Ý Nghĩa Quốc Kỳ Việt Nam / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Quốc Kỳ Việt Nam: Ý Nghĩa Và Lịch Sử

Lá quốc kỳ Việt Nam tung bay là hình ảnh đầy xúc động trong lòng mỗi người dân chúng ta. Hiểu về Quốc kỳ là điều mỗi công dân cần biết.

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập…). Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông

Hỡi những ai máu đỏ da vàngHãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốcNền cờ thắm máu đào vì nướcSao vàng tươi, da của giống nòiĐứng lên mau hồn nước gọi ta rồiHỡi sỹ nông công thương binhĐoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có Quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam và là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.

Tháng 5/1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng minh – đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ. ở giữa có một sao vàng năm cánh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên khắp các công sở, trường học, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các cửa khẩu, các buổi mít tinh, lễ đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài; Quốc kỳ Việt Nam cũng được giương lên cùng với Quốc kỳ của những nước trên thế giới khi các đoàn cấp cao của chúng ta đến thăm và làm việc. Cờ đỏ sao vàng Việt Nam cũng được tung bay trên từng nóc nhà mỗi một gia đình Việt Nam vào những ngày lễ hội, Tết cổ truyền…

Nguồn: chúng tôi

Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam, điều đó đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khẳng định tại cuộc họp Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: “Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn chính phủ đi từ châu á sang châu Âu, từ châu Âu về châu á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì… trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca…”. Đó là hồn nước, niềm tự hào, biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.

Định dạng chuẩn

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ. Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ. Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi.

Hình ảnh giúp thiết kế chuẩn Quốc kỳ

Ý Nghĩa Lá Cờ Việt Nam, Ý Nghĩa Ngôi Sao Năm Cánh Trên Quốc Kỳ Việt Nam

Ý nghĩa lá cờ Việt Nam là gì?

Theo Wikipedia, Quốc kỳ Việt Nam (còn gọi là Cờ Tổ quốc) hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam sau ngày thống nhất hai miền Nam – Bắc. Quốc kỳ Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Ngôi sao vàng 5 cánh trên Quốc kỳ Việt Nam tượng trưng cho 5 giai cấp, tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh trong xã hội. Các giai tầng này cũng nhau đoàn kết trong lao động và chiến đấu, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính sức mạnh của sự đồng sức, đồng lòng của mọi giai tầng trong xã hội là một trong những yếu tố để làm nên những chiến công vang dội, để Việt Nam luôn hiên ngang chiến thắng trước mọi thế lực bạo tàn, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của dân tộc.

Lịch sử ra đời của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước trước âm mưu chia rẽ của kẻ thù để nhân dân Việt nam hôm nay có được cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp và phát xít Nhật năm 1940. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, còn được gọi với cái tên khác là thầy giáo Hoài ( sinh ngày 5/3/1901 tại Duy Tiên, Hà Nam) là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Ông đã bị địch bắt và hi sinh ngày 28/8/1941.

Trước đó, từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng nhưng được lồng trên hình búa liềm.

Năm 1940, Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ họp và quyết định khởi nghĩa. Theo di huấn của đồng chí Trần Phú, lá cờ đỏ sao vàng được chọn làm lá cờ khởi nghĩa.

Tháng 5/1941, tại Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Đoạn mở đầu của Chương trình Việt Minh ghi rõ: ” Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 16/8 /1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kì Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một ngôi sao vàng 5 cánh

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: ” Quốc kì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Bắc – Nam với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bắc – Nam thống nhất một dải, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã công nhận Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 13, Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: ” Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

* Lá cờ tung bay trong nắng gió

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng gió là một biểu tượng đẹp đẽ của một đất nước yêu chuộng hòa bình, tự do, nỗ lực vươn lên để phát triển và hội nhập.

Lá cờ ấy phất lên, hiên ngang, đẹp đẽ hơn bất cứ điều gì khác. Nó là kết tinh của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ mà vẻ vang, hào hùng.

Hình ảnh người chiến sĩ nơi đảo xa chắc tay súng dưới cột cờ Tổ quốc tung bay đẹp hào hùng. Nơi đầu sóng ngọn gió, lá cờ ấy vẫn một sắc đỏ, sao vàng phấp phới bay, hướng về đất liền – trái tim yêu của Tổ quốc!

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng là một biểu tượng không thể thiếu để cổ vũ tinh thần cho các “anh hùng sân cỏ”. Cả một vùng trời ngập tràn cờ đỏ sao vàng thể hiện một tinh thần dân tộc thiêng liêng, mãnh liệt hơn bất cứ thứ sức mạnh nào. Các cầu thủ Việt Nam ra sân luôn thi đấu với một tinh thần quyết tâm cao nhất, vì màu cờ sắc áo của dân tộc

Lá Cờ Đỏ Sao Vàng Là Quốc Kỳ Của Tổ Quốc Việt Nam

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược, giành chính quyền, thống nhất đất nước để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc ngày nay. Thế nhưng, nhiều kẻ bất đồng chính kiến như Lê Dủ Chân đã cố tình xuyên tạc lịch sử và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ của Tổ quốc.

Lá cờ đỏ sao vàng không phải là sản phẩm của ngoại quốc như luận điệu xuyên tạc của Lê Dủ Chân

Khi cho rằng lá cờ đỏ sao vàng không xuất xứ từ trong lòng dân tộc Việt Nam mà nó là sản phẩm của ngoại quốc do Hồ Chí Minh mang về áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân Việt Nam, Lê Dủ Chân đã cho mọi người thấy rõ sự hạn hẹp trong hiểu biết và sự sai trái, điêu ngoa của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi rõ lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28/8/1941). Trước đó, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm. Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa. Tháng 5/1941 tại Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh – Đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, Tuyên Quang đã quyết định Quốc kỳ Việt Nam là nền đỏ, ở giữa có một sao vàng năm cánh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã công nhận Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Gần đây nhất, tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Rõ ràng, sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng luôn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, hoàn toàn không có chuyện vay mượn hay là sản phẩm của ngoại quốc. Như vậy, việc xuyên tạc lịch sử, coi lá cờ đỏ sao vàng là sản phẩm của ngoại quốc hoàn toàn là sự bịa đặt sai trái của Lê Dủ Chân.

Lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ của Việt Nam là biểu trưng cho khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam

Sau khi xuyên tạc lịch sử quốc kỳ Việt Nam, Lê Dủ Chân đã cố tình dùng những từ ngữ “bẩn thỉu” để thực hiện mưu đồ bôi bẩn, hạ thấp giá trị của lá cờ đỏ sao vàng. Y đã cố tình đổ thừa những hành động phi chính nghĩa, phản lại truyền thống chính danh của dân tộc Việt Nam cho biểu trưng của Tổ quốc là lá cờ đỏ sao vàng. Y cho rằng ngày nay dưới lá cờ đỏ sao vàng này: Tổ quốc đang lâm nguy; Chủ quyền quốc gia đã bị xâm phạm; Danh dự dân tộc đã mất; Nhân dân lầm than; Đạo đức xã hội băng hoại; Lòng yêu nước bị chà đạp trên đường phố; Người yêu nước bị giam cầm trong lao tù; Tự do, dân chủ, quyền người bị thủ tiêu. Rõ ràng, đây là những lời lẽ phát ra từ cái đầu mê sảng, hoang tưởng của Lê Dủ Chân mà thôi. Thực tế chứng minh lá cờ đỏ sao vàng đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam và đã được cộng đồng quốc tế công nhận và tôn trọng. Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của ý Đảng, lòng dân, là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược và xây dựng đất nước hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc. Lá cờ đỏ sao vàng là minh chứng khẳng định cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Việc cố tình xúc phạm, bôi nhọ, gán ghép ý nghĩa quốc kỳ với những hành động đê hèn, sai trái của Lê Dủ Chân chỉ là câu chuyện hoang đường mà thôi!

Cố tình xuyên tạc lịch sử, ý nghĩa quốc kỳ của Việt Nam, Lê Dủ Chân đã cho mọi người thấy rõ ông ta không từ một thủ đoạn nào, dù là xấu xa nhất, bỉ ổi nhất để chống phá đất nước, chống phá chế độ, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với những người như thế, lịch sử dân tộc không bao giờ có thể tha thứ!

Ý Nghĩa Lịch Sử Của Cờ Việt Nam Và Trung Quốc

Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam và Trung Quốc

1. Giới thiệu về cờ nước Việt Nam và cờ Trung Quốc

Cờ nước Việt Nam và cờ Trung Quốc có một số điểm tương đồng như đều sử dụng nền màu đỏ và phía trên có hình ảnh sao vàng năm cánh. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có một lá cờ khác biệt, không có quốc kỳ của nước nào trùng với nước nào.

Cờ Việt Nam hay còn gọi là cờ đỏ sao vàng được ra đời đầu tiên vào năm 1940 và chính thức trở thành quốc kỳ vào năm 1945. Cờ có thiết kế hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trên nền đỏ của cờ có hình ngôi sao vàng 5 cánh.

Cờ Việt Nam hay còn gọi là cờ đỏ sao vàng được ra đời đầu tiên vào năm 1940

Cờ Trung Quốc hay còn gọi là quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ra đời năm 1949. Cờ sử dụng nền đỏ với một ngôi sao vàng 5 cánh lớn đăt ở góc trái, xung quanh là bốn ngôi sao vàng 5 cánh nhỏ.

Cờ Trung Quốc hay còn gọi là quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ra đời năm 1949

2. Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam và Trung Quốc

2.1.  Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam

Thiết kế nền màu đỏ của lá cờ Việt Nam tượng trưng cho màu của chiến đấu và chiến thắng. Dân tộc Việt Nam trải qua bao đời luôn đấu tranh kiên cường, bất khuất để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Màu đỏ còn là biểu tượng cho máu của các anh hùng đã hy sinh, ngã xuống. Ngôi sao vàng ở giữa là linh hồn của dân tộc, 5 cánh sao là 5 tầng lớp đồng bào sĩ, công, nông, thương, binh luôn đoàn kết.

c

Cờ Việt Nam là minh chứng cho một quốc gia có độc lập, chủ quyền, tự chủ, dân tộc Việt Nam đoàn kết, cùng nhau đồng cam cộng khổ. Lá cờ Việt Nam dù phải trải qua bao thế hệ nhưng vẫn trường tồn, là lời nhắn nhủ, nhắc nhở những thế hệ mai sau nhớ về công lao của cha ông đã ngã xuống, ra sức thi đua, học tập, tiếp nối truyền thống cha ông để lại.

Ngày nay  trong những sự kiện lớn của đất nước không thể thiếu đi được hình ảnh lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Với người Việt Nam việc treo cờ cũng có nhiều quy định như: khi treo không để ngược ngôi sao; nếu treo chung cùng chân dung Bác Hồ thì ảnh phải thấp hơn, phía dưới ngôi sao; trong buổi mừng thọ quốc kì được treo phía bên trái sân khấu..

Ngày nay  trong những sự kiện lớn của đất nước không thể thiếu đi được hình ảnh lá cờ đỏ

2.2. Ý nghĩa lịch sử của cờ Trung Quốc

Cờ Trung Quốc cũng có màu đỏ biểu tượng cho cách mạng, cho máu của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc. 5 ngôi sao trên lá cờ tượng trưng cho sự đoàn kết của đất nước, bốn ngôi sao nhỏ bao quanh là các lực lượng cách mạng gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc đứng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa – tượng trưng cho ngôi sao lớn nhất.

Quốc kỳ Trung Quốc thể hiện uy quyền và sự tôn nghiêm của đất nước. Đồng thời phần nào thể hiện truyền thống và ý tưởng của quốc gia qua màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng. Màu đỏ là màu sắc truyền thống của chủ nghĩa cộng sản, tượng trưng cho cách mạng, màu vàng thể hiện chiến thắng, ám chỉ với ánh sáng.

Quốc kỳ Trung Quốc thể hiện uy quyền và sự tôn nghiêm của đất nước