Protein Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Protein

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Protein là gì

Protein là gì? Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.

Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào.

Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.

Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất.

Quá trình phát triển của cơ thể, từ việc hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein.

Phần lớn các chất vận chuyển các chất dinh dưỡng là protein. Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức căn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.

Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion.

Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể.

Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virut, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.

Cơ thể người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 0,8 gam protein trên 1kg cân nặng. Ở những người thường xuyên tập luyện thể thao, vận động thể lực thì cần từ 1,2 đến 1,8 gam protein trên 1kg cân nặng. Như vậy, nếu một người cân nặng 60kg thì cần khoảng 48- 108g protein/ ngày. Chế độ ăn quá thiếu hay quá thừa protein đều không tốt cho sức khỏe. Có hai loại protein là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh có trong các thức ăn nguồn gốc động vật, protein không hoàn chỉnh có trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Nên sử dụng kết hợp các nguồn protein để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Một số loại thức ăn chứa nguồn protein dồi dào như:

Thịt: ngoài chứa nhiều protein, thịt còn chứa vitamin B cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Một số loại thịt như thịt bò, thịt cừu còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm.

Hải sản như tôm, mực, cá hồi,.. là những nguồn protein tốt cho sức khỏe, chứa nhiều omega-3 tốt cho tim mạch.

Trứng: một quả trứng chứa tới 6 gam protein. Trứng còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng để cấu tạo nên tế bào.

Đậu nành là một protein thực vật cung cấp nhiều acid amin thiết yếu. Các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất trong đậu này giúp phòng chống ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngũ cốc: 26 gam ngũ cốc chứa tới 6 gam protein. Các protein được cung cấp từ mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám rất phong phú và chất lượng cao.

Khi chế độ ăn hàng ngày nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng nhu cầu protein trong thời gian kéo dài, cơ thể có thể gặp các tình trạng như:

Yếu cơ, giảm cân, thậm chí mất cơ

Suy giảm miễn dịch: do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh nên khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch.

Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ

Cơ thể bị phù nề: do protein cấu tạo nên các tế bào, giúp duy trì cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ protein, những cấu trúc này bị phá vỡ, các chất lỏng bị rò rỉ, gây tình trạng phù nề, tích tụ chất lỏng.

Khó ngủ, tâm trạng thất thường

Gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, như đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi,…Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa protein bao gồm:

Tình trạng khát nước: khi ăn nhiều đạm thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt, lượng nước tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm thấy khát hơn.

Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn giàu đạm thường ít hoặc không có chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…

Tình trạng trầm cảm và lo lắng

Tăng cân, béo phì

Hơi thở có mùi

Để cơ thể phát triển khỏe mạnh, cần có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng các nguồn thực phẩm. Chú ý lựa chọn nguồn bổ sung protein thích hợp, kết hợp protein thực vật và động vật để đảm bảo lượng protein cung cấp cho cơ thể hàng ngày.Hạn chế các thức ăn protein giàu chất béo. Bổ sung chế độ ăn các chất xơ như rau, các loại hạt, trái cây để tăng cường hệ tiêu hóa, cung cấp vitamin, các khoáng chất. Bản chất của Protein là sự kết hợp của các Axit amin. Có khoảng 23 loại axit amin khác nhau cần thiết cho cơ thể để hoạt động một cách trơn tru nhất. Các loại axit này kết hợp với nhau tạo ra các loại Protein khác nhau. Nhưng với người tập Gym thì chỉ cần quan tâm tới 2 nhóm chính sau:

Axit Amin thiết yếu: Có khoảng 8-9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể lại không tự tổng hợp được và phải nhờ tới các loại thức ăn bên ngoài. Nếu để thiếu các chất này thì cơ thể chúng ta khó mà hoạt động bình thường được.

Các loại Axit amin không thiết yếu: 14-15 loại nhưng cơ thể lại có thể tự sản xuất để dùng và hấp thụ qua ăn uống.

Giá mà cơ thể tự sản xuất được các loại thiết yếu thì anh em đỡ tốn biết bao nhiêu đúng không nào

Câu trả lời là…cả 2 loại chúng ta đều cần phải sử dụng cho dù nó là thiết yếu hay không thiết yếu. Vì cơ thể phải cần tất cả chúng để vận hành các chúc năng khác nhau giúp bạn hành cơ thể hoạt động được tốt nhất. Protein đóng một vai trò trong hầu hết mọi quá trình sinh học, và các chức năng của chúng khác nhau.

Các chức năng chính của protein trong cơ thể là để xây dựng, củng cố và sửa chữa hoặc thay thế, chẳng hạn như mô.

Chúng có thể là cấu trúc, như collagen, chúng có thể là hoóc môn, như insulin, chúng có thể là chất mang, ví dụ như hemoglobin, hoặc chúng có thể là các enzyme, chẳng hạn như amylase. Tất cả đều là protein.

Keratin là một protein cấu trúc tăng cường lớp phủ bảo vệ, chẳng hạn như tóc. Collagen và elastin cũng có chức năng cấu trúc và chúng cũng hỗ trợ cho mô liên kết.

Enzyme là chất xúc tác. Điều này có nghĩa là chúng đẩy nhanh các phản ứng hóa học. Chúng cần thiết cho hô hấp trong tế bào người, ví dụ, hoặc quang hợp trong thực vật.

Chúng ta có 2 nguồn cung cấp Protein chính là thực vật và động vật.

Protein động vật: Hay còn gọi là Protein đầy đủ, cung cấp cho chúng ta các loại axit amin thiết yếu, chúng có nhiều trong thịt gà và trứng, sữa, một số loại đậu. Chúng chiếm khoảng 75% tổng lượng Protein hằng ngày của chúng ta.

Protein động vật: Còn gọi là Protein không đầy đủ, cung cấp các loại Protein không thiết yếu từ rau, củ quả.

Xét Nghiệm Protein Toàn Phần Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

1. Tìm hiểu về protein toàn phần

Protein toàn phần trong máu gồm có 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và fibrinogen. Trong đó tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho,…).

Hình 1: Gan là nơi tổng hợp protein.

Trong cơ thể người, protein có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý bình thường:

– Protein được cấu tạo từ hơn 20 loại acid amin, là thành phần tham gia cấu tạo nên các mô, tế bào, giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển.

– Albumin máu có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu keo, giúp cho nước không đi ra ngoài mạch máu, ổn định quá trình trao đổi muối nước.

– Tham gia vào việc duy trì cân bằng pH cho máu.

– Globulin tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn bên ngoài. Fibrinogen tham gia thúc đẩy quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể.

– Có vai trò liên kết, vận chuyển các acid béo, enzyme, hormone steroid,… đi khắp các cơ quan của cơ thể .

2. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu và nước tiểu

Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu và không có trong nước tiểu. Như vậy khi nồng độ protein trong máu thay đổi hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu được coi là những dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe.

Xét nghiệm protein trong máu

Hình 2: Xét nghiệm đo hàm lượng protein máu.

Như đã đề cập ở trên, protein trong máu có vai trò vô cùng quan trọng, cấu tạo nên tế bào và tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh lý hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu có ý nghĩa trong việc đo hàm lượng albumin và globulin có trong huyết thanh.

Nồng độ protein trong máu giúp phản ánh các tình trạng bất thường về gan, thận, bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng,… của cơ thể.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu

Trong nước tiểu của người bình thường sẽ không có hoặc có rất ít protein. Vì vậy nếu xét nghiệm kiểm tra thấy có xuất hiện một lượng protein trong nước tiểu chứng tỏ thận của bạn đang gặp vấn đề.

Thận hoạt động kém, suy giảm chức năng hoặc có vấn đề bất thường khác khiến cho protein bị bài xuất ra ngoài nhiều. Việc đo nồng độ protein niệu có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu.

