Pro có ý nghĩa thế nào trong các lĩnh vực?
Trong game, Pro có nghĩa là gì?
Dẫn chứng cụ thể : tuyển thủ levi của Boba Marine từng trình diễn game hay bằng nhân vật Lee Sin khiến nhiều tuyển thủ trên thế giới nể phục.
Đạt tới mức PRO như vậy bạn phải chứng tỏ mình trước nhiều người và được nhiều người khen ngợi hay ngưỡng mộ, đôi khi trong quá trình ăn may bạn cũng có thể trở thành PRO trong một giây phút chơi cùng bạn bè.
Với những sản phẩm hay phần mềm đi kèm chữ PRO sẽ nhấn mạnh thêm mức độ chuyên nghiệp của sản phẩm đó hoặc nếu đã có chữ PRO nhưng sẽ có nhiều phiên bản cái tiến như CVB Pro 1, CVB Pro 2.v.v…
Macbook pro;
Titanium backup pro;
Battery doctor pro.
Trong tiếng anh, Pro có nghĩa là gì?
Professional : chuyên nghiệp, nhà nghề (mang ý nghĩa mặt tích cực)
Pros : Pro là viết tắt của public relations office : nghĩa là người làm công tác giao tiếp, phát ngôn viên, viết tắt của professional: đấu thủ nhà nghề. Một tay nhà nghề, chuyên nghiệp, bá đạo nhất là khi nói về vận động viên thể thao như professional.
Trong thể thao, khi đánh giá một vận động viên nào đó là Pờ rồ thì có nghĩa là đang nhận định đó là một vận động viên chuyên nghiệp, nhà nghề và có kĩ năng rất cao.
Trong đời sống Pro có nghĩa là gì?
Pro bùng nổ từ khi game online du nhập vào Việt Nam. Các game thủ gọi nhau là Pro và cố gắng để trở thành Pro trong mắt người khác, dần dần từ Pro bước ra đời sống. Thoáng đầu xuất hiện, từ Pro gần như không được nhiều người chào đón và tạo nên cơn sốt dư luận nhưng dần dần, từ Pro lại tồn tại tự nhiên như chúng được sinh ra từ đất Việt.
Pro ngoài được hiểu là danh từ (người chuyên nghiệp, tài giỏi xuất sắc), ví dụ:
Mình sắp xa Pro (pờ rồ) rồi!
Pro (pờ rồ) của mình thật tốt
Pro (pờ rồ) của mình là soái ca đấy!
“Trò chuyện như một Pro (pờ rồ)” là tên gọi của một khóa học được giới trẻ yêu thích. Vậy Pro (pờ rồ) ở đây được hiểu là thế nào? Pro (pờ rồ) ở đây sẽ được hiểu là một người giao tiếp tốt, giao giỏi và giao tiếp thông minh. Vậy tại sao người ta không đặt tên ” Trò chuyện như một chuyên gia” mà lại đặt tên “Trò chuyện như một Pro)?
Pro còn được biết đến như một tính từ. Một số câu sử dụng Pro là một tính từ:
Anh ấy thật Pro (pờ rồ)!
Chị ấy Pro (pờ rồ) thật!
Cậu rất pro (pờ rồ) đấy!
Pro đọc là pờ rồ thì còn có cách đọc ngắn gọn khác là rồ. Cách này thường được các bạn trẻ nói nhanh hay để khen tặng nhau, như:
Mày rồ thật đấy!
Rồ ở đây là pờ rồ (Pro) nghĩa là xuất sắc. Đặt trong nhiều ngôn cảnh thì pờ rồ sẽ có nhiều tầng nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung cũng mang ý nghĩa tốt đẹp, xuất sắc.
Cách nói pờ rồ là đọc chệch mang ý nghĩa vui vẻ nhưng nó lại thông dụng hơn cách đọc Pro rất nhiều. Sự thật là trong các cuộc trò chuyện nếu ai đó nghiêm túc nói là Pro sẽ nhận được rất nhiều ánh nhìn kỳ lạ từ nhiều người khác. Pờ rồ hay rồ đã trở thành cách nói của người Việt và đi sâu và suy nghĩ của mọi người.
Pờ rồ được xếp vào tầng từ vựng không thể dịch được ra tiếng Việt. Chúng ta không thể dịch Pro (pờ rồ) thành chuyên nghiệp, chuyên môn hay xuất sắc được vì sắc thái của từ Pro không hề giống với những từ đó. Điều này đồng nghĩa từ Pro cũng không hề đồng nghĩa với một từ nào trong tiếng Việt, gần nhất chỉ là gần nghĩa mà thôi.
Pro đã không được dùng phổ biến rồi thì từ viết nguyên văn của nó là Professional lại càng ít được sử dụng hơn nữa. Từ này chỉ được xuất hiện trong các văn bản mang tính nghiêm trang và quy phạm.
Pờ rồ (pro) hay bị nhầm với từ Bờ rồ (bro). Bờ rồ (bro) là viết tắt thông dụng của từ Brother, có nghĩa là: anh (em), ông anh (em), đại ca, người anh em.
Trong trường hợp có một ông anh giúp đỡ nói: “cảm ơn bờ rồ” (cảm ơn người anh em) thì cũng tương tự nói “cảm ơn pờ rồ” (cảm ơn chuyên gia). Chính vì thế có rất nhiều người bị nhầm bởi hai từ này.
Trên thực tế “p” và “b” trong tiếng Việt được phát âm gần như giống nhau và nếu không biết nên giấy chúng ta sẽ khó mà phân biệt được sự khác biệt trong từ “pờ rồ” và “bờ rồ”. Vậy là thế nào để không bị nhầm lẫn giữa các vấn đề trên? Đơn giản là chúng ta nên đặt câu nói ấy vào ngôn cảnh. Dựa vào ngôn cảnh và vai vế của người trò chuyện để chúng ta hiểu họ đang cảm ơn người anh em hay đang cảm ơn một chuyên gia trong một lĩnh vực.
Ngoài việc mang ý nghĩa tích cực thì pờ rồ (Pro) còn được người ta sử dụng để châm biếm, chế cười vụng về, kém cỏi nhưng thích thể hiện. Ví dụ:
Mày pờ rồ (Pro) thật luôn đó!
Mày rất pờ rồ (Pro)!
Những câu nói này thoáng nghe bạn sẽ nghĩ là khen nhau nhưng thật sự không đơn giản như vậy. Bằng ngữ điệu khác nhau thì từ pờ rồ (Pro) sẽ mang những ý nghĩa khác. Nhấn mạnh từ pờ rồ (Pro) để tạo ra hàm ngôn chê cười cũng không quá xa lạ với các bạn trẻ.
Nhiều bạn trẻ mới lớn rất thích thể hiện mình, thùng rỗng kêu to sẽ được chê cười thành cách pờ rồ. Có nhiều người sau khi nghe được câu nói này lại rất vui vì nghĩ mình được khen tặng nhưng thật ra mình đang bị chê cười. Rất lâu về sau các bạn mới hiểu được ý nghĩa thâm thúy của nó. Đây cũng là một trong những cách dùng vui vẻ, ấn tượng khiến cho từ pro càng ngày càng lan tỏa hơn.