Ý Nghĩa Quốc Huy Việt Nam / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Quốc Huy Việt Nam

Để hiểu rõ ý nghĩa quốc huy Việt Nam, bài viết sẽ phân tích cấu tạo, hình thức của quốc huy.

Trước hết là hình ngôi sao vàng 5 cánh đặt ở trung tâm nền đỏ của quốc huy. Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết chiến đấu, là máu của các anh hùng liệt sĩ đã xả thân cứu nước và màu vàng là màu da của người Việt Nam. 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng hợp lại, đoàn kết chống lại kẻ thù, xây dựng đất nước.

Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp khẳng định: Việt Nam là nước liên minh công – nông và luôn đoàn kết cùng nhau để xây dựng đất nước phát triển hơn.

Mang ý nghĩa là biểu tượng của đất nước, của dân tộc, Quốc Huy là vật phẩm thường được các nhà lãnh đạo, người làm trong cơ quan nhà nước dùng để làm quà biếu tặng. Vì vậy, ý nghĩa quốc huy Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử dân tộc vượt thời gian.

Quốc huy bằng đồng chế tác thủ công thường được treo tại các cơ quan công quyền của nhà nước, trong các phòng họp của các đơn vị, văn phòng đoàn thể,…

2. Hình mẫu chuẩn của Quốc Huy Đảng Cộng Sản Việt Nam

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khi chế tác , các nghệ nhân thường dùng các quy chuẩn: Hai bông lúa chín màu vàng sẫm uốn cong, đặt trên nền vàng tươi, tượng trưng cho nông nghiệp; Một bánh xe răng cưa màu vàng tươi đặt ở giữa hai bó lúa buộc chéo, tượng trưng cho công nghiệp; Một băng đỏ có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà” màu vàng quấn bánh xe và hai bó lúa với nhau; Trong lòng là hình lá cờ vàng tươi trên nền đỏ tươi; Các màu vàng ở mẫu quốc huy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ.

Tùy theo yêu cầu mà kích thước của quốc huy có sự khác nhau. Với các không gian như: trụ sở, tỉnh ủy, ủy ban, Quốc huy thường lớn để treo trước cửa chính của hội trường, quốc huy nhỏ có thể trưng bày trong văn phòng, cơ quan, đoàn thể. Với ý nghĩa quốc huy Việt Nam sâu sắc nên cũng được chế tác với kích thước mini để làm vật trang trí để bàn hoặc quà tặng đối tác nước ngoài.

3. Quốc huy Việt Nam bằng đồng đẹp, đa dạng kích thước tại cơ sở Đúc Đồng Quang Hà

Quốc huy Việt Nam thường được làm từ đổng bởi đồng có độ bền và độ đẹp khi chế tác thành phẩm. Hơn nữa, quốc huy thường được trưng bày ngoài trời mà đồng không bị oxy hóa, hoen gỉ nên quốc huy bằng đồng đỏ hoặc đồng vàng được ứng dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên, đồng phải là nguyên chất thì mới đảm bảo chất lượng và độ bền. Nhưng không phải khách hàng nào cũng biết cách nhận biết đồ bằng đồng thật và giả.

Vì vậy, tốt nhất, khách hàng nên đến các cơ sở đúc đồng lâu năm, cửa hàng uy tín như Đồ đồng Quang Hà, Đồ đồng Dương Quang Hà, Đồ đồng Tâm Phát để tham khảo các mẫu quốc huy đẹp.

Các mẫu quốc huy Việt Nam bằng đồng đẹp, đa dạng kích thước tại cơ sở Đúc đồng Quang Hà:

Với những phân tích về ý nghĩa quốc huy Việt Nam và các mẫu quốc huy đẹp của Đúc đồng Quang Hà, hi vọng sẽ mang lại sự lựa chọn hài lòng nhất cho khách hàng.

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Và Quốc Huy Nước Việt Nam Hiện Nay

Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Nền cờ đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Quốc kỳ Việt Nam được công nhận từ năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Quốc hội khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với vài sửa đổi nhỏ, làm quốc kỳ chính thức đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam.

Định dạng chuẩn: Quốc kỳ Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng 1/5 chiều dài quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.

Những giả thuyết về tác giả:

Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.

