Ý Nghĩa Quốc Kỳ Trung Quốc / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Mỹ

Mỗi nước đều có lá Quốc Kỳ riêng biểu thị sự kiêu hãnh và niềm tự hào Quốc Gia, dân tộc và mỗi lá cờ lại có một ý nghĩa riêng. Vậy lá Quốc Kỳ Mỹ thì sao?

Người ta vẫn thường hỏi nhau về quốc gia, quốc tịch của một người ngoại quốc khi mới gặp lần đầu. Khi đó, mỗi người đều sẽ tự giới thiệu về quốc gia của mình với một niềm tự hào sâu sắc. Còn trong thi đấu thể thao, mỗi vận động viên lại mang theo lá Quốc Kỳ của đất nước mình, họ chính là những người đại diện cho  tổ quốc mình, cho màu cờ sắc áo của đất nước – nơi mà họ đã sinh ra.

Và mỗi lá Quốc Kỳ đều mang một ý nghĩa nào đó vô cùng linh thiêng và lớn lao, và với người Mỹ cũng vậy, lá quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Mỹ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập.

Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai.

Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý.

Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.

Du Khách Biết Gì Về Quốc Kỳ, Quốc Ca Và Quốc Hoa Của Trung Quốc?

Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 sau khi Đảng Cộng sản Trung Hoa kiểm soát đại lục và thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đôi khi quốc kỳ này được gọi là “Ngũ Tinh Hồng Kỳ”. Người thiết kế lá cờ đỏ năm sao là Tăng Liên Tùng. Trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hội nghị Trù bị của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Mới đã yêu cầu toàn quốc dự thảo quốc kì. Trong số vài ngàn bản dự thảo đã lựa chọn ra được đồ án quốc kỳ là lá cờ đỏ năm sao do Tăng Liên Tùng thiết kế. Ngày 27/9/1949, Hội nghị Toàn thể lần Thứ Nhất của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Toàn quốc đã thông qua quyết nghị: quốc kì của nước Cộng hòa Nhn dân Trung Hoa là lá cờ năm sao nền đỏ. Từ đó đã ra đời lá cờ quốc kỳ trang nghiêm mỹ lệ của nước Trung Quốc mới.

Vào trước năm 1949 nước Trung Hoa mới ra đời, trong lịch sử Trung Quốc từng xuất hiện những lá Quốc kỳ như thế nào?

Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến năm 1840, các nước Phương Tây xâm lược Trung Quốc, trong các hoạt động ngoại giao đàm phán, ký điều ước, thông thương, cử quan chức ngoại giao … với các nước phương Tây, Lý Hồng Chương thấy phía các nước đó đều treo quốc kỳ trang nghiêm của nước họ, vậy mà phía Trung Quốc lại không có quốc kỳ để treo, ông ta cảm thấy mất đi vẻ “Uy nghi của triều đình”. Thế là ông ta liền tâu lên Từ Hy Thái Hậu. Bà Từ Hy liền lệnh cho Lý Hồng Chương bố trí cho người thiết kế đồ án Quốc kỳ. Sau đó Lý Hồng Chương dâng lên phương án các đồ án của Quốc kỳ gồm: cờ Bát quái, cờ Hoàng long, cờ Kỳ lân và cờ Hổ báo để bà Từ Hy lựa chọn. Năm 1862, bà Từ Hy quyết định sử dụng cờ mang đồ án Hoàng Long làm Quốc kỳ của triều đình nhà Thanh.

Hình con rồng màu vàng chính là tượng trưng cho Hoàng đế nhà Thanh, lấy hình con rồng vàng làm Quốc kỳ mang ý nghĩa là “Trẫm chính là quốc gia”.

Ngày 10 tháng 1 năm 1912, triều đình nhà Thanh bị lật đổ, cờ Hoàng Long cũng đã bị Chính phủ Trung Hoa dân quốc đổi thành cờ Thanh thiên bạch nhật.

