Ý Nghĩa Phim Ký Sinh Trùng / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Giải Mã Phim “Ký Sinh Trùng”

Trái lại, “Parasite” thậm chí còn có phần “hàn lâm” khi mang mác “Phim Hàn đầu tiên đoạt giải Cành Cọ Vàng” tại liên hoan phim Cannes 2023. Nhưng với những ai đã xem bộ phim, sức hút của tác phẩm này là không thể bàn cãi.

132 phút của bộ phim chứa đủ những hỉ nộ ái ố, đọng lại trong tâm trí người xem cả khi đã rời rạp bởi những hình ảnh ẩn dụ thâm thúy.

Khi nghe qua tựa đề “Ký Sinh Trùng” và nhìn tấm poster quảng bá phim với hình ảnh những người có cặp mắt bị bôi đen, nhiều người có thể lầm tưởng đây là một bộ phim kinh dị.

Chỉ khi xem được khoảng 1/3 phim, khán giả mới có thể phần nào hiểu được hình tượng “ký sinh trùng” được đạo diễn Bong Joon-ho sử dụng để ám chỉ điều gì. Câu chuyện phim mở đầu với gia đình ông Kim (Song Kang-ho thủ vai) thất nghiệp và sống trong một căn hộ tồi tàn được đặt dưới tầng hầm.

Thông qua một người bạn, Ki-woo được giới thiệu làm gia sư cho con gái một gia đình giàu có. Anh vốn dĩ bắt đầu công việc bằng cách giả mạo bằng cấp, song sự lường gạt không dừng lại ở đó. Dần dần, Ki-woo tìm cách giúp người nhà thâm nhập gia đình Park giàu có và dễ tin người, dẫn tới những sự kiện không thể lường trước…

“Hài đen” là phong cách chủ đạo của bộ phim, đặc biệt trong khoảng nửa đầu tác phẩm. Trái với suy nghĩ thông thường rằng một bộ phim nghệ thuật dạng “arthouse” sẽ khó cảm nhận, “Parasite” không chỉ dễ xem với khán giả đại chúng mà còn thực sự lôi cuốn, giàu tính giải trí.

Dù là đặt bối cảnh tại xã hội Hàn Quốc nhưng trong thực tế, câu chuyện của “Parasite” có thể được liên hệ tại rất nhiều xã hội khác trên thế giới. Khi tăng trưởng kinh tế tăng cao, hố sâu phân cách giữa hai giai cấp giàu-nghèo càng trở nên lớn hơn. Điều này dẫn tới nhiều tình huống gây cười chua cay trong “Parasite” khi gia đình Kim tìm cách thâm nhập vào gia đình Park, vốn có sự khác biệt chẳng khác gì Mặt Trời so với mặt trăng.

Nghệ thuật kể chuyện của đạo diễn Bong Joon-ho được thể hiện khi xem “Parasite” một cách tổng thể. Sau những tiếng cười giải trí ở khúc đầu, nửa sau của bộ phim như sự pha trộn của nhiều thể loại: ly kỳ, bí ẩn, chính kịch và thậm chí là cả… kinh dị.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đạo diễn Bong Joon-ho cùng dàn diễn viên có một đoạn video kêu gọi người đã xem đừng tiết lộ nội dung “Parasite” để khán giả xem sau có thể tận hưởng một cách trọn vẹn nhất những bất ngờ thú vị được cài cắm sẵn trong bộ phim đa sắc này.

Những thể loại tưởng như rất khó để pha lẫn được “đầu bếp” Bong xử lý tài tình, giúp “Parasite” là một nồi lẩu thập cẩm ngon miệng, không hề gây cảm giác khó chịu.

Sự chuyển biến, hòa trộn giữa các sắc thái được mang tới một cách hoàn toàn tự nhiên, thích hợp với mạch phim và không đem lại cảm giác gượng ép, thiếu thuyết phục.

Sẽ không quá lời nếu gọi “Parasite” là một bộ phim đa sắc thái xuất sắc, bởi tác phẩm này có sự cân bằng hoàn hảo giữa các thể loại và có thể tận hưởng bởi nhiều tầng lớp khán giả.

Dàn diễn viên phim từ những tên tuổi như Song Kang-ho, Lee Sun-kyun, Cho Yeo-jeong hay Choi Woo-shik… cho tới các diễn viên nhí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Các nhân vật trong hai gia đình Park và Kim đều có những cá tính đặc trưng, những “màu” riêng biệt và diễn đạt tới mức người xem còn có thể cảm thông phần nào cho những lựa chọn của họ, dù chiếu theo lẽ thường phần nhiều trong số đó sẽ bị lên án.

Có những hình ảnh ẩn dụ đáng suy ngẫm như hòn đá phong thủy được Ki-woo giữ lấy khư khư, có những hình ảnh hay câu thoại đả kích trực diện sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội.

Cách đạo diễn Bong lấy hai họ Park và Kim – vốn là những họ phổ biến nhất của Hàn Quốc – để đặt cho hai gia đình ở hai giai cấp giàu và nghèo dường như là một thông điệp: những người như hai gia đình nhà Park và nhà Kim có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong xã hội Hàn Quốc.

Bối cảnh phim khắc hoạt rõ rệt sự tương phản giữa hai gia đình đại diện cho hai giai cấp. Một bên sống trong căn hộ xa hoa, mọi thứ đều sạch như ly như lau, có người hầu kẻ hạ và phải đi cầu thang lên trên khi vào nhà.

Một bên sống trong căn hộ một nửa nằm trong lòng đất, được đặt trong một khu dân cư thiếu thốn mà mỗi lần về nhà đều phải đi cầu thang xuống sâu. Sự tương phản được thể hiện rõ trong cơn mưa tầm tã, khi nhà Kim đi những bậc thang dài tưởng như bất tận để về căn hộ khốn khó của mình.

Nhứng tình tiết, câu thoại nhỏ cũng mang nhiều ý nghĩa, như cách ông Park ví mùi của ông Kim “như củ cải” trong cuộc nói chuyện với vợ.

Ở Hàn Quốc, củ cải muối là loại kim chi rẻ tiền nhất và thường được cho không giới hạn, không mất tiền. Dụng ý của ông Park như muốn nói lên một thứ mùi bần hàn, mùi của những người nghèo đói đã ăn sâu vào cơ thể tới mức chẳng thể gột rửa nổi.

Một bộ phim đầy ắp tính giải trí, nhưng cũng khiến người xem suy nghĩ, trăn trở về những kiếp người trong xã hội, về những sự lựa chọn và thực tại phũ phàng.

Bài: Thịnh Joey (VietnamPlus)

Review Và Giải Thích Ý Nghĩa Phim Parasite (Ký Sinh Trùng 2023)

Phim Parasite, giống như “The Host” hay “Snow Pierce”, đào sâu vào cách biệt giàu – nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội (Hàn Quốc nói riêng, và bất cứ quốc gia nào nói chung). Giàu và nghèo, có tất cả và không có gì cả, trên cao và dưới thấp, ánh sáng và bóng tối, mênh mông và chật chội, ngây thơ và toan tính… Khán giả sẽ bắt gặp rất nhiều những phạm trù đối lập xuất hiện trong bộ phim này, nhiều tới độ, bản thân bộ phim giống như một cuốn sách về sự đối lập vậy đó. Lưu ý bài viết review và ý nghĩa phim Ký Sinh Trùng (Parasite) tiết lộ nhiều tình tiết trong phim, vì vậy nếu chưa coi phim thì hãy lưu lại để coi xong thì vào đọc. Nếu đã coi phim rồi và chưa hiểu thì tiếp tục.

Nhà Ki-taek sống trong một căn hộ dưới tầng hầm, làm nghề dán vỏ hộp pizza với tiền công bèo bọt để kiểm sống trong họ đều đang ở độ tuổi lao động. Người bố Ki-taek, theo như giới thiệu từ những khung hình đầu phim từng là một vận động viên, ông thậm chí còn từng dành huy chương. Nhưng rồi chỉ có vậy. Ở độ tuổi trung niên, ông ta sống chen chúc cùng vợ con trong một căn hộ nằm ở đáy của đáy thành phố, nơi mà một người đi đường say xỉn cũng có thể tè bậy vào nhà họ qua ô cửa sổ sát mặt đất. Cuộc sống đắp đổi giật gấu vá vai ấy cứ tiếp nối ngày qua ngày cho tới khi cậu bạn của người con trai cả sắp đi du học mang đến cho gia đình này một tảng đá phong thủy với ý nghĩa mang lại giàu sang phú quý, và đề nghị cậu con trai tới thay cậu ta gia sư cho một cô tiểu thư nọ, với mong muốn thực sự là nhờ cậu bạn thân “giữ chỗ” hộ mình trong trái tim cô tiểu thư ấy.

“Người giàu tốt vì họ giàu, hay họ giàu vì họ tốt?” – Câu hỏi của Ki-taek chính là dấu chấm khép lại phần thứ hai của bộ phim, khi cả gia đình họ nhân lúc nhà Park đi dã ngoại mừng sinh nhật cậu con trai mà kéo đến ăn nhậu xay xỉn trong căn biệt thự vắng chủ. Đúng là từ đầu phim, gia đình Park luôn cử xử hòa nhã, đối đãi rộng rãi với gia đình Ki-taek, họ nghe bất cứ điều gì mà gia đình này nói ra, không mảy may nghi ngờ hay tò mò tính xác thực. Kế hoạch của cô con gái nhà Ki-taek cũng được xây dựng trên sự cả tin này, và thành công rực rỡ cũng nhờ nó. Gia đình Park ngây thơ đến nực cười. Cứ như thể cuộc sống giàu sang về vật chất chính như một môi trường vô trùng đầy an toàn nuôi dưỡng họ quá lâu, khiến họ mất đi hoàn toàn sức đề kháng trước sự tấn công của hiện thực khắc nghiệt trong dáng hình của gia đình bốn người kia.

Quay lại với câu hỏi lớn. Tốt vì giàu hay giàu vì tốt, gia đình Ki-taek ngay lập tức đã được đặt vào một tình huống thử thách để tìm ra câu trả lời. Người quản gia đã bị đuổi đi bỗng chốc xuất hiện trong đêm mưa gió, xin được vào trong nhà để lấy món đồ bà ta để quên dưới tầng hầm. Sự xuất hiện trở lại của người quản gia này mở ra phần thứ ba của bộ phim, khi gia đình Park – hiện thân của tầng lớp thượng lưu tạm thời rút khỏi bộ phim, nhường lại sân khấu cho những người cùng một giai tầng và những vấn đề của riêng họ. Nếu phần thứ hai của phim làm mình thích thú vì kế hoạch được xây dựng tỉ mỉ, thì phần thứ ba của phim lại khiến mình hồi hộp vì sự vô kế hoạch của nó. Và khi con người hành động không có kế hoạch hay phán đoán cụ thể, thì thứ dẫn dắt họ tiến về phía trước chính là ham muốn và bản năng.

Ban đầu, người quản gia cũ cư xử với gia đình Ki-taek như những người cùng cảnh ngộ – nghèo khổ, phải đi làm thuê cho nhà chủ để kiếm tiền nuôi thân. Sự cảm thông này nhanh chóng bị xóa bỏ, và câu chuyện trở thành trận chiến giành thế thượng phong – một cái “thế thượng phong” khó hiểu khi cả hai bên đều phải lén lút. Điểm chung duy nhất giữa họ chỉ là ngày qua ngày họ đều bí mật “chấm mút” một chút từ gia đình nhà Park để vun vén cho bản thân mình.

Phim Parasite cũng đặt ra một ranh giới. Tiến đến ranh giới đó, bạn là người mưu cầu no ấm và hạnh phúc, đặt chân lên ranh giới đó bạn là kẻ sa ngã, còn vượt qua ranh giới đó, bạn rơi. Cũng không phải điều gì đặc sắc đúng không? Nhưng cách mà Bong Joon-ho thể hiện “cú rơi” đó lại khiến khán giả theo dõi bộ phim của ông cảm thấy đăng ngắt trong lòng.

Trường đoạn chạy trốn ấy, kết thúc bằng cảnh trong ngôi nhà ngập khép lại phần thứ ba của “Parasite”. Gia đình Ki-taek giống như chú nhện trong bài đồng dao con trẻ, Con nhện trèo lên máng nước, trèo mãi trèo mãi. Rồi một cơn mưa lại cuốn nó về điểm bắt đầu.

Sau cơn mưa là một ngày quang đãng đẹp trời. Gia đình Park quyết định tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho con trai họ. Và đây chính là lúc khán giả thấy được mép vực sâu hoắm ngăn cách giữa hai giai cấp – trên cùng và dưới cùng của xã hội. Bữa tiệc trong vườn không chỉ ê hề đồ ăn thức uống, nó còn quy tụ ở đó những gia đình thượng lưu khác, có ca sĩ hát opera, có những câu chuyện mà cả đời gia đình nhà Ki-taek cũng chẳng nói với nhau. Nhà Ki-taek vốn tự đắc họ nắm thóp được gia đình nhà Park, lừa đảo và kiếm tiền được từ họ, nhưng hóa ra đến phút sau cùng, những tổn thất mà họ gây ra cho gia đình thượng lưu kia lại chẳng bõ bèn gì. Ngược lại, bản thân họ vì cố gắng đeo bám nó mà đã tự sa vào vũng lầy không lối thoát, đánh mất cùng lúc cả nhân tính và chuỗi ngày sống thanh bần bên nhau.

Những ý nghĩa của phim Ký Sinh Trùng Parasite Tên phim Ký Sinh Trùng

“Ký sinh trùng” dễ hiểu nhất là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong phim thì dễ thấy nhất là gia đình ông Kim sống bám vào gia đình ông Park. Nhưng ở cái nhìn rộng hơn, từng thành viên nhà Park cũng là 1 dạng ký sinh.

Bên cạnh đó, cơn mưa là một hình ảnh vô cùng xuất sắc. Nó cho thấy thực chất con người cũng chỉ là loài ký sinh trên trái đất. Chỉ cần một cơn mưa lớn thì gia đình ông Kim tan hoang, còn gia đình ông Park cũng phải hủy mọi kế hoạch đặt ra.

Nhìn lại đi, có phải chúng ta đều là những ký sinh không? Nhỏ thì sống nhờ cha mẹ, lớn lên thì nhờ công ty, sếp thì phải ký sinh vào khách hàng, nghèo ký sinh giàu, nhưng nếu không có nghèo thì ai làm việc cho người giàu để họ ngồi hưởng thụ.

Poster với những gạch che mắt

Ý nghĩa của những gạch che mắt này chính là dù giàu hay nghèo thì con người vẫn đang bị che mắt mà sống. Giàu thì nhìn thấy đâu đâu cũng trắng, nghèo thì nhìn thấy cái gì cũng đen tối, tiêu cực.

Vì dải băng che mắt đó, nên không ai thấy được nổi khổ tâm, vất vả của người khác và điều đó tạo nên tất cả những bi kịch của cuộc đời này.

“Anh chắc rằng vẫn yêu vợ mình chứ?”

Câu này ông Kim hỏi ông Park 2 lần, một là sau khi bà Park sợ hãi nói chồng sẽ giết mình nếu biết mình mướn người ho lao vào làm việc, hai là sau đêm ông Kim “nghe” thấy hai vợ chồng ông Park làm tình.

Những dấu chỉ của sự nghèo

Cái nghèo ngập trong phim và không chỉ nằm ở “mùi” như đã diễn tả.

Gia đình ông Kim khui bia ăn mừng chỉ vì lý do là đã tìm được wifi. Khi làm giả giấy tờ, họ ngụy biện rằng họ không sai, chỉ là đang làm trước việc sẽ xảy ra, ngụy biện chối bỏ lỗi sai của mình. Khi thấy có người đụng vào gia đình họ thì đùng đùng cầm đá đòi đập chết người ta. Họ nghĩ rằng người giàu ngu ngốc, ngờ nghệch. Họ sống “không có kế hoạch”… Rồi khi xảy ra cơn mưa, thứ ông Kim cầm theo lại là những huy chương của vợ mình từng có, một kiểu sống bám vào quá khứ vẻ vang rất quen thuộc… và dùng cái nghèo làm khiên cho mọi sai phạm của mình. Vì nghèo nên tôi làm gì cũng được.

Cục đá trong phim, theo tôi nó đại diện không phải là cái nghèo đeo bám họ, mà nó đại diện cho lối suy nghĩ rằng “mình phải cố gắng giàu theo cách người ta đã giàu.”

Nó được người giàu tặng lại cho người nghèo vì muốn rằng họ sẽ giàu có lên, rồi cũng từ đó, cái ý nghĩ rằng phải giàu luôn đeo bám người nghèo. Y như khi chưa giàu, người ta cố gắng đọc những cuốn sách dạy làm giàu và ngây thơ tin rằng những kẻ giàu sẽ chỉ hết các bí quyết họ đã làm giàu ra sao trong sách.

Họ làm giàu bằng cách của người giàu đã làm. Thay vì lựa chọn đi bán pizza, họ lại đi làm gia sư theo sự sắp xếp của người giàu, cơ hội để lại từ người giàu vì người giàu phải “đi học” để giàu hơn. Tức là ngay từ đầu, họ đã không đi con đường của họ mà đi bằng con đường của người ta đã từng đi. Và mém chết vì hòn đá đó.

Vì vậy, chỉ đến khi họ đặt hòn đá lại vào nước, quăng nó đi và tự đi bằng con đường của họ thì lúc đó họ mới bắt đầu khá lên.

Ừ, rất quen ở Việt Nam.

Những người giàu

Người giàu trong phim được che đậy nỗi khổ khéo hơn và sâu hơn, vì cũng như cuộc đời này, người giàu khóc thì người ta sẽ nói, giàu như nó thì có cái gì mà khổ.

Nhà ông Park, thiếu tình yêu thương và sự bình đẳng trong gia đình kinh khủng. Sự trọng nam khinh nữ thể hiện ra rõ trong gia đình.

Một bên nghèo nói dối để bảo vệ nhau kiếm sống, một bên giàu nhưng nói thật cảm xúc của mình ra để tổn hại người thân.

Vợ chồng ông Park luôn tỏ vẻ đạo mạo, trang nghiêm, họ ghê tởm với hành vi của anh tài xế nếu anh làm tình sau ghế xe hơi họ. Để rồi khi cao hứng, họ nói với nhau rằng cảm giác này giống ghế sau xe hơi không, em có mặc cái quần lót rẻ tiền đó không, anh mua thuốc cho em đi… Họ thèm khát sự yêu đương hoang dại đó, nhưng chưa bao giờ dám thổ lộ.

Người giàu, nỗi khổ của họ chính là việc chưa bao giờ được sống thật với cảm xúc của mình.

Không có kế hoạch thì không sợ thất bại

Câu này chắc nhiều người tâm đắc, nhưng nghe nó vô cùng sai. Nó là kiểu ngụy biện của những người sợ thất bại rồi không dám làm bất cứ điều gì, cứ sống bừa bãi, hoang phí cuộc đời.

Khi cơn mưa xảy ra, không thể cắm trại, họ tính đến việc mai sẽ làm một buổi tiệc ngoài trời khác và nghĩ ngay rằng sẽ đi đâu, mua gì, gọi cho tài xế, trả thêm giờ, mời bạn bè… những thứ đó dù nhỏ, nhưng đều nằm trong tính toán của họ. Họ giàu vì sống một đời có kế hoạch, còn người nghèo thì “không cần kế hoạch” ra sao thì ra.

Và mỉa mai rằng, khi người nghèo muốn cứu cuộc đời của họ thì việc đầu tiên họ nói với nhau rằng, “con đã có một kế hoạch” và bắt đầu bằng cách đi bán pizza, thứ mà đáng lý ra từ đầu họ phải làm, là con đường riêng của họ.

Ấn ý chính trị trong phim Ký Sinh Trùng

Nếu đoạn sau mọi người đọc phụ đề tiếng Anh sẽ thấy nhạo báng Bắc Hàn với tên lửa và Great Leader, thì đoạn đầu cũng đầy mỉa mai.

Khi ông Kim nói rằng, dưới vĩ tuyến 38 (Parallel 38) này thì chỗ nào ông cũng biết. Vĩ tuyến 38 là dãi phân cách Nam Hàn – Bắc Hàn. Cũng như tới giờ, rất nhiều người vẫn còn nhớ đến… Vĩ tuyến 17 đó thôi.

Nói chung, phim Ký Sinh Trùng thì nên coi nhiều hơn một lần và để ý nghe kỹ hơn, cũng như là nhìn vào phụ đề tiếng Anh thì sẽ thấy nó… xuất sắc hơn.

Cả khúc cuối, “So long”… không nên dịch là “Tạm biệt”.

Qua Cả Kỳ Diệu và Nguyễn Ngọc Thạch

Giải Mã Những Chi Tiết Ẩn Ý Trong Phim ‘Ký Sinh Trùng

Chuyện phim Ký sinh trùng (Parasite) theo chân gia đình nghèo bốn người gồm ông bố Ki Taek (Song Kang Ho), bà mẹ Choong Sook (Jang Hye Jin) thất nghiệp ở nhà, con trai cả Ki Woo (Choi Woo Sik) phụ việc bố mẹ sau bốn lần thi trượt đại học và em gái Ki Jung (Park So Dam) phải nghỉ học do không đủ tiền trả học phí. Cuộc sống gia đình sang trang mới sau khi Min Hyuk (Park Seo Joon) – bạn thân của Ki Woo – mang đến tặng hòn đá tài lộc và nhờ Ki Woo làm gia sư thay mình tại một gia đình giàu có.

Hòn đá làm cầu nối đưa ký sinh trùng gặp vật chủ

Trước khi Ki Woo được Min Hyuk giới thiệu làm gia sư tại nhà ông Park, gia đình ông Ki đã sớm bộc lộ tư duy “ký sinh trùng”. Cả nhà thường tìm những Wifi không đặt mật khẩu để sử dụng Internet, thậm chí còn thoải mái ngồi lên bệ nhà vệ sinh chỉ vì bắt Wifi “chùa”. Trong một cảnh quay khác, Ki Woo cùng em gái Ki Jung nài nỉ người bán pizza đuổi việc nhân viên làm parttime để mình được thế chỗ. Sau này, cả nhà ông Ki cũng lên kế hoạch làm người khác bị sa thải để gia đình mình thế chân.

Một cảnh quay vừa đậm chất châm biếm, vừa báo hiệu về số phận ký sinh trùng của gia đình ông Ki là lúc xe phun thuốc diệt côn trùng đi qua, cả nhà không đóng cửa sổ để được diệt côn trùng miễn phí. Chất xịt côn trùng làm ba mẹ con ho sặc sụa còn ông Ki Taek thì cố lờ đi. Thực chất sau này, cả nhà Ki đều trở thành loài ăn bám giống như bầy gián trong nhà họ: sống ở nhà người khác rồi chạy toán loạn khi thấy họ trở về nhà.

Trong cảnh quay chuyển mạch phim, Ki Woo rời khỏi tổ ấm của mình để đến nhà ông Park. Anh phải đi lên cầu thang, tượng trưng cho việc gia đình ông Park ở địa vị cao, thượng lưu trong xã hội, không giống như khi đến nhà ông Ki, mọi người phải bước xuống những bậc cầu thang – bước đến vị trí tận cùng xã hội. Choáng ngợp trước cơ ngơi đồ sộ của nhà ông Park, Ki Woo tìm cách kéo tất cả thành viên trong gia đình vào làm việc: em gái Ki Jung làm giáo viên trị liệu mỹ thuật, ông Ki trở thành lái xe còn bà Choong Sook làm quản gia.

Tại nhà của ông Park, cậu con trai Da Song có các hành động kỳ quái, những biểu hiện sau này được lý giải bằng việc Da Song gặp ma vào sinh nhật ngày bé của mình. Thực chất, bức tranh tự họa mà bà Yeon Kyo treo tại phòng ăn vẽ “con ma” mà cậu bé nhìn thấy trong nhà, cũng chính là chồng của bà quản gia cũ sống ở căn hầm bí mật tại nhà ông Park. Khi Ki Jung phân tích mảng đen trong bức tranh thể hiện sự hoảng loạn, thiếu an toàn của Da Song, bà Yeon Kyo đã đau đớn nói rằng: “Vậy mà tôi đã ngắm nó vào mọi bữa ăn”. Thế nhưng thực chất, không chỉ riêng mảng tô đen, người đàn ông trong bức tranh cũng sống ngay dưới căn bếp mà bà Park không hề hay biết.

Ai là ký sinh trùng, ai là vật chủ?

Trường đoạn gia đình ông Ki uống rượu no say, ngắm mưa rơi tại căn biệt thự khi nhà ông Park đi vắng đem đến cảm giác khó chịu lẫn lo sợ cho người xem. Bởi giống như loài gián, chỉ cần ông Park mở cửa và bước vào, mọi lớp ngụy trang hào nhoáng bên ngoài của loài ký sinh trùng đều bị lật tẩy. Để rồi cái đêm định mệnh đó chứng kiến cuộc đấu tranh sống còn của hai loài ký sinh trùng cùng muốn ăn bám, hút máu vật chủ.

Cũng sau đêm mưa đầy biến động, những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội buộc phải gạt bỏ mọi ảo tưởng xa hoa và trở về nơi họ thuộc về một cách đầy nhục nhã, ê chề. Ngắm mưa là thú vui tao nhã của người giàu, nhưng cơn mưa có thể cuốn trôi mọi tài sản của kẻ nghèo hèn. Mới trước đó, Ki Woo khen em gái Ki Jung thực sự hợp với hình ảnh nằm trong bồn tắm, sang chảnh xem phim. Chỉ không lâu sau, cô phải ngồi trên chiếc bồn cầu đang trào nước bẩn ra ngoài, tay cầm điếu thuốc hút bất cần.

Còn ông bố Ki Taek, ông bị đánh thẳng vào cái tôi khi bị ông Park chê mùi “như củ cải thúi”. Đó là mùi của cái nghèo, cái hèn mà không sữa tắm, bột giặt nào có thể xóa đi. Khi trận mưa cuốn sạch đồ đạc trong nhà, ông vội vã tìm đến tấm huy chương – thứ duy nhất vớt vát lòng tự trọng của kẻ nghèo hèn.

Trong khi đó, Ki Woo mang theo hòn đá “vì nó cứ mãi đeo bám”. Hòn đá giờ đây là hiện thân của áp lực nặng nề khi phải sống giả tạo, trở thành ký sinh trùng bòn rút lòng tin từ người khác. Từ vật mang đến may mắn, tiền tài cho gia chủ, hòn đá trở thành vũ khí giết người; còn đức tin được gửi gắm trong nó bị biến dạng, méo mó thành những ảo tưởng xa hoa. Và niềm tin mà cậu bạn Min Hyuk dành cho Ki Woo cũng chẳng khác gì.

Cũng trong đêm mưa đó, có một sự thật được hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết: nhà giàu cũng là những ký sinh trùng. Họ vốn không thể sống được nếu không có kẻ nghèo: không ai nấu nướng, dọn dẹp, không ai lái xe. Bà vợ ông Park thực chất cũng chỉ là người phụ nữ đầu óc đơn giản, sống lệ thuộc vào tiền của chồng. Cô con gái Da Hye không được bố mẹ quan tâm, phải bấu víu lấy tình cảm nam nữ đầy ảo mộng. Còn ông Park là ký sinh trùng của thứ ảo vọng về sự giàu có, tình yêu và hạnh phúc. Vậy nên, “Anh có yêu cô ấy không?” là câu hỏi mà ông Ki luôn dành cho ông chủ của mình.

Trong khi đó, cậu bé Da Song thích làm thổ dân và dựng lều vì cảm thấy sợ hãi, thiếu an toàn với chính nơi gọi là nhà.

Ký sinh trùng giết chết vật chủ và tiếp tục cuộc sống ăn bám với một vật chủ khác

Để cứu vợ mình trong cơn hấp hối, người đàn ông sống dưới tầng hầm bấm bật tắt công tắc bóng đèn để tạo ra mã Morse nhằm kêu cứu. Đứa bé Da Song thích làm hướng đạo sinh giải mã được lời kêu cứu này theo sự nhấp nháy của bóng đèn, nhưng hoàn toàn không biết có sự tồn tại của người đàn ông dưới hầm.

Vậy nên, trong tiệc sinh nhật của mình, Da Song nãy ra ý tưởng trở thành thổ dân cứu giúp cô Jessica (Ki Jung) khỏi người xấu. Thế nhưng cũng trong khoảng khắc định mệnh đó, kịch bản một lần nữa lặp lại, người đàn ông dưới tầng hầm bất ngờ xuất hiện, đâm chết Ki Jung ngay trước mặt Da Song, khiến cậu ngất lịm đi vì shock.

Về phía ông Ki Taek, ông Ki lúc này đã quá đỗi căm phẫn cái nghèo sau khi bị ông Park chê mùi hôi, thấy bà Park thích thú với cơn mưa – thứ vừa ngày hôm qua làm cuốn trôi hết đồ đạc trong nhà ông – đồng thời lén kéo cửa kính xe xuống vì không chịu được mùi của ông. Sự căm phẫn càng lên đến đỉnh điểm khi ông Park bịt mũi lại vì mùi hôi của chồng bà quản gia cũ, cũng như không quan tâm đến sự sống chết của Ki Woo và Ki Jung. Vì thế, ký sinh trùng vùng lên giết chết vật chủ của mình.

Sau khi vật chủ chết đi, ký sinh trùng tiếp tục tìm một vật chủ khác. Và phía sau những cuộc sống xa hoa, còn biết bao những ký sinh trùng như thế. Hòn đá là vật xuất hiện từ đầu đến cuối phim, mở đầu và cũng kết thúc chuỗi bi kịch. Thế nhưng, mẹ con bà Park giờ đây sẽ sống sao, cậu bạn Min Hyuk sẽ ra sao sau khi biết mọi chuyện… chắc chắn là những câu hỏi gây ám ảnh cho khán giả.

Đánh Giá Và Giải Thích Phim Ký Sinh Trùng (Parasite) 2023

Không ai trong số họ bệnh nặng hay già yếu. Hai đứa con thì cao ráo xinh gái đẹp trai. Hãy nhớ tới phân cảnh cô tiểu thư nhà giàu họ Park đã say nắng anh chàng gia sư Ki-Woo rồi lại ngầm ngưỡng mộ xen lẫn ghen ghét sự xinh đẹp của cô em gái Ki-Jung, thêm sự việc anh lái xe thả thính Ki-Jung trong lúc đưa cô về nhà thì đủ biết là nhan sắc hai anh em nhà này không phải dạng vừa đâu.

Ki-Woo thì được cậu bạn thân nhận xét là “Đám sinh viên dạy tiếng Anh sao qua được cậu”, còn cô em gái Ki-Jung thì xem một lần trên mạng cũng phán được về trị liệu mỹ thuật như đúng rồi. Và khi họ kết hợp với nhau để cướp việc của người khác thì thôi rồi, kế hoạch đẹp một cách nghệ thuật và tất nhiên là bất bại luôn.

Nhưng tại sao gia đình này lại chịu sống trong một căn nhà rách nát bẩn thỉu và tìm mọi cách dùng Wifi chùa ngay cả khi phải chui vào nhà vệ sinh? Câu trả lời vì họ không muốn làm việc nặng với giá rẻ mạt.

Những con người thông minh mạnh khỏe này nhận một công việc rất nhẹ nhàng là gấp hộp pizza tại nhà, và rồi họ cũng chả mấy chú tâm khi làm sai tới ¼ số hộp vì cho rằng tiền lương rẻ quá. Công việc mà họ mơ ước phải là nhàn nhã lại lương cao, hào nhoáng mà lại dễ dàng.

Thế nên đáp án mà tất cả đều mong chờ là: thủ đoạn lừa đảo. Khi cơ hội tới, họ sẵn sàng dùng mánh khóe để cướp đi công ăn việc làm của những con người lương thiện khác chỉ với một chút xíu ân hận, hối lỗi lướt qua trên đầu môi.

2. Sự ghen ghét hay đổ lỗi và luôn cảm thấy bất công

Không khó để nhận ra thói quen hay đổ lỗi và ghen ghét những người giàu của gia đình nghèo Ki-Woo. Ngay ở phần đầu phim Ký Sinh Trùng (Parasite), khi họ làm hỏng tới 25% số hộp pizza mà chỉ bị trừ 10% lương – họ vẫn đem sự nghèo khó của mình ra để lấy lòng thương hại “Nhà chúng tôi đã nghèo thế này mà cô còn nỡ trừ tiền công sao”. Trong hoàn cảnh nào thì gia đình này cũng cho rằng họ nghèo khó là do số phận và do ai đó khác chứ không phải chính bản thân họ.

Những diễn biến sau đó vô cùng hợp lý với xu hướng tâm lý này của ông bố nhà nghèo Ki-Taek: từ việc ông khó chịu khi bà Park đi siêu thị không cần nhìn giá cho tới khi ông cảm thấy mình bị khinh rẻ vì có mùi nghèo hèn, rồi tiếp đến ông cầm dao đâm chết ông chủ Park – người đang trả tiền nuôi sống cả gia đình mình. Diễn biến này là dạng tâm lý: tôi khốn khổ thì các người cũng không được sống yên ổn.

Sau khi ông Park mất, bà Park và các con có lẽ đã phải bán căn nhà sang trọng vì không còn đủ kinh tế như khi ông chồng còn sống. Điều đó sẽ làm thỏa mãn tâm lý dìm người giàu xuống của ông Ki-Tea

Qua đoạn này lại lạm bàn tới hai loại ký sinh trùng trong phim: một loại là gia đình bà quản gia – loai này sống nhờ vật chủ nhưng luôn biết ơn. Bà vợ thì tận tụy, ông chồng thì gõ Moocs code hàng ngày để cảm ơn ông chủ Park đã cho ăn. Còn loại thứ hai là gia đình nhà Ki: Không những ăn bám vật chủ, chúng còn có ý định làm chủ cả ngôi nhà và giết luôn vật chủ nếu cùng đường.

3. Nhân vật chính trong phim Ký Sinh Trùng (Parasite)

Là Ki-Woo. Chính là cái cậu trai nhạt nhẽo chả có tài năng gì nhiều ngoài đẹp trai. Mới đầu xuất hiện cậu ta nhạt nhòa nhất cả cái gia đình luôn: ăn nói không lanh lẹ như bà mẹ, cử chỉ vụng về hơn ông bố, thần thái lại chả bằng cô em cool ngầu.

Nhưng càng về cuối phim cậu ta càng tỏ rõ là nhân vật thao túng toàn bộ mạch phim Ký Sinh Trùng (Parasite). Từ việc sẵn sàng cướp người trong mộng của bạn thân (cô tiểu thư họ Park) để mong giàu có cho tới việc cầm hòn đá đi định giết chồng bà quản gia.

Trong tất cả các hành động, Ki-Woo đều thực hiện với một dã tâm lớn trong một vẻ hiền lành đến mức làm người ta mất cảnh giác (Chả thế mà cậu bạn thân đã an tâm giao crush vào tay Ki- Woo trước khi đi du học, ai ngờ là giao trứng cho ác)

Cuối phim Ký Sinh Trùng (Parasite) kết thúc bằng cảnh cậu ngồi trong căn nhà hầm tù túng của mình sau khi cha mình ngồi tù, kế hoạch của cậu ấy là “Con sẽ kiếm nhiều tiền để mua lại ngôi nhà sang trọng kia, cha có thể bước lên đàng hoàng”.

Nhưng sau tất cả, ngay cả khi cha ngồi tù và em gái mất, cậu ta chưa bao giờ bước lên làm chủ căn nhà hay kiếm sống mà tất cả là chỉ là kế hoạch cậu ta tự huyễn hoặc trong đầu. Chưa một lần nào cậu ta lao động để đạt được cái kế hoạch đề ra đó hay để gánh vác gia đình dù là một thanh niên đẹp trai thông minh khỏe mạnh.

Nhưng cuộc sống mà, y như người cha cậu ta đã nói: Đừng lên kế hoạch, cuộc đời sẽ không bao giờ vận hành theo cách chúng ta muốn.

Đến đây thì lý thuyết vô thường của Châu Á vốn là mạch ngầm trong phim lại nổi lên một cách thông suốt: cuộc sống luôn gồm những điều mà con người ta không thể ngờ tới được. Lúc vào làm gia sư chính Ki-Woo cũng không ngờ câu chuyện đi xa như vậy, lúc bà chủ tổ chức bữa tiệc cũng không nghĩ sự kiện vui vẻ lại hóa thảm họa như thế.

Và chính yếu nhất vẫn là hòn đá mà cậu bạn tặng Ki-Woo: Hòn đá mang lai may mắn về mặt tiền bạc nhưng cũng mang lại tai họa. Nếu không có vận may ban đầu, chắc nhà Ki -Woo sẽ chỉ sống nghèo khổ chứ không tới mức người chết, người chạy trốn, người phải mổ não.

Qua bao biến cố, hòn đá vẫn y nguyên, căn nhà sang trọng không thay đổi nhưng số phận bao nguời đã khác – Thông điệp về sự vô thường giống như một sợi chỉ kết nối toàn bộ các sự kiện và xuyên suốt cả mạch phim, thể hiện rõ triết lý Châu Á của bộ phim.

4. Vai trò của phụ nữ và trẻ em trong xã hội Hàn Quốc

Ai cũng nghĩ là người giàu thì sướng hơn nhiều người nghèo. Ok! Nextphim cũng nghĩ thế trong phim Ký Sinh Trùng (Parasite) như vậy. Nhưng bộ phim đã cho thấy cuộc sống của những người nghèo nhà họ Ki còn hạnh phúc hơn nhà Park rất nhiều.

Bà vợ của nhà họ Ki có thể oánh lại ông chồng ngay khi mình muốn, bà chủ nhà họ Park luôn sợ hãi chồng. Tới mức khi tuyển gia sư cho cậu con trai mà chồng quý như vàng ngọc, bà còn ngồi run rẩy tới mức không định thần nổi. Còn ông chủ đối Park đối với bà vợ xinh đẹp và sang trọng của mình thì sao: khi được hỏi có yêu vợ không, ông nghĩ lâu lâu rồi thả một câu “Cứ cho là có yêu đi”

Còn nhà Park thì cô con gái thậm chí còn không có cảnh nào được nói chuyện với bố của mình (Rõ ràng vai trò của cô tiểu thư nhà họ Park trong gia đình là rất thấp) khiến cô bé luôn rụt rè e sợ trong chính nhà mình, cậu chủ nhỏ họ Park thì luôn chịu áp lực gắng sống như một thiên tài theo kỳ vọng của bố mẹ dù sự thật không phải như thế.

5. Hình ảnh ẩn dụ về Mùi Nghèo Khó trong phim Ký Sinh Trùng (Parasite)

Trong phim có vẻ như để cho ông chủ Park tỏ ý khinh khi những người nghèo khi nói họ có mùi của “Củ cải thối” và “Giẻ lau”. Nhưng tại sao chúng ta không phê phán người nghèo khi họ nó người giàu có mùi của Channel hay Gucci. Hai câu nhận xét đều phản ảnh sự thật, thì câu nói khen tốt còn câu chê thì xấu sao?

Về căn bản thì ông này chết hơi bị oan: chỉ vì dám nói xấu sau lưng không đúng người. Ông này đen gặp ngay ổ trùng độc, mở miệng cái nó cắn chết queo.

6. Tương lai của một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc

Nếu như đàn con nhà họ Ki lớn lên sẽ giống như ông bố lười lao động lại hay đổ tội cho người khác của họ, thì tiểu thư họ Park sẽ lớn lên giống như bà mẹ hay run sợ người đàn ông trong nhà, và cậu chủ nhỏ Park sẽ lớn lên lạnh lẽo, kiêu ngạo và hay xét nét như người cha của mình. Nếu chú ý sẽ thấy cảnh cậu ta đọc được thư cầu cứu bằng tín hiệu Moocs của ông chồng bà quản gia nhưng đã lựa chọn lờ đi không để ý tới.

Bằng chứng là đoạn cuối phim Ký Sinh Trùng (Parasite), Ki-Jung đã định xuống dưới hầm để xin lỗi và cứu vợ chồng bà quản gia. Cái chết của cô gái này là hình ảnh ẩn dụ của một vấn đề trong xã hội Hàn Quốc: Nếu không được bảo vệ bởi tiền (Như những đứa trẻ nhà họ Park) hay thủ đoạn độc ác (giống như ông anh Ki-Woo) thì cuối cùng chính những người trẻ này có thể sẽ chịu hậu quả của những sự đấu tranh của nhiều thế lực đen tối trong xã hội.

Đi phỏng vấn xin việc ư? Hãy nói về những lý tưởng cao sang kiểu “em nên coi đây là một bài thi mà hãy coi nó là một chiến trường….”

Muốn tăng nhu cầu khách hàng và tăng giá ư? Hãy tạo sự khan hiếm giả tạo “Cô Jessica học từ Oxford về nhưng tôi không dám chắc cô ấy có rảnh để dạy không?”

Muốn phục vụ người giàu ư? Hãy thêm vào những điều kiện khó khăn khi đăng ký kiểu hãy kê khai cho tôi số thu nhập xem ông bà có đủ điều kiện làm thành viên không…

Mạch phim nhanh và nén một lượng khủng khiếp các ẩn dụ như vậy (Còn chưa có điều kiện phân tích hình ảnh cơn mưa cuốn toàn bộ cặn bã của xã hội thượng lưu đổ xuống dưới hạ lưu, rồi các đoạn slow motion tuyệt đẹp trong phim, rồi cả nhạc phim siêu xuất sắc), không trách phim đạt Giải Cành Cọ Vàng là hợp lý lắm rồi.

Phim Ký Sinh Trùng ( Parasite) đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

Giải Mã 7 Biểu Tượng Đặc Sắc Ẩn Dụ Trong Phim Ký Sinh Trùng (Parasite)

Các yếu tố ẩn dụ được lồng ghép tài tình và tường tận trong phim Ký Sinh Trùng (Parasite). Tác phẩm gây “sốt” của đạo diễn Bong Joon Ho sở hữu 1 cốt truyện thường nhật nhưng đầy gay cấn, đặc sệt âm hưởng thời đại qua những biểu tượng vừa lạ vừa quen.

Giống như câu nói của Ki Woo, hòn đá luôn đuổi theo anh. Nó đã xuất hiện ở đầu phim, giữa phim và kết phim Ký Sinh Trùng. Ban đầu, Ki Woo nhận hòn đá này từ người bạn thân với lời chúc may mắn. Kỳ thực sau đó anh đã có cơ hội đổi đời khi tiếp cận 1 gia đình giàu có. Tuy nhiên, cơ hội là cơ hội, việc Ki Woo tận dụng cơ hội đó là một chuyện khác. Chính khao khát đổi đời bằng “kế hoạch” ấy khiến cho vận may trở thành rủi ro.

Trong lần đầu vào nhà giàu, bà chủ dẫn Ki-woo xem bức tranh ngượt ngoạc của đứa con nhỏ Da Song. Bà ta tưởng rằng đứa bé gặp vấn đề tâm lý, còn khán giả thì khá hoang mang. Bức tranh xuất hiện 1 gương mặt méo mó, 1 mũi tên chỉ dẫn, 1 hình tam giác. Đến 2/3 phim, bạn sẽ nhận ra, gương mặt trong tranh chính là chồng của người giúp việc cũ nhà ông Park sống dưới căn hầm 4 năm, mũi tên là đường từ căn hầm, còn tam giác là túp lều Da Song hay trốn mỗi khi sợ hãi.

Bối cảnh trong phim Ký Sinh Trùng dường như chỉ tập trung ở 4 địa điểm: 1 căn biệt thự siêu sang, 1 căn hộ xập xệ, con đường qua lại giữa 2 nơi này, và 1 căn hầm. Trong phim, nhà của gia đình Ki Woo đúng nghĩa “mặt đất là cả bầu trời” – nhà thấp hơn mặt đất, sàn nhà thấp hơn bồn cầu, ám chỉ thân phận dưới đáy xã hội. Trong khi đó, nhà của gia đình giàu ở trên một dốc cao, có riêng khu vườn, bầu trời – tạo cảm giác chủ nhân là “Chúa”.

4. Căn hầm trong phim Ký Sinh Trùng

Sự xuất hiện của “căn hầm” giúp bộ phim tăng lên chất kinh dị và ly kỳ. Nhưng đó có lẽ cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống ký sinh. Căn hầm tối tăm này ký sinh trong ngôi biệt thự lo tớn. Người nghèo ký sinh trong căn nhà người giàu. Không chỉ gia đình Ki Taek ký sinh vào gia đình ông Park mà hơn một. Nếu gia đình Ki Taek là vật ký sinh mới thì vợ chồng người giúp việc là vật ký sinh cũ.

Mưa là một biểu tượng rất đỗi quen thuộc, nhưng trong phim Ký Sinh Trùng – Parasite nó không hề mang yếu tố diễm tình. Ngược lại, mà là sự giễu nhại về cảm quan giữa người giàu người nghèo. Ngồi trong căn biệt thự nhìn ra ngoài, mưa mang tới sự kích thích (đến độ vợ chồng Park đã “làm tình, và đứa con cắm lều trong mưa). Nhưng ngoài kia, mưa lại là cơn “ác mộng” đối với cả khi phố nghèo, đó là sự ủ dột, lũ lụt, ngập chìm, trốn chạy.

Cảnh tượng 2 cha con nhà Ki Taek chạy bước xuống từng bậc thang, tầm tã trong mưa trở về khu phố nghèo, căn hộ ngập chìm trong biển nước, tiếng gọi kêu cứu… thật sự gây ám ảnh tột cùng cho người xem. Sau cơn mưa, vợ chồng Park đón nhận ánh sáng non tươi. Còn cha con Ki Taek như được “gột rửa” để nhận ra thân phận của mình.

Trong bóng tối có tia hi vọng, điều này rất giống với hình ảnh bóng đèn chớp tắt trong phim Ký Sinh Trùng. Bóng đèn ở đó vừa là ngôn ngữ vừa là cảm xúc. Đó là nỗi cô đon mà ông bố Ki Taek phải gánh chịu cho hành động của mình. Cũng làm tôn thêm nỗi chua chát, thèm khát ánh sáng mặt trời… nhưng không thể tới được. Bóng đèn là hi vọng nhỏ nhoi, lời kêu cứu thủ thỉ, lời sám hối muộn mạng… lưu luyến người xem.

“Mùi” là nguyên nhân dẫn đến hành động “sát thương” ở cuối phim Ký Sinh Trùng. Người giàu luôn tỏa ra hương thơm còn người nghèo lại ủ mùi hôi (do sống ở môi trường ủ dột, ô nhiễm). Trong phim, nếu vợ chồng nhà Park luôn xịt nước hoa để cơ thể thơm thơ thì gia đình nghèo Ki Taek phải “tắm” thuốc khử côn trùng gây bệnh ở khu phố nghèo.

Bộ phim Ký Sinh Trùng gây cảm giác bần thần, choáng váng và xúc động. Phim đang chiếu tạp rạp, đừng bỏ qua!