3. Xét nghiệm protein tăng hoặc giảm có ý nghĩa như thế nào? 3.1. Protein máu

Giá trị bình thường của protein trong máu trong khoảng từ 60 – 80 g/L, trong đó albumin từ 38 – 54 g/L và globulin từ 26 – 42 g/L.

Protein máu tăng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng protein trong máu như:

– Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.

– Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.

– Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,…

– Đái tháo đường.

– Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.

– Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, lupus ban đỏ hệ thống,…

Hình 3: Chỉ số protein thay đổi cảnh báo bất thường về gan

Protein máu giảm

– Các tình trạng tế bào gan suy giảm chức năng dẫn đến giảm tổng hợp albumin.

– Globulin giảm trong các trường hợp hội chứng thận hư, bỏng, bệnh lý đường ruột, do hòa loãng máu, giai đoạn sau sinh, người bị suy giảm gamma globulin bẩm sinh,…

– Fibrinogen giảm trong các bệnh lý về gan, bệnh huyết khối, sử dụng thuốc tiêu fibrinogen, suy giảm fibrinogen bẩm sinh,…

3.2. Protein nước tiểu

Bình thường trong nước tiểu sẽ không có protein hoặc có một lượng rất nhỏ dưới dưới 150 mg/24 giờ. Nếu protein xuất hiện trong nước tiểu với một hàm lượng lớn thường gặp trong:

– Nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý suy giảm chức năng thận.

– Sốt cao.

– Suy tim phải, bệnh lý mạch vành.

– Do lao động quá sức.

– Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nếu xuất hiện protein niệu trong 3 tháng kèm theo tăng huyết áp và phù sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén.

– Bên cạnh đó nếu thai phụ xét nghiệm thấy protein trên 300 mg/ngày có khả năng nghi ngờ bị tiền sản giật.

4. Xét nghiệm protein được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm protein toàn phần là một xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát. Bạn có thể đề nghị tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ. Qua đó đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị.

Một số biểu hiện trên lâm sàng mà bạn cần chú ý để đo nồng độ protein đó là:

– Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.

– Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

– Có dấu hiệu bị phù, sưng.

– Đi tiểu khó.

– Nôn và buồn nôn.

– Người bị suy dinh dưỡng.

Chỉ số protein máu và nước tiểu là xét nghiệm rất có giá trị trong việc giúp bác sĩ định hướng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa,… Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Một địa chỉ y tế chất lượng gợi ý đến bạn đọc đó chính là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những bệnh viện tư nhân hàng đầu luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng và các chuyên gia y tế.

Hình 4: Thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC

Trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của các y bác sĩ là một điều nổi bật không thể không nhắc đến. Bên cạnh đó bệnh viện còn chú trọng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nền y tế hàng đầu trên thế giới như Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản.

Khách hàng khi đến khám chữa bệnh tại MEDLATEC sẽ được trải nghiệm công nghệ y tế hiện đại, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả và tiện lợi. Chi phí vô cùng hợp lý, các gói khám đa dạng được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Bệnh viện còn triển khai nhiều gói ưu đãi giảm giá và hỗ trợ thanh toán thẻ bảo hiểm lên tới 100% thông tuyến cho khách hàng. Qua đó nỗ lực mang lại chất lượng sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.

Nhanh tay liên hệ đến tổng đài 1900 565656 để được hưởng các ưu đãi sớm nhất thôi nào.

Protein Niệu Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn Đoán Bệnh Thận Tiết Niệu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Mạnh Thắng – Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Protein niệu là gì và những bệnh lý nào có thể gây ra protein niệu là câu hỏi nhiều người quan tâm. Protein niệu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân không phải tổn thương tại thận và cũng là một dấu hiệu có ý nghĩa giúp chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Vậy khi nào protein niệu có thể giúp chẩn đoán bệnh thận tiết niệu?

Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.

Protein niệu sinh lý là khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ, với microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ.

Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu trên 300mg/ 24 giờ.

Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu

Do lao động gắng sức

Sốt cao

Suy tim phải

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Protein niệu tư thế: Chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu khi đứng lâu và hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi 2 giờ.

Đối với phụ nữ có thai: Đặc biệt là 3 tháng cuối nếu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.

Khi lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên, lượng ít gọi là protein niệu thoáng qua gặp trong trường hợp:

Do bất thường về protein huyết tương: Xuất hiện lượng lớn protein trong lượng phân tử thấp, chúng được lọc qua các cầu thận, khi lượng protein này được lọc quá mức tái hấp thu ở các ống thận thì sẽ bị đào thải ra ngoài và xuất hiện nhiều trong nước tiểu. Gặp trong bệnh đa u tủy xương, bệnh tan huyết (tiểu ra hemoglobin) hay do hủy cơ vân (tiểu ra myoglobin).

Bệnh thận tiết niệu phân chia mức độ protein niệu để có hướng chẩn đoán bệnh:

Khi lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.

Khi lượng protein niệu từ 1-3g/24h: Gặp trong các bệnh lý cầu thận viêm cầu thận cấp và mạn hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu…

Protein niệu xuất hiện thường xuyên là biểu hiện các bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do có bất thường về protein huyết tương.

Để phát hiện có protein trong nước tiểu có thể sử dụng phương pháp định tính như: Đốt nước tiểu, bằng acid sulfosalicylic 3%.

Định lượng protein niệu bằng cách gom nước tiểu 24h lại sau đó do lượng nước tiểu 24h: Sau đó sử dụng một trong các phương pháp để định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục, bằng phương pháp đo màu, bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ ( phát hiện microalbumin).

Bằng xét nghiệm nước tiểu có thể định tính và định lượng protein niệu 24 giờ.

Chức năng thận kém

Bệnh đái tháo đường

Mắc các bệnh lý về tim mạch như: Bệnh mạch vành, suy tim…

Các bệnh lý hệ thống lupus ban đỏ

Có người nhà bị bệnh thận

Bệnh nhân tiểu máu

Phụ nữ có thai

Nên xét nghiệm protein niệu khi:

XEM THÊM:

Thận có chức năng quan trọng là đào thải các chất độc trong cơ thể, giúp cân bằng huyết áp và tạo máu. Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Protein Thực Vật So Với Whey Protein » The An Organics

Protein đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Bạn cần biết rằng nó cực kỳ quan trọng và nếu không tiêu thụ đủ một lượng nhất định trong chế độ ăn uống của mình, sức khoẻ của bạn có thể bị ảnh hưởng và tất nhiên là không thể có làn da đẹp được

Vai trò của protein – Protein giúp hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

– Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.

Protein thực vật có tốt hơn Whey Protein không ?

Các nguồn protein tốt nhất 

Khi nói đến việc chọn loại bột protein phù hợp để bạn kết hợp chúng vào thói quen sử dụng của mình, có rất nhiều thông tin có thể gây hiểu nhầm. Vậy sự khác biệt là gì và cái nào thực sự tốt hơn cho sức khoẻ. Không giống như whey protein, protein thực vật hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một loại protein sạch và một lối sống lành mạnh. Vậy tại sao protein thực vật có thể là sự lựa chọn tốt hơn so với whey protein :

⁃ không chứa phụ phẩm từ động vật 

⁃ Chất dinh dưỡng đậm đặc 

⁃ Tăng độ dày cho cơ

⁃ Ít xảy ra dị dứng 

⁃ Không chứa tác dụng phụ của whey

Sự khác biệt giữa whey protein và protein thực vật là gì ?

Whey là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phô mai. Nó có nguồn gốc từ sữa bò. Sữa được làm từ hai loại protein:  whey và casein. Một trong những vấn đề xoay quanh whey protein là tiêu hoá. Người tiêu dùng hay phàn nàn khi có những triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, táo bón và co thắt dạ dày. Điều này rất có thể là do nhiều người gặp vấn đề với việc tiêu hoá sữa.

Không giống như whey, protein thực vật hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật. Thông thường, các loại thực phẩm như đậu, ngũ cốc và gạo là nguồn cung cấp bột protein từ thực vật. Nó có thể đến từ một số nguồn cung cấp như : 

Đậu Hà  Lan

Cây gai dầu

Gạo lứt

Hạt hướng dương, bí, hạt chia

Hạt diêm mạch 

Nhiều người thường chọn whey vì nó là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh. Một nguồn protein hoàn chỉnh chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu mà bạn cần cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein và rất quan trọng để xây dựng cơ bắp.

Bột protein thực vật là sự pha trộn của các nguồn thực vật tự nhiên. Khi bạn kết hợp các thành phần thực vật này, nó không chỉ tạo ra một nguồn protein hoàn chỉnh mà còn chứa đầy các chất dinh dưỡng, chất xơ có lợi cho đường ruột và các đặc tính xây dựng cơ bắp. 

Lợi ích của protein thực vật là gì 

Không có phụ phẩm từ động vật

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của protein thực vật là nó không có các sản phẩm từ động vật. Cho dù bạn ăn chay trường hay chỉ muốn giảm lượng khí thải carbon của mình ra môi trường bạn đều có thể sử dụng.

Với nhu cầu ngày càng tăng về các lựa chọn protein thuần chay và những lo ngại xung quanh vấn đề đạo đức, môi trường, dị ứng và an toàn thực phẩm, có rất nhiều lựa chọn khi nói đến protein có nguồn gốc thực vật. Việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế không có đậu nành, không có sữa cũng thúc đẩy sự đa dạng dẫn đến nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau so với whey protein

Không giống như whey protein, protein thực vật bao gồm các chất dinh dưỡng khác có trong thực vật như chất xơ, sắt và chất chống oxy hoá. Bạn sẽ nhận được cùng một lượng protein so với việc sử dụng whey protein và còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất xơ và sắt.

Ngoài ra , nó còn chứa một lượng chất béo lành mạnh giúp giảm cholesterol xấu. Có thể nói protein thực vật là một nguồn chất xơ tốt, tự nhiên và không gây dị ứng, lý tưởng cho hầu hết mọi chế độ ăn.

Thực vật chứa nhiều chất xơ là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh. Nó giữ cho hệ tiêu hoá của bạn hoạt động trơn tru và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này thực sự quan trọng khi nói đến việc giảm/ duy trì cân nặng.

Tăng độ dày cơ 

Khi so sánh protein từ đậu Hà Lan và whey protein, một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng protein từ đâu đậu có độ dày cơ tăng lên đáng kể. Điều này đặc biệt có lợi cho những người mới bắt đầu hoặc quay trở lại quá trình tăng cường cơ bắp .

Protein thực vật thực sự có thể giúp bạn xây dựng cơ bắp tốt hơn so với whey protein. Điều đó có nghĩa là protein có nguồn gốc thực vật có hiệu quả tương đương hoặc hơn whey protein. Do đó, lợi ích của protein thực vật vượt xa lợi ích của whey protein.

Thành phần không gây dị ứng 

Từ việc hướng đến một lối sống toàn diện đến giảm hoặc loại bỏ lượng thực phẩm động vật của bạn, bột protein từ thực vật có thể giúp bạn đạt được mục đích rèn luyện thể thao của mình mà không gặp phải những tác dụng phụ không cần thiết do tiêu thụ whey protein 

Tác dụng phụ của whey protein là gì?

Vấn đề tiêu hoá 

Khi bạn tiêu thụ protein, cơ thể bạn cần tiêu hoá và hấp thụ để nhận về những lợi ích. Nhưng nếu bạn hấp thụ quá nhiều một chất dinh dưỡng đa lượng như whey, bạn có thể làm mất khả năng xử lý của đường tiêu hoá .