Mấy chục năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều nói tác giả quốc kỳ là Nguyễn Hữu Tiến (Hà Nam). Trên website của Quốc hội và của Đảng cũng khẳng định như vậy. Nhưng tất cả đều dẫn nguồn về cuốn sách “Nguyễn Hữu Tiến” mang dấu ấn cá nhân của nhà văn Sơn Tùng năm 1981. Tuy nhiên không có tài liệu, văn kiện nào của Nhà nước trong các viện lưu trữ và bảo tàng chứng minh điều này. Năm 2001, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xác nhận không đủ cơ sở chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc.

Giả thuyết thứ hai do Tỉnh ủy Tiền Giang đề nghị gần đây, đặt lại vấn đề lịch sử và cho rằng ông Lê Quang Sô (Mỹ Tho) mới là tác giả quốc kỳ. Tư liệu của các nhà nghiên cứu và nhân chứng còn sống trong khởi nghĩa Nam Kỳ đều đưa ra những căn cứ rất thuyết phục nhưng không được cấp nhà nước chính thức công nhận. Như vậy, câu hỏi về tác giả lá cờ đỏ sao vàng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Quốc huy CHXHCN Việt Nam

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam và tiền đồ xán lạn của nước Việt Nam. Bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa dải lụa phía dưới là dòng chữ tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội khóa I phê chuẩn năm 1955 từ mẫu quốc huy do Chính phủ đề nghị. Năm 1976, khi đất nước thống nhất, mẫu quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu.

Do những tranh chấp và nhầm lẫn về tác giả quốc huy suốt nhiều năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ đạo bộ Văn hóa – Thông tin thành lập tổ tư vấn để giám định tư liệu. Ngày 23/09/2004 Bộ Văn hóa – Thông tin đã thông báo kết luận khẳng định: “Mẫu quốc huy là một cống hiến chung của giới Mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sỹ Bùi Trang Chước – người đã vẽ những mẫu quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện và họa sỹ Trần Văn Cẩn – người đã chỉnh sửa hoàn thiện mẫu quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt”.

Mẫu quốc huy gốc với tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Bộ Nội vụ) với hai phụ bản in màu và in nét. Đáng tiếc là từ sau năm 1976 do thiếu những quy chuẩn về việc sử dụng và không được phổ biến rõ nên hiện nay đang có tình trạng hình quốc huy không đồng nhất. Hình quốc huy trên đồng tiền, các bằng cấp, huân – huy chương, sách báo, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước… mỗi hình mỗi vẻ.

Nghiên cứu bản mẫu quốc huy chính thức chúng ta thấy về bố cục, tỉ lệ các hình tượng rất cân đối, hài hòa, vững chắc. Hình dáng, đường nét của các bông lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng cưa, dải lụa có tên nước Việt Nam được chắt lọc kĩ lưỡng nên rất sinh động, tượng trưng và chuẩn mực. Màu sắc của quốc huy được phối hợp mạch lạc, hài hòa giữa đỏ, vàng và nét nâu. Mẫu quốc huy Việt Nam hoàn chỉnh về hình thức, sâu sắc về nội dung, đã thể hiện cô đọng, súc tích về đất nước và dân tộc Việt Nam, với nền tảng công – nông nghiệp, với lý tưởng cách mạng và tinh thần đại đoàn kết, với khát vọng hòa bình và sự khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Hình quốc huy các bạn đang xem là mẫu quốc huy chính thức theo công văn 1790/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ (ban hành 24/05/2013) gửi các cơ quan hành chính nhà nước về việc sử dụng thống nhất và đồng bộ mẫu quốc huy .

Nguồn:https://mattran.org.vn/home/DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN.htmhttps://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20040929/mau-quoc-huy-la-cua-hs-bui-trang-chuoc-va-tran-van-can/49770.htmlhttps://thanhnien.vn/thoi-su/quoc-huy-viet-nam-ngay-ay-va-bay-gio-196173.html

— Sưu tầm và tổng hợp —

Download Quốc Huy Việt Nam File Vector, Psd, Crd, Illustrator Miễn Phí

Quốc huy là biểu tượng của một quốc gia. Chính vì thế trong thiết kế của nó đã bao hàm các biểu tượng chế độ. Cũng như hình ảnh đặc trưng đại diện cho quốc gia đó. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng sở hữu quốc huy của riêng mình.

Quốc huy Việt Nam và hành trình ra đời đầy ấn tượng

Quốc huy Việt Nam – biểu tượng chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Không đơn giản là một biểu trưng của đất nước mà còn là một sản phẩm sáng tạo hội họa. Biểu tượng cô đọng, đầy đủ, súc tích về đất nước và con người Việt Nam. Bởi thông qua những hình ảnh trên quốc huy chúng ta có thể cơ bản nhận thấu được. Những tính cách con người cũng như chế độ thể chế mà nhà nước Việt Nam hướng đến.

Trong 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy của họa sỹ đã được chọn này. Mẫu Quốc huy cuối cùng được chọn chính là mẫu quốc huy của ngày nay mà chúng ta đang sử dụng.

Ý nghĩa Quốc huy Việt Nam

Nhìn tổng thể quốc huy Việt nam được trình bày theo hình tròn. Hai bên chung quanh được trang trí đối xứng bởi hình ảnh các bông lúa. Tượng trưng cho ngàng nông nghiệp, nàng kinh tế cơ bản của Việt nam.

Hình ảnh bông lúa cách điệu này được thiết kế khéo léo rủ vào trong. Ôm cái đe hình bánh răng ở giữa phía dưới. Hình ảnh bánh răng chính là tượng trưng cho giai cấp công nhân. Và một nền công nghiệp mà chúng ta đang hướng tới.

2 hình ảnh này chính là tượng trưng cho liên minh công nông nghiệp. Việt Nam là nước liên minh công – nông và luôn đoàn kết cùng nhau. Để xây dựng đất nước phát triển hơn.

Phía bên dưới của bánh răng chính là dải lụa có dòng chữ. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ.

Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết chiến đấu, là máu của các anh hùng liệt sĩ. Đã xả thân cứu nước và màu vàng là màu da của người Việt Nam. 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng hợp lại, đoàn kết chống lại kẻ thù, xây dựng đất nước.

Ngày nay quốc huy được dùng để treo ở nhiều cơ quan nhà nước như: trụ sở, tỉnh ủy, ủy ban, tùy theo mỗi không gian mà người ta thường làm các quốc huy có kích thước khá nhau. Quốc huy thường lớn để treo trước cửa chính của hội trường. Quốc huy nhỏ có thể trưng bày trong văn phòng, cơ quan, đoàn thể.

Trên cương vị ngoại giao, thì quốc huy còn được sử dụng làm quà tặng. Cho các chính khách trong những cuộc thăm viếng ngoại giao mang tầm cỡ quốc gia.

Ai là tác giả của quốc huy Việt Nam?

Người sáng tác ra quốc huy Việt Nam như chúng ta thấy ngày nay là Họa sĩ Bùi Trang Chước ông còn có tên gọi khác là Bùi Văn Chước. Quê ở làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Thủ đô Hà Nội. Ông sinh ngày 21/05/1915, mất ngày 27/02/1992). Sinh thời ông là là họa sĩ bậc thầy, được chính phủ lúc đó giao trọng trách. Vẽ các biểu tượng quốc gia. Trong đó, tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là Quốc huy Việt Nam. Ngoài ra ông còn được biết đến là tác giả vẽ tiền. Vẽ các bộ tem thư nổi tiếng trong giai đoạn 1945- 1975

Họa sĩ Bùi Trang chước là con của là cụ Hàn Oánh. Người cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực hội họa kiến trúc với đã thiết kế kiến trúc ngôi nhà cổ. Trên nền tòa trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hiện nay.

Với hoàn cảnh khá đặc biệt, mồ côi mẹ lúc 15 tuổi, đến năm 20 tuổi thì mồ côi cha. Tuy nhiên, vượt lên khó khăn, ông đã thành công vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và trở thành một bậc thầy họa sỹ như chúng ta đã thấy sau này

LINK TẢI: QUỐC HUY VIỆT NAM FILE GỐC VECTOR, CDR, AI, PSD, PNG

Download File CDR (corel)

Download File Ai (illustrator)

Download File PDF

Download File SVG

Ý Nghĩa Lá Cờ Việt Nam, Ý Nghĩa Ngôi Sao Năm Cánh Trên Quốc Kỳ Việt Nam

Ý nghĩa lá cờ Việt Nam là gì?

Theo Wikipedia, Quốc kỳ Việt Nam (còn gọi là Cờ Tổ quốc) hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam sau ngày thống nhất hai miền Nam – Bắc. Quốc kỳ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Ngôi sao vàng 5 cánh trên Quốc kỳ Việt Nam tượng trưng cho 5 giai cấp, tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh trong xã hội. Các giai tầng này cũng nhau đoàn kết trong lao động và chiến đấu, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính sức mạnh của sự đồng sức, đồng lòng của mọi giai tầng trong xã hội là một trong những yếu tố để làm nên những chiến công vang dội, để Việt Nam luôn hiên ngang chiến thắng trước mọi thế lực bạo tàn, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của dân tộc.

Lịch sử ra đời của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước trước âm mưu chia rẽ của kẻ thù để nhân dân Việt nam hôm nay có được cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp và phát xít Nhật năm 1940. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, còn được gọi với cái tên khác là thầy giáo Hoài ( sinh ngày 5/3/1901 tại Duy Tiên, Hà Nam) là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Ông đã bị địch bắt và hi sinh ngày 28/8/1941.

Trước đó, từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ họp và quyết định khởi nghĩa. Theo di huấn của đồng chí Trần Phú, lá cờ đỏ sao vàng được chọn làm lá cờ khởi nghĩa.

Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Đoạn mở đầu của Chương trình Việt Minh ghi rõ: ” Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8 /1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kì Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một ngôi sao vàng 5 cánh

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: ” Quốc kì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Bắc – Nam với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bắc – Nam thống nhất một dải, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã công nhận Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 13, Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: ” Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

* Lá cờ tung bay trong nắng gió

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng gió là một biểu tượng đẹp đẽ của một đất nước yêu chuộng hòa bình, tự do, nỗ lực vươn lên để phát triển và hội nhập.

Lá cờ ấy phất lên, hiên ngang, đẹp đẽ hơn bất cứ điều gì khác. Nó là kết tinh của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ mà vẻ vang, hào hùng.

Hình ảnh người chiến sĩ nơi đảo xa chắc tay súng dưới cột cờ Tổ quốc tung bay đẹp hào hùng. Nơi đầu sóng ngọn gió, lá cờ ấy vẫn một sắc đỏ, sao vàng phấp phới bay, hướng về đất liền – trái tim yêu của Tổ quốc!

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng là một biểu tượng không thể thiếu để cổ vũ tinh thần cho các “anh hùng sân cỏ”. Cả một vùng trời ngập tràn cờ đỏ sao vàng thể hiện một tinh thần dân tộc thiêng liêng, mãnh liệt hơn bất cứ thứ sức mạnh nào. Các cầu thủ Việt Nam ra sân luôn thi đấu với một tinh thần quyết tâm cao nhất, vì màu cờ sắc áo của dân tộc

Quốc Kỳ Việt Nam: Ý Nghĩa Và Lịch Sử

Lá quốc kỳ Việt Nam tung bay là hình ảnh đầy xúc động trong lòng mỗi người dân chúng ta. Hiểu về Quốc kỳ là điều mỗi công dân cần biết.

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập…). Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông

Hỡi những ai máu đỏ da vàngHãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốcNền cờ thắm máu đào vì nướcSao vàng tươi, da của giống nòiĐứng lên mau hồn nước gọi ta rồiHỡi sỹ nông công thương binhĐoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.

Tháng 5/1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng minh – đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ. ở giữa có một sao vàng năm cánh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên khắp các công sở, trường học, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cửa khẩu, các buổi mít tinh, lễ đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài; Quốc kỳ Việt Nam cũng được giương lên cùng với Quốc kỳ của những nước trên thế giới khi các đoàn cấp cao của chúng ta đến thăm và làm việc. Cờ đỏ sao vàng Việt Nam cũng được tung bay trên từng nóc nhà mỗi một gia đình Việt Nam vào những ngày lễ hội, Tết cổ truyền…

Nguồn: chúng tôi

Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam, điều đó đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khẳng định tại cuộc họp Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn chính phủ đi từ châu á sang châu Âu, từ châu Âu về châu á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì… trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca…”. Đó là hồn nước, niềm tự hào, biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.

Định dạng chuẩn

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.

Hình ảnh giúp thiết kế chuẩn Quốc kỳ