Ý Nghĩa Thực Tiễn Là Cái Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Hoán Vị Gen Có Ý Nghĩa Gì Trong Thực Tiễn?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU – Phe; XXG – Pro; XAU – His; GXX – Ala; AAG – Lys; UAX – Tyr; GAA: Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn chúng tôi có trình tự các nuclêôtit là 5’GTAXTTAAAGGXTTX 3′. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là

Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. Với nội dung trên có bao nhiêu phát biểu sai?

Khi nào thì cụm gen cấu trúc (Z, Y, A) trong opêron Lac ở E. coli không thể bắt đầu hoạt động?

Dịch mã là quá trình

Guanin dạng hiếm (G*) liên kết với Timin trong nhân đôi ADN gây đột biến

Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là sai?

Trường hợp cơ thể sinh vật có thêm một NST trong cặp NST tương đồng nào đó, di truyền học gọi là

Khi nói về cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, thành phần cấu tạo của một nuclêôxôm gồm

Khi nói về gen ngoài nhân, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Vì sao mã di truyền mang tính thoái hóa?

Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 50% ruồi cái mắt đỏ: 25% ruồi đực mắt đỏ: 25%% ruồi đực mắt trắng?

Ở sinh vật nhân thực, tâm động của nhiễm sắc thể

Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng khởi động là nơi

So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá vì

Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li khác tỉ lệ 1:2:1 biết không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh?

Đột biến loại nào tạo nên hội chứng trẻ sơ sinh có tiếng khóc như mèo kêu?

Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn diễn ra giống nhau, hãy xác định kiểu gen của F1 và tần số trao đổi chéo f giữa các gen?

Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự

Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x aabb tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở F1 là

Điều hòa hoạt động gen là điều hòa

Gen đa hiệu là hiện tượng như thế nào?

Các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? về đột biến gen

Cơ chế phát sinh thể lệch bội chủ yếu là do

Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm: Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là

Trong quá trình nhân đôi của ADN NST diễn ra trong pha:

Cho P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỷ lệ kiểu hình ở con lai F1: A – bbD – eeff là bao nhiêu:

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng một cặp A – T thì số liên kết hidro là bao nhiêu:

Thực Tiễn Là Gì? Phân Tích Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức.

Trong lý luận về , quan điểm về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất. Vậy thực tiễn là gì? Nắm được phạm trù thực tiễn không chỉ có ý nghĩa đối với nhận thức mà còn là khâu rất quan trọng để định hướng hoạt động vật chất của con người.

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: “Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội “.

+ Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm…

+ Xây nhà, sửa ô tô, sửa xe máy, quét rác…

+ Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp…

– Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung.

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:

+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn.

Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài.

Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.

+ Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động.

Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và loài người không thể tồn tại và phát triển được.

Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:

Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.

Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.

Hoạt động thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau:

Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy… Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì:

– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.

Dạng hoạt động này nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.

Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:

+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.

Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Như chúng ta thường nói, nhận thức là một quá trình. Và trong quá trình này, thực tiễn có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở những điểm sau:

Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.

Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.

Nói thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.

Do đó, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Nói như vậy có nghĩa là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

– Như các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn.

Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh .

– Ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng.

Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.

Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng.

Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

III. Bài học rút ra từ việc xác định thực tiễn là gì và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra quan điểm thực tiễn.

– Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn.

+ Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu.

+ Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp…

Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Sinh Hoạt Chi Bộ

Sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ, trách nhiệm hết sức quan trọng của mỗi chi bộ và đảng viên. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chi bộ và có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Đảng ta đã nhiều lần đề cập việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trong đó có Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 2-3-2012 của Ban Tổ chức Trung ương.

Nói sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng, bởi có các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Với vai trò lãnh đạo toàn diện, tổ chức đảng luôn thể hiện được khả năng định hướng, dẫn dắt, quyết định… các hoạt động của cơ quan, đơn vị và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị cùng các hoạt động của đảng viên trong khuôn khổ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Vai trò đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cũng như tham gia tích cực vào công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

Vì ý nghĩa đó, trong một cuộc sinh hoạt chi bộ có chất lượng, các vấn đề, nhất là các khiếm khuyết, hạn chế của chi bộ, của cơ quan, đơn vị, của các đoàn thể và của từng đảng viên, được đưa ra phân tích, làm rõ… nhằm khẳng định cái đúng, phê bình và đấu tranh với cái sai. Qua đó, tổ chức và đảng viên tích cực được biểu dương, được động viên và tiếp tục phát huy; các tổ chức và cá nhân có sai sót, hạn chế được góp ý, rút kinh nghiệm nhằm sửa chữa hoàn thiện hơn. Nếu một tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững mạnh sẽ không có hoặc có rất ít những đảng viên suy thoái, biến chất; ngược lại, nếu tất cả hoặc tuyệt đại đa số đảng viên gương mẫu, vững vàng, có năng lực, phẩm chất tốt… sẽ góp phần quyết định vào việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đảng viên.

Các chi bộ trong tất cả các loại hình tổ chức đều phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng và hoạt động của các tổ chức đảng cũng phải tuân thủ theo các quy định của Đảng. Bên cạnh đó, tổ chức đảng và đảng viên còn phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, trong việc quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn gắn với việc không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện các chủ trương, đường lối đó trong điều kiện cụ thể của mình.

Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ là tác động, thúc đẩy, định hướng, giám sát và kiểm tra để cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, công tác xây dựng Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị luôn được đặt song song, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là để thực hiện nhiệm vụ chính trị tốt hơn và thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng chính là để góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn có ý nghĩa tạo ra động lực, phương hướng, giải pháp một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất để thực hiện thành công đồng thời hai nhiệm vụ đó. Từ đây, nhận thức và ý thức tự giác của mỗi đảng viên được nâng cao, tính tiên phong, gương mẫu cũng được thể hiện rõ nét.

Thứ ba, giúp đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đảng ta có 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động, gồm: nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng. Các nguyên tắc này phải được thể hiện ở từng đảng viên thì tổ chức đảng và toàn Đảng mới có thể thực sự trong sạch, vững mạnh và khẳng định được vai trò cũng như sức chiến đấu của mình.

Với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các đảng viên được nâng cao ý thức trách nhiệm, được học tập, được động viên, kích thích sự tu dưỡng, rèn luyện, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên. Thậm chí, với tính kỷ luật, sự gương mẫu… các đảng viên không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng một cách nghiêm túc, thiết thực. Bởi sự thể hiện của mỗi cá nhân đảng viên có tác động đến sự thể hiện (chính là vai trò lãnh đạo) của tổ chức đảng, nếu tất cả đảng viên đều gương mẫu, tích cực thì tổ chức đảng vững mạnh, có khả năng thuyết phục được quần chúng; ngược lại, nếu nhiều đảng viên tha hóa, biến chất, thiếu gương mẫu thì tổ chức đảng mất dần vai trò của mình.

Cũng thông qua việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các đảng viên được rèn luyện để nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí. Có thể nói, sinh hoạt chi bộ là một dịp để mỗi đảng viên được trải nghiệm, được học, được rèn giũa các phẩm chất đó. Vì vậy, một cuộc sinh hoạt chi bộ nhàm chán, đơn điệu không chỉ làm mất dần vai trò lãnh đạo của chi bộ mà còn làm các đảng viên mất tính năng động, sáng tạo, tăng tính thụ động và sức “ỳ”.

Sinh hoạt có chất lượng chính là dịp để các đảng viên bộc lộ mình một cách rõ ràng, cụ thể, qua đó có thể nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên và có biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Đặc Điểm Chung Và Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Lớp Hình Nhện

Lớp hình nhện là một nhóm loài động vật chân khớp. Theo thống kê, nhóm hình nhện có tới hơn 36.000 loài. Đây là nhóm động vật chân khớp sống trên cạn đầu tiên và có thể sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau. Đa số lớp hình nhện sống ở trên cạn, đặc biệt là ở những nơi rậm rạp. Nhưng cũng có một số ít sống ở môi trường nước ngọt và môi trường biển.

Với số lượng loài đa dạng (lên tới 36000 loài), lớp hình nhện rất đa dạng về số loài và phong phú về tập tính. Điều này góp vai trò quan trọng vào việc đẩy mạnh sự đa dạng sinh thái.

Ngoài ra, vai trò của lớp hình nhện còn được thể hiện ở việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đa số loài chân khớp đều có lợi, đặc biệt là nhện vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. Một số loài cũng là món ăn ngon và bổ dưỡng cho người và động vật.

Cơ thể nhện gồm 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Ngoài ra chúng còn có 4 đôi chân để bò và các bộ phận khác như kìm, khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Trong đó, phần đầu – ngực có chức năng giúp nhện bắt mồi và tự vệ thông qua đôi kìm có chứa độc tố. Đồng thời, 4 đôi chân bò giúp nhện di chuyển và chăng lưới.

Tập tính chăng lưới của nhện: đầu tiên nhện sẽ chăng dây tơ để làm khung, sau đó sau đó chăng các dây tơ phóng xạ và tơ vòng để chờ mồi.

Tập tính bắt mồi: cách bắt mồi của nhện dựa vào tơ đã chăng.

Các bước bắt mồi của nhện có thể khái quát như sau: trước tiên, nhện sẽ ngoạm chặt con mồi sau đó chích nọc độc. Tiếp theo, nhện sẽ tiết dịch tiêu hóa vào con mồi rồi trói con mồi vào lưới tơ đã chăng một thời gian. Cuối cùng khi cảm thấy thích hợp, nhện sẽ hút dịch lỏng ở con mồi.

Bọ cạp: sống ở nơi khô ráo, hoạt động về ban đêm, cơ thể có phân đốt và có chân bò rất khỏe. Đặc biệt, cuối đuôi của bọ cạp có nọc rất độc.

Cái ghẻ: gây bệnh ghẻ ở người, gây ngứa ngáy.

Ve bò: bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua sẽ bám vào gia súc để hút máu.

Lớp hình nhện là loài có chân khớp. Tất cả các loài trong lớp hình nhện chân đều có 8 đốt. Ở một số loài, chân trước đã được tiến hóa thành chức năng cảm giác. Cơ thể của lớp hình nhện đã có cấu tạo rõ ràng và phân chia thành các bộ phận với những chức năng riêng phù hợp với tập tính. Cơ quan tiêu hóa và sinh sản đã dần hoàn thiện.