Quốc kỳ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là lá cờ đỏ có năm ngôi sao. Lá cờ đỏ năm ngôi sao nom trang nghiêm mà giản dị. Mặt cờ màu đỏ hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao là ba phần hai, năm ngôi sao năm cánh màu vàng được đặt ở góc trên bên trái, trong đó có một ngôi sao to hơn, bốn ngôi sao nhỏ hơn được trải thành vòng cung ở bên phải ngôi sao lớn, ngôi sao nào cũng có một góc chiếu thẳng vào trung tâm điểm của ngôi sao lớn.

Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng. Tuy nhiên việc không công bố chính thức ý nghĩa của 5 ngôi sao nên điều này vẫn là điều bí ẩn và khiến mọi người hoài nghi, đồn đoán các giả thuyết.

– Năm ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết của nhân dân cách mạng đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Trong đó bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho lực lượng của cách mạng bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa là ngôi sao lớn.

– Ngôi sao lớn tượng trưng cho Trung Quốc, bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho Đông di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch.

– Năm ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn ở Trung Quốc, ngôi sao lớn là Hán, 4 ngôi sao nhỏ là Hồi, Mông, Tạng, Mãn.

– Năm ngôi sao lớn tượng trưng cho đại lục, 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 khu tự trị.

“Hành khúc nghĩa dũng quân” (phồn thể: 義勇軍進行曲, giản thể: 义勇军进行曲) là quốc ca của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945). Bài này thuộc thể loại hành khúc.

Bài này lần đầu tiên được dùng làm quốc ca là trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc tháng 2 năm 1949. Vào thời gian đó Bắc Kinh vừa lọt vào tầm kiểm soát của những người cộng sản Trung Quốc. Lúc đó nổ ra một tranh luận xung quanh câu “Đất nước Trung Hoa đã gặp lúc hiểm nguy”. Nhà sử học Quách Mạt Nhược liền đổi câu trên thành “Dân tộc Trung Quốc đã đến hồi giải phóng”.

Ngày 27 tháng 9 năm 1949, toàn thể đại biểu của hội nghị Chính Hiệp nhất trí thông qua, trước khi xét định quốc ca của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý đối với câu thứ ba. Khi đó Chu Ân Lai đưa ra đánh giá cuối cùng: “Trước mắt chúng ta vẫn còn kẻ thù đế quốc. Chúng ta càng tiến, kẻ thù sẽ càng tìm cách tấn công và phá hoại chúng ta. Liệu có thể nói là chúng ta sẽ không còn nguy hiểm không?” Quan điểm này được Mao Trạch Đông tán thành và vào ngày 27 tháng 9 năm 1949, bài này trở thành quốc ca tạm thời, chỉ vài ngày trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đến kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 5 vào năm 1978, lại thông qua việc chính thức lấy bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” làm quốc ca.

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Điền Hán bị bắt giam, và cũng vì thế mà bài “Hành khúc nghĩa dũng quân” cũng bị cấm hát; kết quả là trong giai đoạn đó bài “Đông phương hồng” được chọn làm quốc ca không chính thức.

“Hành khúc nghĩa dũng quân” được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khôi phục lại vào năm 1978, nhưng với lời khác hẳn; tuy vậy, lời ca mới không được thông dụng lắm và thậm chí gây nhầm lẫn [1]. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1982, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc thống nhất chọn lại bản gốc năm 1935 của Điền Hán làm quốc ca chính thức. Điểm nổi bật trong lời hiện nay là không đề cập đến Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn Mao Trạch Đông và việc quay lại lời ca cũ đánh dấu sự đi xuống của Hoa Quốc Phong và tệ sùng bái cá nhân đối với Mao cũng như uy thế đi lên của Đặng Tiểu Bình.

Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc công nhận bài này là quốc ca chính thức của CHNDTH trong bản sửa đổi năm 2004 của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần quốc ca được đề cập ngay sau phần nói về quốc kỳ.

3. MẪU ĐƠN – QUỐC HOA CỦA TRUNG QUỐC

Mẫu đơn là loài hoa biểu tượng cho sự giàu có, vương giả và sắc đẹp và đặc biệt mẫu đơn được tôn vinh ở Trung Quốc, được người dân nơi đây chọn làm quốc hoa.

Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.

Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.

Ngày xưa, khi treo một bức tranh hoa mẫu đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà có nghĩa là gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ xuân thì. Có khá nhìều sự tích về hoa mẫu đơn. Chẳng hạn, câu chuyện về Bạch Mẫu Đơn, nàng tiên rất giỏi về nghệ thuật tình ái, hay những tương truyền về Dương Quý Phi, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã dùng hoa mẫu đơn trang trí trong phòng để thu hút sự đam mê và thường xuyên lui tới của Đường Minh Hoàng. Thành phố cổ nổi tiếng Lạc Dương của Trung Quốc có danh tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm. Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana từ năm 1957.

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Các Nước

Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Các yếu tố như màu cờ, hình dạng và các ký hiệu được dùng để nêu bật đặc điểm, lịch sử và giá trị của quốc gia. Tôn trọng quốc kỳ cũng là thể hiện sự yêu nước, nhắc nhở chúng ta nguồn gốc và văn hóa của tổ tiên.

Tiếp theo bài viết “Các lá cờ kỳ thú trên thế giới”, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quốc kỳ của các nước.

Trước khi đi vòng quanh thế giới, tìm hiểu Đông Tây cổ kim thì hãy dành chút thời gian để hiểu về quốc kỳ Việt Nam. Có thể bạn đã được nghe nói nhiều về ý nghĩa của Quốc kỳ nước ta nhưng nếu ai đó đột nhiên hỏi bạn thì bạn có thể nói trôi chảy được không?

VIỆT NAM

Tổng quan: Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức vào năm 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Trong Hiến pháp (2013) có quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác, đa số ý kiến cho rằng tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, nhưng cũng có một số giả thiết cho là ông Lê Quang Sô.

Ýnghĩa:

BRAZIL

Tổng quan: Nhiều người trong chúng ta sẽ thấy quen thuộc với quốc kỳ Brazil, đặc biệt là những ai mê môn bóng đá. Quốc kỳ Brazil được chính thức thông qua vào ngày 19/11/1889. Nhà tâm lý học, toán học người Brazil TeixeiraMendes cùng các cộng sự Miguel Lemos, Manuel Pereira Reis và Décio Villares là tác giả tạo ra lá cờ này. Lá quốc kỳ là sự kết hợp vòng tròn màu xanh với những ngôi sao và dòng chữ “Ordem e Progresso”, nằm lọt bên trong hình thoi màu xanh trên nền xanh lá.

Ý nghĩa:

Nền xanh lá: màu biểu tượng của vua Pedro, hoàng đế đầu tiên của Brazil, đồng thời cũng tượng trưng cho những cánh rừng và cánh đồng xum xuê, tươi tốt của Brazil.

Hình thoi màu vàng: màu đại diện cho nữ hoàng Maria Leopoldina, vợ của vua Pedro, đồng thời đây cũng là trữ lượng vàng lớn của Brazil.

Vòng tròn màu xanh: quả địa cầu màu xanh với đầy sao.

Các ngôi sao trắng: 27 ngôi sao trắng năm cánh với kích thước khác nhau biểu trưng cho các bang của Brazil và Đặc khu Liên bang.

Khẩu hiệu: dòng chữ màu trắng chạy qua vòng tròn màu xanh “ORDEM E PROGRESSO”, là cụm từ trong tiếng Bồ Đào Nha với ý nghĩa “Trật tự và Tiến bộ”.

TRUNG QUỐC

Tổng quan: Quốc kỳ Trung Quốc được thượng cờ lần đầu tiên vào ngày 01/10/1949 tại buổi lễ khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Lá cờ do Tăng Liên Tùng thiết kế trong phong trào phát động thiết kế quốc kỳ. Trong đợt phát động này, ban tổ chức đã nhận được 3.000 mẫu thiết kế và thiết kế của Tăng Liên Tùng được chọn, được chỉnh sửa lại một chút. Lá quốc kỳ với ngôi sao vàng lớn bao quanh bởi 4 ngôi sao vàng nhỏ nằm ở góc trên bên trái của nền cờ đỏ. Lá cờ thường cũng được gọi là “Ngũ tinh hồng kỳ”.

Ý nghĩa:

MỸ

Tổng quan: Quốc kỳ của Hoa Kỳ được chính thức công nhận vào ngày 14/6/1777. Vào thời điểm vừa được chính thức công nhận, có 13 sọc ngang đỏ và trắng xen kẽ và một góc nhỏ bên trên trái của lá cờ là khu vực nền xanh gồm 13 ngôi sao. Con số 13 tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi nước Anh và thành lập nên Liên bang. Kể từ đó, là quốc kỳ được thay đổi 26 lần khi số bang tăng lên và lá cờ 50 sao hiện tại được chính thức thông qua vào ngày 04/7/1960. Trong tiếng Anh, lá quốc kỳ này còn có nhiều tên khác như The Stars and Stripes (sao và sọc), Old Glory và The Star-Spangled Banner (lá cờ đính sao).

Ý nghĩa:

Màu đỏ: tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh và sự nhiệt huyết.

Màu trắng: nói lên niềm hy vọng, thanh khiết và kỷ luật.

Màu xanh dương: biểu tượng của lòng trung thành và công lý.

13 sọc: biểu trưng cho 13 bang sơ khai trong buổi đầu mới thành lập của nước Mỹ.

50 sao: tượng trưng cho 50 bang.

AUSTRALIA

Tổng quan: Quốc kỳ Australia lần đầu tiên tung bay tại Melbourne vào ngày 03/9/1901 (ngày 03/9 cũng là Ngày Quốc kỳ Australia).Tuy nhiên, thiết kế đã được hiệu chỉnh một chút và được vua Edward-VII thông qua vào năm 1903. Thiết kế quốc kỳ được chọn từ một cuộc thi được tổ chức năm 1901. Lá cờ bao gồm Cờ liên hiệp Anh ở góc trên bên trái, một ngôi sao lớn màu trắng 7 cánh phía dưới cờ liên hiệp Anh và 5 ngôi sao ở nửa phải tượng trưng cho chòm sao Chữ thập phương Nam.

Ý nghĩa:

HÀN QUỐC

Tổng quan: Quốc kỳ Hàn Quốc được chính thức phê chuẩn vào ngày 15/10/1949 dù đã được sử dụng từ trước đó. Trong tiếng Hàn Quốc được gọi là Taegeugi (cờ Thái cực), bao gồm Thái cực đồ (vòng tròn âm – dương) với 2 màu đỏ và xanh (tiếng Hàn Quốc gọi là Taegeuk), xung quanh là 4 quẻ bát quái đối lập với nền trắng.

Ý nghĩa:

NAM PHI

Tổng quan: Quốc kỳ Nam Phi được phê chuẩn vào ngày 27/4/1994. Quốc kỳ với ý nghĩa tượng trưng cho sự thống nhất và là biểu tượng của nền dân chủ mới sau khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Lá cờ được thiết kế bởi nhà nghiên cứu quân kỳ Frederick Brownell, ông cũng là tác giả thiết kế quốc kỳ Nambia. Vào thời điểm được chấp thuận, đây là quốc kỳ duy nhất có 6 màu. Hình ảnh quốc kỳ Nam Phi có dạng chữ Y với các màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây, vàng và đen.

Ý nghĩa:

ICELAND

Tổng quan: Quốc kỳ của Iceland được chính thức thông qua vào ngày 19/6/1915 và được quy định chính thức trong luật vào ngày 17/6/1944 khi Iceland chính thức hoàn toàn độc lập. Nền cờ màu lam, trên có chữ thập màu trắng và màu đỏ. Hình ảnh chữ thập được lấy ý tưởng từ là cờ của Đan Mạch (tách ra khỏi Đan Mạch và trở thành một quốc gia độc lập sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1944).

Ý nghĩa:

PAKISTAN

Tổng quan: Quốc kỳ của Pakistan được chấp thuận thông qua trong cuộc họp của Hội đồng Lập hiến vào ngày 11/08/1947, đúng 3 ngày trước khi nước này giành được độc lập vào ngày 14/3/1947. Lá quốc kỳ này do Amiruddin Kidwai dựa trên lá cờ của Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn Độ, đảng chính trị thúc đẩy thành lập nhà nước Hồi giáo Pakistan tách từ Ấn Độ. Một ngôi sao năm cánh màu trắng và một trăng lưỡi liềm trên nền xanh lá cây đậm, với một dải trắng đứng tại rìa bên trái.

Ý nghĩa:

Màu xanh lá: tượng trưng cho đạo Hồi và các tín đồ Hồi giáo.

Màu trắng: tượng trưng cho các tôn giáo thiểu số. Đồng thời, màu xanh lá và trắng là biểu tượng của nền hòa bình và thành công kinh tế.

Trăng liềm: thể hiện sự tiến bộ.

Sao: dấu hiệu của ánh sáng và tri thức.

ẤN ĐỘ

Tổng quan: Quốc kỳ của Ấn Độ được thông qua như hình dạng hiện tại trong cuộc họp của Hội đồng Lập pháp vào ngày 22/7/1947 và trở thành quốc kỳ chính thức của Ấn Độ vào ngày 15/8/1947, Ngày Độc lập của Ấn Độ. Với tên gọi là Tiranga (nghĩa là tam tài hay tam sắc) dựa trên lá cờ Swaraj, cờ hiệu của Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Pingali Venkayya thiết kế. Là cờ bao gồm 3 sọc ngang lần lượt có màu vàng nghệ, trắng và xanh lá với Ashoka Chakra (một thiết kế bánh xe 24 nan hoa) màu lam nằm tại trung tâm.

Ý nghĩa:

Màu vàng nghệ: biểu tượng cho lòng can đảm, dũng khí và sự hy sinh.

Màu trắng: tượng trưng cho lòng chân thật, sự thanh khiết và hòa bình.

Màu xanh lá: biểu trưng cho niềm tin và tinh thần thượng võ.

Ashoka Chakra: còn gọi là dharmachakra hay bánh xe đức hạnh, với 24 nan hoa tượng trưng cho Dharma – triết lý sống của nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Kỳ Na giáo. Bánh xe cũng biểu thị sự chuyển động và phát triển không ngừng như lời nhắc nhở Ấn Độ không ngừng vận động, thay đổi và phát triển.

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Và Quốc Huy Nước Việt Nam Hiện Nay

Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Nền cờ đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Quốc kỳ Việt Nam được công nhận từ năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Quốc hội khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với vài sửa đổi nhỏ, làm quốc kỳ chính thức đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam.

Định dạng chuẩn: Quốc kỳ Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng 1/5 chiều dài quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.

Những giả thuyết về tác giả:

Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.

Mấy chục năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều nói tác giả quốc kỳ là Nguyễn Hữu Tiến (Hà Nam). Trên website của Quốc hội và của Đảng cũng khẳng định như vậy. Nhưng tất cả đều dẫn nguồn về cuốn sách “Nguyễn Hữu Tiến” mang dấu ấn cá nhân của nhà văn Sơn Tùng năm 1981. Tuy nhiên không có tài liệu, văn kiện nào của Nhà nước trong các viện lưu trữ và bảo tàng chứng minh điều này. Năm 2001, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xác nhận không đủ cơ sở chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc.

Giả thuyết thứ hai do Tỉnh ủy Tiền Giang đề nghị gần đây, đặt lại vấn đề lịch sử và cho rằng ông Lê Quang Sô (Mỹ Tho) mới là tác giả quốc kỳ. Tư liệu của các nhà nghiên cứu và nhân chứng còn sống trong khởi nghĩa Nam Kỳ đều đưa ra những căn cứ rất thuyết phục nhưng không được cấp nhà nước chính thức công nhận. Như vậy, câu hỏi về tác giả lá cờ đỏ sao vàng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Quốc huy CHXHCN Việt Nam

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam và tiền đồ xán lạn của nước Việt Nam. Bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa dải lụa phía dưới là dòng chữ tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội khóa I phê chuẩn năm 1955 từ mẫu quốc huy do Chính phủ đề nghị. Năm 1976, khi đất nước thống nhất, mẫu quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu.

Do những tranh chấp và nhầm lẫn về tác giả quốc huy suốt nhiều năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ đạo bộ Văn hóa – Thông tin thành lập tổ tư vấn để giám định tư liệu. Ngày 23/09/2004 Bộ Văn hóa – Thông tin đã thông báo kết luận khẳng định: “Mẫu quốc huy là một cống hiến chung của giới Mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sỹ Bùi Trang Chước – người đã vẽ những mẫu quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện và họa sỹ Trần Văn Cẩn – người đã chỉnh sửa hoàn thiện mẫu quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt”.

Mẫu quốc huy gốc với tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Bộ Nội vụ) với hai phụ bản in màu và in nét. Đáng tiếc là từ sau năm 1976 do thiếu những quy chuẩn về việc sử dụng và không được phổ biến rõ nên hiện nay đang có tình trạng hình quốc huy không đồng nhất. Hình quốc huy trên đồng tiền, các bằng cấp, huân – huy chương, sách báo, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước… mỗi hình mỗi vẻ.

Nghiên cứu bản mẫu quốc huy chính thức chúng ta thấy về bố cục, tỉ lệ các hình tượng rất cân đối, hài hòa, vững chắc. Hình dáng, đường nét của các bông lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng cưa, dải lụa có tên nước Việt Nam được chắt lọc kĩ lưỡng nên rất sinh động, tượng trưng và chuẩn mực. Màu sắc của quốc huy được phối hợp mạch lạc, hài hòa giữa đỏ, vàng và nét nâu. Mẫu quốc huy Việt Nam hoàn chỉnh về hình thức, sâu sắc về nội dung, đã thể hiện cô đọng, súc tích về đất nước và dân tộc Việt Nam, với nền tảng công – nông nghiệp, với lý tưởng cách mạng và tinh thần đại đoàn kết, với khát vọng hòa bình và sự khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Hình quốc huy các bạn đang xem là mẫu quốc huy chính thức theo công văn 1790/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ (ban hành 24/05/2013) gửi các cơ quan hành chính nhà nước về việc sử dụng thống nhất và đồng bộ mẫu quốc huy .

Nguồn:https://mattran.org.vn/home/DatnuocVN/VietNam/CHXHCNVN.htmhttps://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20040929/mau-quoc-huy-la-cua-hs-bui-trang-chuoc-va-tran-van-can/49770.htmlhttps://thanhnien.vn/thoi-su/quoc-huy-viet-nam-ngay-ay-va-bay-gio-196173.html

— Sưu tầm và tổng hợp —

Ý Nghĩa Lịch Sử Của Quốc Kỳ Và Quốc Ca Việt Nam

Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.

Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhạc sĩ Văn Thao – Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.

Còn tại một căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật về một con người – ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ tặng.

Bà Nguyễn Thị Xu – Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài Tiến quân ca.

PGS.TS. Phạm Xanh – Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam. Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc hội mới có quyền thay”.

Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

68 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành.