhất không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, được biểu thị bởi âm tiết cuối cùng HUM, cho thấy sự không thể chia cắt được. Như vậy, sáu âm tiết, Om Mani Padme Hum, không có nghĩa là phụ thuộc vào việc thực hành một con đường mà là một sự kết hợp không thể tách rời của phương pháp và sự khôn ngoan, bạn có thể biến đổi cơ thể không tinh khiết, lời nói và tâm trí của bạn thành thân thể, Tâm của một vị Phật.”

Đọc thần chú Phật Di Lặc để giúp cuộc sống hạnh phúc

Thanh Tâm