Tác động này có thể dẫn đến khó tiêu và các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, đau bụng. Một số người gặp vấn đề về tiêu hoá whey protein cũng có thể bị tiêu chảy, chuột rút. Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hoá hoặc cảm thấy táo bón khi sử dụng quá nhiều whey protein, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng protein thực vật để thay thế.

Các loại protein thực vật này rất dễ tiêu hoá và là nguồn cung cấp protein và carbohydrate phức hợp, tốt cho sức khoẻ. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn có được loại bột protein thực vật tốt nhất và phù hợp với mình .

Không dung nạp đường lactose

Không dung nạp  lactose khiến bạn có các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy sau khi bạn sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa lactose. Chứng không dung nạp lactose rất phổ biến trên thế giới với 75% dân số bị ảnh hưởng.

Lactose chính là carbohydrate chính trong whey protein. Những người không dung nạp lactose thường không có đủ enzym lactase( cơ thể bạn cần enzym này để xử lý  lactose).

Nếu bạn không sử dụng thực phẩm có chứa lactose hoặc bị dị ứng sữa bò thì whey protein có thể khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hoá. Hãy thử bột protein từ thực vật để tránh lactose và sữa. Những lợi ích của bột protein gạo bao gồm tăng trưởng cơ bắp, khả năng đốt cháy chất béo và khả năng tiêu hoá.

Mức insulin cao 

Whey là một loại thực phẩm dễ gây nghiện. Điều này có nghĩa là nó kích hoạt một lượng lớn insulin sau khi bạn tiêu thụ. Đây có thể là vấn đề nếu sử dụng lâu dài vì tăng insulin máu có thể dẫn đến kháng insulin. Whey cũng kích thích giải phóng các hormone đường tiêu hoá, GIP và GLP-1 đều có thể làm tăng mức insulin .

Một nghiên cứu  cho thấy rằng so với một bữa ăn bánh mì, whey làm tăng insulin sau khi ăn và phản ứng GIP và GLP-1. Một nghiên cứu khác  cho thấy thêm whey sẽ kích thích giải phóng insulin.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, whey có thể ngăn bạn kiểm soát lượng đường của mình. Ngay cả khi bạn không bị tiểu đường, việc insulin tăng đột biến liên tục trong cơ thể cũng không tốt cho cơ thể bạn .

Các protein có nguồn gốc thực vật đã được chứng minh là không tăng mức insulin của bạn, vì vậy chúng có thể là một lựa chọn tốt để bạn kiểm soát insulin của bản thân .

Mụn trứng cá. 

Khi đang cố gắng tập luyện, xây dựng cơ bắp bạn thường sử dụng whey protein. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể gây ra mụn trứng cá, thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng hệ vi sinh vật có thể gây ra do dị ứng sữa.

Một nghiên cứu quan sát những người tham gia bổ sung whey kết luận rằng tiêu thụ whey dẫn đến bùng phát mụn trứng cá. Điều này có thể là do thực tế sữa được biết là một tác nhân gây ra mụn trứng cá. Vì whey là một sản phẩm từ sữa nên nó cũng gây ra mụn trứng cá .

Một nghiên cứu khác cho thấy những người tham gia đã bị mụn khi tiêu thụ whey và thấy rằng họ giảm mụn sau khi ngừng uống whey .

Nếu bạn nhận thấy làn da của bạn thường xuyên bị mụn và bản thân bạn thường xuyên sử dụng whey protein, bạn nên chuyển sang một loại protein có nguồn gốc thực vật.

PROTEIN THỰC VẬT HỮU CƠ Sunwarrior

Protein Sunwarrior Warrior blend là hỗn hợp protein phong phú từ các loại thực vật, có hương vị tuyệt vời, vượt trội hoàn toàn so với các thành phần riêng lẻ. Triglyceride chuỗi trung bình từ dừa hoạt động phối hợp với các thành phần khác để tạo ra một loại protein thuần chay độc đáo đặc biệt giàu axit amin và BCAAs.

Đậu hà lan (lên men) Ít calo, nhiều chất xơ, protein có cấu hình axit amin hoàn chỉnh với lượng BCAAs đáng kể. Protein đậu giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ nạc, làm tăng quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo.

Hạt cây gai dầu Một protein sợi hoàn chỉnh, chứa các khối xây dựng cho các enzyme chuyển hóa. Siêu thực phẩm này có nhiều axit béo omega-3 và omega-6 (tỷ lệ 3: 1) hỗ trợ tim và hệ miễn dịch. Hạt gai dầu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa và hấp thụ nhằm cung cấp năng lượng nhanh chóng.

Kỳ tử Những quả mọng này là một trong những loại trái cây duy nhất chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Kỳ tử là một siêu thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng, cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và carotenoids.

Dừa Dừa chứa các axit béo thiết yếu tồn tại với lượng vừa đủ để được đốt cháy thành năng lượng, thay vì lưu trữ dưới dạng chất béo. MCT, cũng giúp hỗ trợ phản ứng viêm khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục.

Chọn sản phẩm bổ sung Protein, Collagen phù hợp với bạn

CHAT VỚI AN

Cho điểm nhanh post này

Protein Niệu Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn Đoán Các Bệnh Về Thận?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Thận khỏe sẽ đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn có vai trò điều hòa thể tích máu, kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Nhưng khi chức năng thận suy giảm, các màng lọc cầu thận sẽ bị rộng ra, tạo điều kiện cho những phân tử protein đi qua chúng vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu đục, sủi bọt.

Protein niệu (hay đạm niệu) là tình trạng nước tiểu xuất hiện protein. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có vấn đề. Ở người bình thường, nước tiểu không chứa protein hoặc có ở mức tiêu chuẩn cho phép (không quá 0,2 gam/24 giờ). Nếu lượng protein niệu trên 3 gam/24 giờ thì có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thận như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận,… Trong đó, được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất. Nếu nước tiểu chứa nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt, khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, vẩn đục. Ngoài ra, protein niệu còn gặp trong một số bệnh như: Đau tủy xương, ung thư,… ở người trên 60 tuổi, không có hội chứng thận hư; Phụ nữ có thai: Thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ có kèm tăng huyết áp, phù nề,… Nếu không điều trị dự phòng từ trước, sản phụ có thể bị sản giật, thai lưu,…

Protein niệu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán các bệnh lý về thận?

Xét nghiệm protein niệu được tiến hành thường quy, có giá trị trong chẩn đoán xác định tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư,…) và một số bệnh nội khoa khác có thể gây hư hại thận (đái tháo đường, tăng huyết áp,…). Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao xét nghiệm protein niệu lại có thể giúp đánh giá chức năng thận. Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.

Protein niệu giúp chẩn đoán bệnh thận

Chẩn đoán các bệnh lý về thận thông qua mức độ protein niệu như sau:

+ Lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.

+ Lượng protein niệu từ 1 – 3g/24h: Gặp trong trường hợp viêm cầu thận cấp và mạn tính hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu ra máu,…

Protein niệu có thể dễ dàng được phát hiện khi đi khám, thông qua xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Xét nghiệm là cách duy nhất để xem có protein trong nước tiểu hay không. Nếu vấn đề cơ bản gây ra protein niệu mà không được điều trị, nguy cơ mắc các vấn đề về thận sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thận có thể mất một số chức năng hoặc thậm chí ngừng hoạt động.

Làm sao để cải thiện chỉ số protein niệu hiệu quả?

Protein niệu không phải là một căn bệnh cụ thể. Vì vậy, điều trị đạm niệu phụ thuộc vào việc xác định và kiểm soát các nguyên nhân. Nếu là do bệnh thận thì cần có những can thiệp y tế thích hợp vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao rất cần các phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn tổn thương thận gây ra protein niệu. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi lối sống khoa học có thể giúp cho chỉ số protein niệu trở về mức bình thường.

– Bổ sung các loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt), trái cây và rau xanh.

– Lựa chọn chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.

– Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến có nhiều đường, natri.

– Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nhờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

– Bổ sung đủ lượng protein, calo, vitamin, kali, phốt pho và khoáng chất cần thiết.

Ngũ cốc tốt cho người mắc bệnh thận

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể: Kiểm tra lại lượng nước uống hàng ngày (từ 6 – 8 ly nước, mỗi ly 250ml). Thiếu nước sẽ khiến thận sản xuất ít nước tiểu, điều này gây khó khăn trong việc thải chất độc và có thể dẫn đến protein niệu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng, cơ thể bạn không bị thiếu nước. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận bởi nó khiến huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng áp lực lên thận.

Có một chế độ tập luyện phù hợp cũng là cách cải thiện chỉ số protein niệu. Bạn cần có thời gian biểu tập luyện điều độ và nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Thay vì chạy hoặc chơi bóng rổ, hãy thử đi bộ hoặc tập yoga sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Cải thiện protein niệu, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, giới chuyên gia khuyên bạn nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn để tăng cường chức năng thận từ bên trong. Đó là bổ sung sản phẩm thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi và tăng cường chức năng thận. Ngày nay, nhờ công nghệ bào chế hiện đại, các vị dược liệu quý đó đã được kết hợp, tạo nên viên nén tiện dùng.

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị bệnh thận an toàn, hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Theo nghiên cứu khoa học, quả chứa các hoạt chất, trong đó, crocin – một chất thuộc nhóm carotenoid có tác dụng rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh thận hiệu quả. Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện triệu chứng của bệnh thận yếu, nhất là tình trạng tiểu nhiều về đêm; Cải thiện vi tuần hoàn thận; Tăng mức thanh thải và khả năng lọc creatinin, ure, acid uric; Ngăn ngừa sự tiến triển của các loại bệnh thận, cản trở quá trình dẫn tới suy thận. Bên cạnh đó, Ích Thận Vương còn giúp lợi tiểu, điều hòa huyết áp, bổ thận, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, thiếu máu, đáp ứng được mục tiêu điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp của người suy thận.

Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Ích Thận Vương chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

Sau 1 tuần: Người bị suy thận cảm thấy cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái.

Sau 4 tuần: Chỉ số creatinine chững lại và giảm dần. Người dùng không còn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu đêm ít hơn, ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục dần.

Sau 3 – 6 tháng sử dụng: Chỉ số creatinine ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Không còn các triệu chứng suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Người dùng ăn uống tốt, da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.

Phòng ngừa tái phát: Người bệnh nên sử dụng liều duy trì hàng ngày để ổn định bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát nặng hơn.

Bác Thuận bị suy thận độ 2, mỗi đêm phải đi tiểu tới 7 – 8 lần. Rất may trong một lần đang theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe, bác Thuận thấy có nhắc đến sản phẩm Ích Thận Vương giúp hỗ trợ điều trị suy thận nên mua về dùng. Bác Thuận hồ hởi kể: “Tôi đã mua về và kiên trì dùng, khi đến tuần thứ 5, tôi thấy hai chân bắt đầu xẹp xuống, giảm phù, lưng bớt đau, đặc biệt là đi tiểu đêm ít hơn, mỗi đêm chỉ phải dậy khoảng 1 lần, cùng lắm là 2 lần để đi tiểu. Sau 3 tháng dùng Ích Thận Vương, tôi đã cải thiện tình trạng tiểu đêm, các chỉ số trở về mức bình thường”. Xem chia sẻ của bác Thuận trong video sau:

Phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng của vị thuốc dành dành đối với các bệnh lý về thận trong video sau:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về protein niệu hay các vấn đề về thận và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: hoặc (zalo/viber) hotline: –

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng