Ý Nghĩa Phim Girl From Nowhere / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Review Serial: Girl From Nowhere

Jakarta, CNN Indonesia —

Intrik, kemunafikan, serta pahitnya kehidupan di sekolah menjadi garis besar dari tema cerita serial Girl From Nowhere.

Serial antologi ini sebenarnya telah dirilis sejak 2023, tapi masih menjadi salah satu tontonan asal Thailand yang cukup membekas dan mengesankan.

Bisa dikatakan, gaya serial ini mirip seperti film Thailand Bad Genius, dengan permasalahan yang dilihat lewat kacamata lebih luas tentang ketidakadilan di sekolah. Nuansanya pun dikemas lebih kelam dan mencekam.

Kisah Girl From Nowhere berfokus pada Nanno (diperankan Chicha Amatayakul), seorang gadis misterius yang kerap berpindah sekolah berbeda dan memiliki kemampuan untuk membongkar serta menghukum pelaku ketidakadilan di sekolah.

Girl From Nowhere terdiri dari 13 episode dengan setiap episode dalam serial ini memiliki pembahasan, latar sekolah, serta karakter yang berbeda. Benang merah cerita dalam serial ini hanya bertumpu pada Nanno. Seperti judul serial, asal-usul Nanno pun tak diketahui.

Dia hanya akan selalu muncul kembali di sekolah yang berbeda ketika episode baru dimulai.

Di setiap episode, peran Nanno membawa penonton pada kisah balas dendam yang luar biasa. Kisah itu menyoroti isu tentang pelecehan seksual, kecemburuan satu siswa dengan yang lain, obsesi menjadi nomor satu, mempertahankan eksistensi, perundungan, hingga sosok guru ‘killer.’

Di balik itu, serial ini juga mengusung bagaimana wanita satu hadir untuk memberdayakan wanita lain.

Serial yang diangkat dari kisah nyata ini pun menjadikan cerita dalam Girl From Nowhere terasa dekat dan cukup relevan pada kehidupan di SMA yang tak selamanya indah bagi sebagian orang.

Kisah kelam di bangku SMA dirasakan oleh mereka yang menjadi korban atau tertimpa masalah, kerap tak mampu bersuara atau memperjuangkan haknya. Untuk itu, tokoh Nanno seperti hadir untuk mereka bernafas kembali, menjatuhkan ketidakadilan.

Review Girl From Nowhere menyebut intrik, kemunafikan, serta pahitnya kehidupan di sekolah menjadi garis besar dari serial Thailand tersebut.: (dok. GMM Grammy/Jungka Bangkok/SOUR Bangkok via IMDb)

Review Girl From Nowhere menyebut intrik, kemunafikan, serta pahitnya kehidupan di sekolah menjadi garis besar dari serial Thailand tersebut.: (dok. GMM Grammy/Jungka Bangkok/SOUR Bangkok via IMDb)

Yang menarik, sosok Nanno sendiri hadir bukan hanya bak malaikat yang diam-diam menolong atau membenahi suatu sistem yang rusak, tapi ia juga bisa menjadi iblis jahat yang justru semakin menjerumuskan pelaku kejahatan ke lubang hitam yang kian dalam.

“Orang tidak akan menghargai apa yang dia punya sampai itu menghilang,” kata Nanno (Episode 8 – Lost and Found).

“Orang tidak akan menghargai apa yang dia punya sampai itu menghilang,”Nanno (Episode 8 – Lost and Found).

Aksi Chicha Amatayakul -yang kala itu masih tergolong aktris pendatang baru di Thailand- sebagai Nanno pun patut diacungi jempol. Dia sukses menjadi daya tarik utama dengan berperan sebagai gadis polos lalu seketika berubah menjadi sosok misterius, juga sadis.

Senyum sinis, tawa jahat serta sorotan tajam mata Chicha di serial ini cukup terngiang usai menonton serial Girl From Nowhere.

Setiap episode memiliki kekuatan masing-masing. Namun bagi saya pribadi, episode yang memiliki cerita cukup menarik yakni “Ugly Truth,” “Wonderwall,” “Hi-So,” “The Rank,” “Trap,” serta “Trophy.”

Secara keseluruhan, Girl From Nowhere menjadi tontonan yang sayang dilewatkan khususnya bagi pencinta genre thriller. Girl From Nowhere dapat ditonton secara legal lewat layanan streaming Netflix.

[Gambas:Youtube]

(end)

‘Con Gái Quỷ Thần’ Girl From Nowhere Là ‘Chị Em Kết Nghĩa’ Với Tomie Nhật Bản: Giống Từ Tính Cách ‘Kích Nghiệp’ Đến Cả Tạo Hình?

Dù đã ra mắt được 2 năm nhưng thời gian gần đây, phim kinh dị Thái Lan Girl From Nowhere (Cô Gái Đến Từ Hư Vô) bỗng gây sốt trở lại và cư dân mạng thì liên tục truyền tay nhau những hình ảnh vừa xinh đẹp vừa ma mị của nữ chính. Đây là bộ phim kể về Nanno ( Kitty Chicha Amatayakul) – một nữ sinh bí ẩn, ma quái và có những khả năng đặc biệt vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Chẳng biết vô tình hay cố ý khi Nanno lại có những nét khá giống với Tomie – một nhân vật truyện tranh kinh dị của nhà văn Nhật Bản Junji Ito.

1. Từ ngoại hình đến tính cách dường như đều được lấy cảm hứng từ Tomie

Nét đẹp tựa thiên thần là nhận xét chung của những người đối diện khi bắt gặp Tomie và Nanno. Đặc biệt, cả hai nhân vật này đều có mái tóc đen dài, mái ngang che kín toàn bộ vầng trán và một nốt ruồi cạnh khóe mắt trái. Chỉ vậy cũng đủ để nhiều người tin rằng tạo hình của Nanno thật sự được lấy cảm hứng từ ác nữ Tomie.

Đâu chỉ giống nhau về ngoại hình, ngay cả tính cách của Nanno dường như cũng phảng phất nét Tomie. Cả hai cô nàng đều vô cùng bí ẩn, quái đản, thiện ác bất phân và có vẻ ngoài vô cảm, tàn nhẫn. Hiếm khi nào người ta thấy Nanno và Tomie rơi nước mắt vì người khác, ngay cả khi phải chứng kiến những cuộc thảm sát hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là một phần trong những vở kịch của cả hai. Đặc biệt cả Nanno và Tomie đều có những khả năng đặc biệt như hồi sinh hay phân thân.

2. Cả hai đều có những bản sao với suy nghĩ riêng

Tomie là một nữ sinh bị bạn bè, thầy cô hại chết, thậm chí là chặt xác thành 42 mảnh đem vứt tại những nơi khác nhau. Sau khi chết, các phần cơ thể của cô có khả năng nhân bản thành chính những bản sao của mình và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đặc biệt mỗi bản sao lại có những tính cách khác với suy nghĩ riêng và đôi khi suy nghĩ còn trái ngược đến độ khiến chúng tìm cách để loại bỏ nhau. Còn Nanno, việc cô xuất hiện ở 11 trường học khác nhau trong 13 tập phim cũng khiến khán giả hoài nghi về việc cô có những bản sao với tính cách khác biệt. Chẳng biết hoài nghi này có đúng hay không nhưng ở trong tập 2, cô nàng đã thực sự nhân bản và đứng nhìn bản sao của mình bị bạn bè chôn sống.

3. Hiện thân cho vẻ đẹp tội lỗi

Ở Tomie, nàng mang một vẻ đẹp ma mị mà điểm nhấn là ở đôi mắt sắc sảo, nốt ruồi nhỏ nằm dưới khóe mi cùng thân hình yêu kiều và nụ cười làm say lòng bất cứ gã trai nào vô tình gặp phải. Những gã đàn ông say mê nàng có thể từ bỏ tiền bạc, công danh, gia đình và cả mạng sống, nhưng đồng thời cũng chính họ là những kẻ sẵn sàng xuống tay xé xác nàng ra thành trăm mảnh. Có người nói là vì yêu, cũng có kẻ nói vì muốn độc chiếm nàng mãi mãi. Nhưng điểm chung là đám đàn ông đó cùng đồng ý rằng tất cả là lỗi của nàng và cho rằng vẻ đẹp của nàng là “vẻ đẹp ma quỷ”. Họ quên mất rằng vẻ đẹp không có lỗi, kẻ có tội thật sự là những người không thể kiểm soát chính mình trước cái đẹp, để rồi biến mình thành kẻ sát nhân.

Với Nanno cũng vậy, mỗi lần xuất hiện ở trường mới là cô lại khiến đám con trai, thậm chí là cả thầy giáo mê đắm. Điểm chung là tất cả đều không thể kìm lòng trước vẻ đẹp của cô. Nếu thầy Win ở tập 1 đã dụ dỗ, quan hệ, quay clip để đe dọa Nanno thì đám bạn ở tập 2 lại định cưỡng bức tập thể và giết cô ngay khi đang thực hiện những hành vi đáng khinh bỉ. Dĩ nhiên họ cũng không nhận lỗi về mình và cho rằng vẻ đẹp của Nanno mới là thứ có lỗi, họ cố gắng lấp liếm những hành vi xấu xa của mình để rồi phải trả giá đắt.

4. Cả hai đều là ẩn dụ cho những cảm xúc tiêu cực, ham muốn của con người

Tomie bị sát hại một cách dã man bởi vậy dễ hiểu khi cô có vô số những cảm xúc tiêu cực nhưng rõ nét nhất chính là lòng đố kị. Tomie cực đoan, quái ác và có thể làm mọi cách để chiến thắng. Nàng tỏ ra tự mãn vì ý thức được vẻ đẹp của mình, luôn đỏng đảnh, ích kỷ, hay đố kỵ và luôn cần được chú ý. Đôi khi Tomie quyến rũ chồng, bạn trai của người khác chỉ vì muốn thể hiện bản thân mình nổi trội. Cô luôn tỏ ra cực kỳ thích thú khi khơi gợi được sự đố kị ở những cô gái khác, thậm chí chính Tomie cũng có khi tự đố kị với bản thể của mình và các Tomie sẽ tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Cô là hình ảnh tiêu biểu về người phụ nữ của tác giả Junji Ito: xinh đẹp, quyến rũ, đầy tai họa; vừa là nạn nhân đồng thời cũng là ngọn nguồn của những tấn bi kịch.

Giống với Tomie, Nanno khi là nạn nhân, lúc lại là nguồn cơn của những tấn bi kịch học đường. Nanno là ẩn dụ cho hàng loạt những cảm xúc tiêu cực, từ ham muốn nhục dục, lòng ganh ghét, độ kị đến sự tự ti thái quá. Nanno giống như con rắn của vườn địa đàng, mang trái táo cấm đến thử thách con người, chỉ những người thực sự lương thiện mới vượt qua được còn nếu không sẽ phải trả giá cực kỳ đắt. Đó có thể là tính mạng của người thân, thậm chí là chính bản thân mình hoặc khủng khiếp hơn là kẻ xấu xa sẽ phải sống ở một thế giới nơi không còn ai tồn tại, phải dằn dằn, sợ hãi đến điên loạn.

5. Nhưng bản chất Nanno không phải người xấu giống Tomie

Nanno không phải người xấu, cô chỉ tới để thử thách những kẻ xấu xa nhưng dường như kết quả của những cuộc thử thách đó đều vô cùng đẫm máu. Thực chất, Nanno giống như một kẻ không cảm xúc, cô làm mọi chuyện không phải vì ham muốn, đố kị hay thích thú mà Nanno giống như một góc khuất trong lòng mỗi người, kìm nén được góc khuất đó hay không còn tùy thuộc vào bản thân họ.

Tomie lại khác, sau khi bị phản bội và giết hại, Tomie đã thực sự trở thành một con quỷ dữ, cô bất chấp làm mọi thứ để thỏa mãn thú tính trong mình. Quyến rũ chồng người khác, giết hại kẻ vô tội, hả hê trước nỗi đau của những nạn nhân, Tomie đã chạm đến sự cực đoan đỉnh điểm. Nhưng nếu Nanno luôn chiến thắng thì ở mỗi câu chuyện thì Tomie lại là người có cái kết bi thảm nhất, tất cả những gì còn sót lại cho nàng là sự hủy hoại về thể xác và tâm hồn cùng những xúc cảm tiêu cực không lối thoát.

Girl From Nowhere đã phát hành đầy đủ trên Netflix.

Ý Nghĩa 18 Tập Phim Love, Death + Robots

Nếu chưa hiểu hết Love, Death + Robots thì bài viết này là dành cho bạn.

Kéo xuống để xem tiếp

Với mỗi tập phim chỉ khoảng 10-20 phút, Love, Death + Robots là series anthology đặc biệt thích hợp dành cho khán giả bận rộn, chỉ muốn có chút thời gian giải trí mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Từ hài hước, kinh dị cho đến hành động, viễn tưởng, tình cảm, tình dục… Love, Death + Robots đã chinh phục nhiều khán giả kể từ thời điểm lên sóng Netflix. Mặc dù ngắn gọn, nhưng các tập phim trong Love, Death + Robots khá đầy đủ cốt truyện, sự sáng tạo, thậm chí là plot-twist. Mặc dù không phải tập nào cũng sâu sắc, nhưng nhiều câu chuyện vẫn ẩn chứa thông điệp mà nếu lướt nhanh, khán giả khó lòng nhận ra.

1. Sonnie’s Edge 2. Three Robots

“Con người dưới góc nhìn của 3 con robot” chính là ý nghĩa của tập phim này. Three Robots lấy cảm hứng từ Wall-E, với bối cảnh là thế giới hậu tận thế, lúc con người đã hoàn toàn tuyệt chủng. Thông qua nhiều đoạn hội thoại của 3 con robot, khán giả sẽ thấy góc nhìn của các người máy về con người có phần chế giễu và châm biếm.

“Đập bóng là tối đa khả năng nhận thức của họ rồi.” (Nếu câu này không được hiểu theo nghĩa bảo con người ngu ngốc thì tôi chẳng biết còn phải hiểu theo nghĩa nào).

“Mong chờ logic từ những thực thể có khoang axit trong người là yêu cầu hơi quá rồi.” (Các robot “bình loạn” về hệ thống tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng của con người).

Phim cũng nói đến vấn đề biến đổi khí hậu và tình yêu của con người đối với loài mèo. Có vẻ hài hước nhưng mèo được xây dựng là phản diện trong tập này, kết hợp với biến đổi khí hậu, cả 2 đã trở thành yếu tố chính khiến con người tuyệt chủng. Nếu môi trường của Trái Đất hiện tại không được cải thiện thì tương lai trong Three Robots, ai chắc chắn rằng sẽ không xảy ra?

3. The Witness

Tập này gây ấn tượng mạnh bởi mặt hình ảnh tuyệt đẹp của nó. Các nhân vật được khắc họa kết hợp giữa tả thực và có phần hơi kỳ dị. Cả bộ phim giống như một vòng lặp thời gian, trừ việc mỗi lần vòng quay thời gian lặp lại, nhân vật nữ và nam đổi chỗ cho nhau. Tập phim này có thể hiểu theo ý nghĩa, mọi chuyện trong cuộc sống, đôi khi không thể nhìn từ xa mà phán xét, chỉ khi chúng ta ở trong hoàn cảnh đó, chúng ta mới thực sự hiểu rõ đâu là sự thật.

4. Suits

Đây là một trong những tập giải trí và theo khuôn mẫu Hollywood nhất của Love, Death + Robots. Người máy, người ngoài hành tinh, bắn giết, xâm lược, tình bạn, tình cảm vợ chồng, sự hi sinh… đều xuất hiện trong Suits. Tuy vậy, phim có một cái twist nho nhỏ ở cuối khi camera thu nhỏ lại và chúng ta nhìn thấy bối cảnh của tập phim trông như Sao Mộc chứ không phải Trái Đất. Các chủng loài hành tinh “xâm phạm” trang trại của con người có vẻ như là cư dân gốc của hành tinh ấy. Con người thực chất mới chính là kẻ xâm phạm. Các sự kiện đều có nhiều mặt và chỉ khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, chúng ta mới hiểu rõ lý do dẫn đến các sự kiện ấy.

5. Sucker of Souls

Với yếu tố khoa học kết hợp với giả tưởng, tập này mang ý nghĩa chúng ta nên cẩn trọng khi tìm kiếm câu trả lời, bởi biết đâu khám phá mới mẻ nào đó mà chúng ta biết, không phải lúc nào cũng mang tới kết quả tốt đẹp.

6. When the Yogurt Took Over

Tập ngắn nhất của Love, Death & Robots nói về việc khi sữa chua vươn lên trở thành những người lãnh đạo con người. Tập này chế nhạo chính phủ với các biện pháp điều hành yếu kém, khiến nợ công và cuộc sống con người trở nên tồi tệ, đến độ một món sữa chua cũng dần dần trở nên thông minh và làm tốt công việc của con người hơn cả chính bản thân họ. Ngoài đời đã có trường hợp hao hao giống tập phim này của Love, Death + Robots khi ở Anh, người dân đã yêu cầu trí thông minh nhân tạo đưa ra các quyết định quan trọng cho đất nước thay vì các chính trị gia vì đã quá chán ngán với cách điều hành của họ.

7. Beyond The Aquila Rift

Tập này có ý nghĩa vô cùng ngắn gọn: Đôi khi sự thật không phải lúc nào cũng tốt. Nếu phải sống trong hiện thực như trong phim thì có lẽ người xem thà bị ảo tưởng suốt đời còn hơn.

8. Good Hunting 9. The Dump

The Dump nói đến vấn đề xả rác và khi đống rác của con người trở nên quá lớn, nó biến thành một con quái vật có khả năng nuốt chửng và tiêu hóa mọi thứ nó ngáng đường, càng lúc càng phình to.

10. Shape-Shifter

Shape-Shifter xoay quanh 2 người sói tham gia vào chiến tranh Trung Đông. Tại đây, mặc dù khả năng của 2 người đã đóng góp nhiều vào cuộc chiến, nhưng trong mắt các binh sĩ khác thì họ chẳng khác thì 2 con vật. Sự kỳ thị và tình đồng đội là yếu tố chính mà Shape-Shifter nhắm đến.

11. Helping Hand

Khá giống với phim Gravity, Helping Hand tập trung vào một nữ phi hành gia tìm cách trở về tàu sau khi bị trôi dạt ngoài vũ trụ, khắc họa khát vọng sống và sẵn sàng hi sinh của con người, đồng thời là vẻ đẹp và tính khắc nghiệt của không gian ngoài Trái Đất.

12. Fish Night 13. Lucky 13

Nói về sự gắn bó tinh thần giữa một phi công tài năng tên Colby và con tàu không gian mang tên Lucky 13, đây là tập cảm động nhất Love, Death + Robots. Đã 2 lần thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ, Lucky 13 – con tàu ai cũng cho là xui xẻo, may mắn gặp được Colby. Colby ban đầu có hơi nghi ngờ về Lucky 13 bởi sự “nổi tiếng” của nó, nhưng với tay lái điệu nghệ của mình, cô đã cùng Lucky 13 nhiều lần thực hiện nhiệm vụ thành công. Lucky 13 thất bại, không phải vì bản thân nó xui xẻo, mà vì người ngồi sau tay lái nó chẳng có khả năng mà thôi. Colby và Lucky 13 có một sự gắn bó rất đặc biệt với nhau và cuối cùng, Lucky 13 đã hi sinh như một con người thực sự để Colby và đồng đội có thể sống sót.

14. Zima Blue

Tập phim mang ý nghĩa về tinh thần nhiều nhất trong số các tập của Love, Death + Robots. Mặc dù không có mặt đồ họa hay hình ảnh lung linh và chân thật như một số tập khác, Zima Blue gợi nhắc chúng ta nhớ về hạnh phúc giản đơn mà đôi khi, tham vọng và cuộc đời xô đẩy cứ khiến ta rời xa nó. Zima – một họa sĩ vĩ đại với các tác phẩm vượt qua cả không gian và thời gian, cuối cùng tiết lộ mình chỉ là một con robot và mong muốn cuối cùng của Zima là được trở về nơi mình bắt đầu, trở lại với “chân thân” của mình: một con robot nhỏ dọn dẹp bể bơi do một gái trẻ sáng tạo ra.

15. Blind Spot 16. Ice Age

Tập live action duy nhất trong Love, Death + Robots, có sự góp mặt của diễn viên người thật – một cặp đôi phát hiện nền văn minh của con người từ cổ xưa cho đến hiện đại xuất hiện trong chiếc tủ lạnh cổ ở nhà họ. Tương tự như tập Three Robots, tập này cho chúng ta góc nhìn về sự phát triển của con người, với cương vị là kẻ đứng ngoài sự phát triển đó, quan sát cách con người từ khi còn chưa phát triển ngôn ngữ, đến khi xã hội của họ đã bắt đầu di chuyển bằng tàu bay. Cuối cùng, họ giết nhau bằng vũ khí hạt nhân, chiếc tủ lạnh được đóng lại, đánh dấu một kỷ nguyên băng hà mới và vòng tuần hoàn của sự sống lại bắt đầu.

17. Alternate Histories

Ngoài chuyện giải trí và mang đến sự hài hước ra thì tập phim này còn mang thông điệp: cho dù chúng ta có ngăn được sự hình thành và ra đời của một tên phát xít, thì vẫn sẽ có những tên phát xít khác xuất hiện, đơn giản vì “định mệnh” nó phải thế. Nghe có vẻ hơi sáo mòn nhưng nếu nghĩ kỹ thì chúng ta sẽ thấy tính hợp lý mà tập phim này mang tới, cũng như ý nghĩa sâu xa của nó. 6 dòng thời gian khác nhau được đưa lên so sánh, một số dòng thời gian còn tệ hơn dòng thời gian chính, nhưng tất cả đều có một điểm chung: chiến tranh vẫn sẽ diễn ra, dù có hay không có Hitler và mặt trăng vẫn sẽ bị chinh phục.

18. The Secret War

21 Bộ Phim Hay Về Cuộc Sống Cực Ý Nghĩa

1. Forrest Gump

Forrest Gump là một trong những bộ phim hay về cuộc sống đã truyền cảm hứng “tủ” của rất nhiều người trên thế giới, kể cả “cha đẻ” của Tập đoàn Alibaba Jack Ma. Một “chỗ dựa” để vực dậy và đứng lên cho tất cả những ai đang buồn bã, chán nản hay mất niềm tin vào cuộc sống. Forrest Gump (Tom Hanks) bẩm sinh là một đứa trẻ bất hạnh đã không có cha, còn bị thiểu năng. Anh luôn bị bạn bè cùng trang lứa trêu trọc, bắt nạt. Người bạn duy nhất của Forrest là Jenny, chính Jenny đã phát hiện ra những khả năng đặc biệt của anh. Tốt nghiệp đại học Forrest nhập ngũ và tham chiến ở Việt Nam, Bubba trở thành bạn thân thứ 2 của anh. Forrest rời chiến trường với vết thương và khả năng chơi bóng bàn xuất sắc. Những biến cố nối tiếp nhau xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn số phận Forrest. Sở dĩ bộ phim có sự kết nối mạnh mẽ với khán giả vì cuộc đời của Forrest là mảnh ghép của rất nhiều người Mỹ trong thập niên 60- 70 của thế kỉ trước. Đặc biệt trước tình yêu giản dị và chân thành mà Forrest giành cho Jenny với câu nói bất hủ: “Anh không phải là một người thông minh nhưng anh biết tình yêu là gì” luôn khiến bất cứ ai cũng phải rung động.

Đạo diễn Steven Spielberg đã khắc họa chân thực và xuất sắc thời kì đen tối trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ II, khi người Do Thái bị tàn sát tàn bạo bởi chính quyền của Hitler. Bộ phim kể về Oskar Schindler (Liam Neeson), một doanh nhân người Đức đã dùng quyền lực của mình để cố gắng cứu sống hơn một nghìn người Do Thái Ba Lan trong nạn diệt chủng Holocaust bằng cách đưa họ vào làm trong các nhà máy của mình. Phim được hoàn tất trong thời gian 72 ngày. Với kinh phí 22 triệu USD, đây là bộ phim hay về cuộc sống đen trắng tốn kém nhất từng được thực hiện từ trước tới nay. Giành 7 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, và Nhạc phim gốc hay nhất, cũng như rất nhiều giải thưởng khác.

Tuy không có một cảnh quay chiến trận nào nhưng khán giả vẫn cảm thấy được sự bạo tàn của chủ nghĩa Phát-xít và thương tiếc những người vô tội đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai qua cách kế chuyện tinh tế của đạo diễn kiêm diễn viên Benigni.

4. The Pursuit of Happyness – Mưu cầu hạnh phúc

The Pursuit of Happyness là bộ phim hay về cuộc sống được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về Chris Gardner (Will Smith) – một nhân viên bán hàng không may gặp thất bại trong kinh doanh khiến nợ nần chồng chất, hạnh phúc tan vỡ, bị đuổi ra khỏi căn nhà thuê do không trả đủ tiền thuê nhà hàng tháng….

Cuộc sống trở nên đường cùng khi anh và đứa con trai 5 tuổi (Jaden Smith) buộc phải lang thang trên đường phố cả đêm hay phải bon chen giữa dòng người hướng về phía nhà thờ với hy vọng kiếm được một chỗ ngủ. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười khi anh giành được vị trí thực tập sinh tại một Công ty chứng khoán và bằng nỗ lực phi thường, Chris đã đánh bại mọi thử thách của cuộc đời để có được thành công như ý muốn.

Phim ca ngợi ý chí, niềm tin và sự vươn lên không ngừng của con người cũng như nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc.

Sẽ là đáng tiếc khi chưa từng xem qua bộ phim 3 idiots, là một trong những bộ phim hay về cuộc sống nổi bật nhất của điện ảnh Ấn Độ kể về 3 người bạn Farhan, Raju và Rancho. Mỗi người xuất thân từ một hoàn cảnh khác nhau và chính điều này khiến việc học của họ cũng có sự khác biệt. Rancho học hoàn toàn vì nhiệt huyết con tim trong khi Farhan học vì nguyện vọng của người cha và Raju học để giúp gia đình thoát nghèo. Bộ phim là câu chuyện cảm động về tình bạn, đồng thời khẳng định một bài học đắt giá “Đại học không phải là con đường duy nhất”.

6. The Help – Người Giúp Việc

The Help là bộ phim hay về cuộc sống được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nữ nhà văn Kathryn Stockett xuất bản năm 2009. Phim đem tới một cái nhìn tổng thể về xã hội Mỹ thập niên 1960 – khi nạn phân biệt chủng tộc ở giai đoạn mạnh mẽ nhất.

Được xoay quanh câu chuyện của ba người phụ nữ mang tính cách và số phận khác nhau, nhưng mối quan hệ của họ rất đặc biệt. Trở về quê nhà Jackson, Mississippi, sau khi tốt nghiệp đại học, Skeeter (Emma Stone), một cô gái da trắng đam mê viết lách, được nhận vào làm việc tại tờ Thời Báo Jackson. Phụ trách chuyên mục mẹo vặt và quét dọn, nên Skeeter phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của Aibileen, người giúp việc ở nhà cô bạn thân của mình. Lúc này câu chuyện lại chuyển hướng sang cuộc đời Aibileen và mối quan hệ tình cảm giữa bà vú da đen Aibileen (Viola Davis) và những đứa trẻ da trắng của chủ nhà cũng rất ấm áp, chính xã hội làm con người ta biết kì thị nhưng lựa chọn điều đó là do chính họ.

Sức hút của The Help chính là câu chuyện đầy tính nhân văn, cách kể chuyện lôi cuốn, dàn diễn viên tài năng và những khuôn hình đẹp, giúp truyền tải trọn vẹn khá toàn diện về giai đoạn lịch sử của những người giúp việc da màu bị những người chủ da trắng sở hữu. Họ nhận đồng lương rẻ mạt và bị kỳ thị đủ điều, và rồi sự im lặng đã bị phá vỡ để tạo ra bước ngoặt làm rung chuyển cả một thời đại.

7. To Live – Phải Sống

Không còn một cách nào hay hơn việc mang đến ý chí, nghị lực sống cho con người bằng cách đưa ra những cái chết đau thương trước mắt họ, để mọi người trân trọng sinh mạng của chính mình.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựa trên tiểu thuyết Phải sống của tác giả Dư Hoa đã khắc họa về 40 năm cuộc đời của Từ Phú Quý (Cát Ưu), xuất thân trong một gia đình giàu có thời Dân Quốc, nhưng lại nghiện cờ bạc nên chẳng mấy chốc lâm vào cảnh trắng tay. Sau đó, trải qua cuộc Nội chiến Trung Quốc và chính phủ cộng sản nắm quyền, gia đình phải trải qua những biến cố thăng trầm để tồn tại trong một xã hội đầy rối ren và bất ổn. Dù được đánh giá cao về khía cạnh nghệ thuật và đạt được Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes 1994, dù đây là bộ phim hay về cuộc sống nhưng bị cấm chiếu tại Trung Hoa đại lục vì nội dung nhạy cảm, chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không chỉ vậy mà đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị tước quyền làm phim trong hai năm.

Mỗi một cảnh đời trong “To Live” của Trương Nghệ Mưu luôn có câu chuyện riêng, tất cả phải đối mặt với đủ đau khổ cay đắng nhưng luôn tự nhủ mình phải sống và sống cũng phải cần nghị lực.

8. Nobody Knows (Dare mo shiranai) – Không Ai Biết

Dựa trên những sự kiện có thật về bốn đứa trẻ bị bỏ rơi, Nobody Knows là bộ phim hay về cuộc sống kể về một người mẹ độc thân tên Fukushima Keiko chuyển đến căn hộ mới cùng cậu con trai 12 tuổi Akira (Yūya Yagira) và 3 đứa bé còn lại xuất hiện sau đó đều là anh chị em ruột cùng mẹ nhưng đều khác cha. Không lâu sau, người mẹ gặp được nhân tình mới và cô đã bỏ rơi đám trẻ. Chỉ để lại cho Akira một số tiền ít ỏi trong túi và phải chăm sóc cho các em. Vậy là bọn trẻ lâm vào hoàn cảnh biệt lập, không được đi học, ngày ngày cố trốn tránh chủ nhà để giữ bí mật về sự tồn tại của chính chúng, để không bị đưa vào trại trẻ mồ côi.

“Nobody Knows” không có bạo lực, không có kịch tính hay những cảnh giật gân, nhưng vẫn cứa vào lòng khán giả với những vết dao đau nhói. Dường như điều khiến người xem đau lòng hơn cả từ câu chuyện dày vò này là việc bọn trẻ đang tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng.

9. The Curious Case of Benjamin Button – Dị Nhân Benjamin

Được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên do nhà văn Mỹ F.Scott Fitzgerald sáng tác năm 1921, bộ phim hay về cuộc sống này kể về nhân vật Benjamin Button ( Brad Pitt), người sinh ra với cơ thể của một ông lão 80 tuổi và trẻ dần theo thời gian, bởi sự “ngược đời” mà ngay khi chào đời đã bị cha ruột bỏ rơi trước cửa viện dưỡng lão. Ben trải qua tuổi thơ cô đơn, chỉ biết làm bạn với mẹ nuôi – một bà nội trợ da đen và những ông lão, bà lão lẩn thẩn. Lớn lên, Ben tham gia thế chiến 2, rồi rơi vào lưới tình yêu với Daisy (Cate Blanchett), một cô gái trẻ đẹp, nhưng tình yêu đó cũng nhanh chóng bị những bất đồng trong suy nghĩ và số phẩn đẩy đưa cản trở. Đỉnh điểm của sự trái ngược này là khi Daisy trở thành bà cụ còn Ben lại là đứa trẻ, đến tận cuối đời Ben mới phải trải qua cảm xúc nổi loạn của lứa tuổi dậy thì, đó là sự cáu kỉnh, trầm cảm, hội chứng mất trí nhớ và bé lại giống như đứa trẻ sơ sinh qua đời trên bàn tay Daisy.

10. The Godfather – Bố Già

Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo, The God Father – Bố già được xem là phim hay về cuộc sống của Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại.

Vito Corleone (Marlon Brando) là ông trùm khét tiếng nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, con trai út của ông – Michael (Al Pacino) sau khi trở về từ Thế chiến II quyết định không tham gia bất cứ phi vụ gì của gia đình. Nhưng trong đám cưới của con gái Vito, một trận chiến khốc liệt nổ ra trong thế giới tội phạm, Michael chứng kiến cha mình bị bọn mafia đối đầu ám sát. Tuy nhiên, cha anh đã may mắn thoát chết trong vụ ám sát này. Sau khi phá vỡ được kế hoạch ám sát lần thứ hai, anh quyết định đi báo thù cho cha mình. Nhưng cũng từ đây. Michael bước vào hành trình đầy máu và hiểm nguy, anh sẽ làm gì? Với tình tiết thắt nút, mở nút đan xen cũng như những màn đấu súng nguy hiểm, đây là bộ phim hay về cuộc sống khi đã đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York.

11. Life Of Pi – Cuộc Đời Của Pi

Dựa trên tác phẩm bán chạy nhất của Yann Martel, Cuộc Đời Của Pi là bộ phim hay về cuộc sống kể câu chuyện phiêu lưu giả tưởng mang màu sắc thần thoại của chàng thiếu niên Pi Patel (Suraj Sharma) – con trai của một ông chủ vườn thú sống ở Pondicherry, India. Gia đình của cậu bé Piscine Molitor “Pi” Patel có một quyết định di cư qua biển Thái Bình Dương với vườn thú của mình, nhưng thật không may vì con tàu đã gặp sự cố và Pi là người duy nhất trong gia đình còn sống sót trên một chiếc xuồng cứu nạn cùng với 1 con linh cẩu, 1 con ngựa vằn, 1 con đười ươi và đặc biệt là 1 con hổ Bengal. Cuộc hành trình lênh đênh trên đại dương của Pi bắt đầu với những người bạn đồng hành bất đắc dĩ. Pi phải vận dụng hết kiến thức về động vật hoang dã và bản năng sinh tồn để chống lại bầy thú hoang, để sống sót và đối mặt với nỗi cô đơn, sự sợ hãi giữa mênh mông biển cả luôn rình rập hiểm nguy. Sau khi phát hành vào ngày 21/11/2012, bộ phim thu về hơn 600 triệu USD trên toàn cầu. Đây là bộ phim hay về cuộc sống đã đoạt được nhiều giải thưởng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85 cũng như giải Quả cầu vàng.

Michael Newman (Adam Sandler) là một kiến trúc sư tham công tiếc việc, người không bao giờ có thể dành thời gian cho vợ (Kate Beckinsale) và hai con mình. Trong một lần tìm mua thiết bị điều khiển từ xa, Michael đã sở hữu một chiếc điều khiển thần kỳ có thể tạm dừng và nhanh chóng chuyển tiếp cuộc sống của anh. Nhờ có nó anh đã đến được với những khoảnh khắc mà anh mong muốn như khi được thăng làm Giám đốc điều hành công ty của mình. Nhưng khi chiếc điều khiển vượt qua ngoài tầm kiểm soát của anh, nó đã tự động lên bộ nhớ riêng và tự cho qua nhanh những khoảnh khắc thời gian thì Michael mới nhận ra mình đã bỏ lỡ những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc đời mình cùng với gia đình.

13. Bruce Almighty – Một Lần Làm Chúa

Bruce Nolan (Jim Carey) là một anh chàng luôn phàn nàn. Theo anh, đáng ra Chúa trời có thể thay đổi cuộc sống của anh, khiến nó trở nên tốt đẹp hơn nhưng lại không hề dang tay ra giúp anh. Sau một sự cố khiến Bruce bị đài truyền hình mình đang làm sa thải, anh đã phỉ báng Chúa trời trong sự tức giận. Bất ngờ, Đức Chúa trời (Morgan Freeman) đã hiện ra và cho anh quyền năng của đấng tối cao trong vòng 24 giờ để cho anh hiểu rằng quản lý một thế giới không phải điều dễ dàng. Với quyền năng trong tay, Bruce đã làm những chuyện điên rồ như kéo mặt trăng lại gần trái đất gây ra một trận thủy triều lớn tại Nhật Bản và đáp ứng tất cả mọi yêu cầu dù lớn hay nhỏ khiến cho cuộc sống của nhiều con người trở nên xáo trộn.

14. Into the Wild – Về Với Thiên Nhiên

Into the Wild xoay quanh nhân vật chính Chris McCandless (Emile Hirsch) và chuyến hành trình rong ruổi khắp mọi nẻo đường để về với thiên nhiên của anh. Cảm thấy cuộc sống bị chi phối quá nhiều bởi vật chất, đồng tiền và những định kiến sẵn có, Chris quyết định thoát ra khỏi thực tại bức bối và điểm đến mà anh lựa chọn là thiên nhiên hoang dã, nơi mà mọi thứ đều chất phác, nguyên sơ và không hề vị lợi. Trong cuộc hành trình dai dẳng và gian nan của mình, ở mỗi nơi mà anh đặt chân đến, những con người mà anh gặp gỡ, Chris đều truyền nhiệt huyết, truyền cảm hứng cho những nơi đó, những con người đó để họ có thêm niềm tin bước tiếp con đường của riêng mình. Sau gần 2 năm rong ruỗi, Alex tới được khu rừng Stampede Trail ở Alaska. Ở đây, Alex tìm thấy một chiếc xe bus cũ bị hư, được cải tạo lại làm trạm dừng chân cho những thợ săn hươu. Ban đầu khi tới Alaska, Alex săn thú để làm thức ăn, nhưng sau vài lần giết chúng, Alex nhận thấy mỗi loài vật dù nhỏ bé cũng đều có quyền được sống, vì vậy anh quyết định ăn chay. Alex ở lại đây suốt 4 tháng, trong một lần bị sốt, mệt mỏi vì quá đói, Alex đi tìm trái rừng để ăn thì bị ngộ độc và qua đời ngày 18/8/1992, lúc 24 tuổi. Khoảng 2 tuần sau đó, những người đi săn tuần lộc phát hiện Alex nằm chết trên xe bus, khi thể trạng chỉ còn 30kg.

15. 12 Years a Slave – 12 năm nô lệ

Dựa trên cuộc đời có thật của Solomon Northup (Chiwetel Ejiofor) một người da đen tự do, một nghệ sĩ violin đang sống hạnh phúc bên vợ và 2 con ở bang New York. Tai họa xảy ra khi Northup bị 2 kẻ xấu đánh thuốc mê rồi bị bán làm nô lệ vào năm 1841. Bị đối xử còn thua cả một con vật, và không có quyền phản kháng, phải lao động quần quật từ sớm tinh mơ và đến đêm ngủ cũng không yên, và cuối cùng anh đã được trả tự do sau 12 năm, tính chân thực và khả năng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên là nhân tố giúp cho 12 Năm nô lệ trở thành một bộ phim hay về cuộc sống của Mỹ, nói về chế độ nô lệ nói riêng và nhân tính, nhân quyền nói chung, những vấn đề vẫn còn nhức nhối trên thế giới ở thời điểm này.

Bộ phim cũng đã đem về giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cùng doanh thu 187 triệu đô khi được trình chiếu.

16. Departures – Người Đưa Tiễn

Ngay tên phim Okuribito (tiếng Anh: Departures) vừa có nghĩa “rời đi” lại vừa có nghĩa “khởi hành” đã chứa đựng các lớp nghĩa kép thú vị. Người phương Đông cho rằng, chết không phải là kết thúc tất cả mà chết chỉ là khởi đầu cho một hành trình mới sang thế giới bên kia. Chính vì thế mà cần phải chuẩn bị tẩy uế, thay quần áo mới và trang điểm cho người chết trước khi lên đường. Công việc ấy đòi hỏi không chỉ sự tinh tế, cẩn trọng trong từng hành động mà còn cần hơn hết là tình yêu thương. Daigo là một nhạc công thất nghiệp, chuyển về sống ở vùng quê. Tai đây anh đã chuyển sang làm nghề khâm liệm và đã phải mất một thời gian để làm quen và học cách làm tất cả công việc của mình bằng tình yêu thương. Mỗi cuộc tiễn đưa đều mang đến cho anh những trải nghiệm và bài học mới về tình cảm gia đình. Có cuộc tiễn đưa trong im lặng, lạnh lẽo. Có cuộc tiễn đưa trong cay nghiệt, cãi vã và có cả những cuộc tiễn đưa hồn nhiên, thanh thản như một lời tạm biệt, chúc lên đường bình an. Daigo đã học cách vượt qua nỗi sợ hãi tầm thường ban đầu để biết trân quý và nâng niu những điều mình có, dù đó là người cha tàn nhẫn hay một gia đình không lành lặn mà anh đau đớn khi nhớ tới. Sau thời gian thích nghi với cuộc sống bất tiện ở thôn quê, chàng nhạc công thành phố không chỉ có nghề mới với lương ổn định, anh còn nhận ra cả ý nghĩa của cuộc đời mình.

“Departures” cho thấy cái cách người Nhật sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc kể cả cái chết, là cách họ tự tại và an nhiên đối diện với cuộc đời vô thường luôn đổi thay, khó đoán định.

17. Ilo Ilo – Người Mẹ Thứ Hai

“Ilo Ilo” bắt đầu bằng sự kiện ông ngoại Jiale vừa mới qua đời, nhưng kết thúc bằng cảnh bà Leng sinh hạ em bé, giống như một vòng luân hồi của cuộc đời. Hình ảnh ấy tượng trưng cho tất cả niềm tin và hy vọng của đất nước Singapore đều đổ dồn vào lớp thế hệ tiếp theo, những mầm non đâm chồi sau cơn bão.

18. Intouchables – Tình Bạn Và Địa Vị

Được làm dựa trên một câu chuyện có thật, bộ phim Pháp nhẹ nhàng, lạc quan và mang đầy tính nhân bản đã thu hút hơn 30 triệu người xem trên toàn thế giới. Kể về Philippe (François Cluzet) là một doanh nhân giàu có nhưng bị liệt tứ chi sau một tai nạn nhảy dù. Hàng ngày, Philippe cần có người phụ giúp trong sinh hoạt, từ việc di chuyển, ăn uống, cầm nắm cho tới vệ sinh thân thể. Một ngày, chàng thanh niên da màu Driss (Omar Sy) tới từ khu ổ chuột đến xin việc, chỉ với mục đích lấy đủ ba dấu và chữ ký để làm hồ sơ nhận tiền trợ cấp xã hội. Giữa hàng chục ứng cử viên khác, Philippe đã chọn Driss bất chấp sự can ngăn của người thân và bạn bè. Quyết định này đã thay đổi hoàn toàn số phận của họ và tạo nên một tình bạn đặc biệt giữa hai con người đối nghịch nhau hoàn toàn. Tình bạn tri kỷ của Philippe và Driss gợi nên những bài học nhân cách sâu sắc, mang đến sự lạc quan, nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống.

Điểm thú vị của phim “Intouchables”, đầu tiên là mang ý nghĩa ẩn dụ “không thể chạm đến”, ám chỉ những con người bị xã hội khinh thường, ghẻ lạnh. Và đưa hai nhân vật đối lập về xuất thân – một giàu có, tri thức, sành điệu, đến từ tầng lớp thượng lưu và một nghèo, cộc cằn, tệ nạn, ít học, thuộc thành phần dưới đáy xã hội – lại gần nhau.

19. Populaire – Cô Thư Ký Kì Lạ

Tạm gác lại những câu chuyện tình thời hiện đại, mời bạn quay về không khí những năm 1950 với nhạc cha cha cha, những quý cô tóc vàng mặc váy midi bồng bềnh và… máy đánh chữ! Rose (Déborah François) tuy là cô thư ký hậu đậu vụng về, nhưng lại có tài đánh chữ siêu hạng. Chính vì thế, sếp cô – ngài Louis Echard (Romain Duris) quyết định đem cô nàng đi thi thố khắp mọi nơi. Thế là từ cô gái quê ở thị trấn Normandy, Rose tiến dần lên các cuộc thi cấp quốc gia, thế giới, nổi tiếng và trở thành một quý cô thanh lịch, được coi trọng như công chúa và tôn vinh.

20. Collateral Beauty – Vẻ Đẹp Cuộc Sống

Thông qua những hình ảnh ấn dụ sâu sắc đầy nhân văn về Thời gian – Tình yêu – Cái chết, bộ phim hay về cuộc sống Collateral Beauty đã truyền tải những bài học về cuộc sống, chữa lành những tâm hồn đang tổn thương của chúng ta. Đôi khi chúng ta phải nhận ra rằng khổ đau cũng là một bài học, cái chết cũng chính là một quy luật tự nhiên, chấp nhận cái chết, tự hàn gắn nỗi đau và hãy can đảm nhanh chóng vượt qua tuyệt vọng và khổ đau là những gì chúng ta cần làm để có thể thấy được những khía cạnh tươi đẹp khác của cuộc sống.

21. My name is Khan – Tên tôi là Khan

Đây là một bộ phim hay về cuộc sống của Rizvan Khan, một cậu bé sinh ra trong gia đình Islam (Hồi giáo) nghèo ở Ấn Độ. Cậu có tư chất thông minh nhưng lại mắc hội chứng Arperger, một dạng tự kỷ không thể bày tỏ cảm xúc ra bên ngoài. Tuổi thơ của Khan sống trong tình yêu bao la và sự giáo dục đầy nhân văn của người mẹ. Bằng một cách nào đó, bà luôn có cách hiểu và truyền đạt cho cho Rizvan hiểu rằng “Trên thế giới này chỉ có 2 loại người: người tốt và người xấu, không thể phán xét một ai đó qua tôn giáo hay màu da của một ai đó”, điều mà không hề được giảng dạy ở một ngôi trường nào. Chính bằng tình thương và lòng nhân từ của mẹ đã định hình nên một nhân cách cao đẹp cũng như giúp căn bệnh của anh được cải thiện rất nhiều về sau này của anh tại nước Mỹ.

Lớn lên, Khan cùng người em trai đến sinh sống tại San Francisco. Tại đây, anh gặp được tình yêu của đời mình, Mandira, một người phụ nữ Ấn Hindu. Với sự chân thành đáng yêu, anh đã giành được trái tim của người đẹp cũng như tình yêu của đứa con trai cô. Nhưng hạnh phúc không kéo dài lâu với Khan. Một ngày định mệnh năm 2001 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời Khan cũng như những người thân xung quanh anh. Từ sau biến cố 11/9, cuộc sống của toàn bộ cộng đồng Islam ở Mỹ cũng như thế giới bị đảo lộn. Một phong trào bài trừ Islam nổ ra trên khắp nước Mỹ. Những người Ấn Độ, Trung Đông hay bất cứ ai “trông có vẻ như Islam” đều gặp rắc rối: công việc bị ảnh hưởng, bị tấn công vô cớ, nhân quyền bị tổn hại nghiêm trọng… Gia đình của Khan cũng không ngoại lệ. Nhiều điều tệ hại đã xảy ra và đỉnh điểm của bi kịch là cái chết của đứa con trai của Khan và Mandira.

Tuần tự cảm xúc người xem có được khi theo dõi bộ phim hay về cuộc sống My name is Khanchính là sự hài hước và tươi sáng của những phút giây hạnh phúc gia đình, dần chuyển sang màu đen thảm kịch bao trùm lấy tất cả: từng khoảnh khắc cảm động trước những suy nghĩ, hành động cao thương không mệt mỏi của Khan, đến cuối cùng là những giọt nước mắt của hạnh phúc và công lý. Bạn sẽ thấy được dù rằng bị đối xử tàn bạo như thế nào thì Khan vẫn không ôm lấy thù hận mà vẫn thương cảm đối với những người thù ghét anh, điều mà tôn chỉ của bất cứ tôn giáo cũng dạy chúng ta rằng hãy lấy lòng từ bi để đối đãi tất cả, dù cho đối với cả kẻ thù của mình. Từng giây từng phút trôi qua của mạch truyện dần hồi sinh trong chúng ta một niềm tin vĩ đại tưởng chừng đã phai nhạt: “Phép màu sẽ xảy ra nếu ta biết tin tưởng và hy sinh”.