Xin cho biết nghĩa tiếng Amen, Alleluia đọc trong thánh lễ?
Đáp:
tiếng Do thái (Hebrew: aman) nghĩa là làm cho mạnh sức ( strengthen) Khi dùng trong Kinh thánh và Phụng vụ, có nghĩa là “như vậy đó, mong được như vậy”(so be it). Sau khi người kia nói điều gì, người này kêu lên: như vậy đó.
Amen dùng kết lời cầu nguyện để tỏ lòng mong ước: mong được như vậy. Khi nhóm người đọc Amen sau lời nguyện có nghĩa họ đồng ý với tâm tình và cảm nghĩ diễn tả trong lời cầu nguyện. Khi linh mục trao Mình Thánh ta thưa Amen là ta tuyên xưng Mình Thánh chính là Chúa Giêsu. Amen giống như OK trong Anh văn.
Trong sách Khải huyền, thánh Gioan gọi Chúa Kitô là Đấng Amen: Kh 3,14 “Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Laođikia, Đây là lời của Đấng Amen, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng.
). Đây là cách nói đặc biệt bởi vì không thấy có nơi các bản văn khác trong cùng thời đại. Dường như lối nói này muốn bảo đảm cho chân lý của lời nói nhờ vào thẩm quyền của người nói. Lại nữa, sách Khải Huyền loan báo Chúa Giêsu là Đấng Amen: ” Các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi, dù không nói tiếng Do Thái, vẫn kết thúc lời kinh bằng từ “Amen” trong tiếng Do Thái.
” Amen ” được dịch là ” Xin được như vậy ! ” (tiếng Pháp là ” ainsi soit-il! “), nhưng như thế cũng không chuyển tải hết được những ý nghĩa khác nhau của từ “amen” trong tiếng Do Thái. Trong nguyên ngữ, ” amen ” nói lên sự chắc chắn, chân lý và sự trung tín. Nói “amen”, có nghĩa là “Vâng, đúng vậy, chắc như thế!”. Ngôn sứ Isaia còn nói rằng Chúa là Thiên Chúa của “amen” (Is 65,16 ), một vị Thiên Chúa mà ta có thể tin tưởng, Đấng nói và giữ lời. Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Laođikia: Đây là lời của Đấng Amen, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng ” (Kh 3,14 Trong Kinh Thánh, người ta đáp tiếng “amen” để nói lên sự gắn bó của mình với một lời chúc lành, chúc dữ hay một công bố long trọng nào đó. Chính vì thế, từ này đã trở nên một lời thưa trong phụng vụ. Chẳng hạn, trong sách 1 Sử Biên Niên 16,35-36 chép rằng: ” Hãy nói: lạy Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng con, xin thương quy tụ chúng con về, cứu chúng con từ giữa muôn dân nước, để chúng con cảm tạ Thánh Danh, và được hiên ngang tán dương Ngài. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, từ muôn thuở cho đến muôn đời! ” Và toàn dân hô lớn: “Amen! Halêluia! “, đây là cách thức để đám đông dân chúng đáp trả lại lời kinh Tạ Ơn, để lời kinh nguyện trở nên lời kinh của chính mình. Nhiều tiếng “amen” cũng được sử dụng trong các Thánh Vịnh. Sách Khải Huyền cũng dùng từ “amen” trong bối cảnh bài thánh ca phụng vụ để tăng sức nặng cho những điều đã được khẳng định.
Trong các Tin Mừng, tiếng “amen” được dùng theo cách khác. Thỉnh thoảng trong Tin Mừng Thánh Gioan người ta nhân đôi tiếng “amen”. ” Amen, amen, tôi bảo thật các anh …” (Ga 1,51 ). Ta hiểu điều này chỉ muốn nói rằng Ngài chính là chân lý. Vậy thì mỗi lần đáp lời thưa ” amen “, bạn hãy quyết chắc rằng mình hoàn toàn đồng ý với những gì được nói bởi vì thưa “amen” là bạn quả quyết rằng đó là sự thật và là điều chắc chắn.
Bản dịch CGKPV : ” Thiên Chúa chân thật” ; bản dịch Cha Nguyễn Thế Thuấn: ” Thiên Chúa danh hiệu Amen ”
Bản dịch CGKPV : ” Thật, tôi bảo các anh” ; bản dịch Cha Nguyễn Thế Thuấn: ” Quả thật, quả thật, ta bảo các ngươi ”
, Tiếng Dothái có nghĩa: “Chúc tụng Chúa” Thường dùng trong khi cầu nguyện hay thờ phượng trong đền thờ. Linh mục kêu: ‘hallelu’ (hãy ca tụng) và toàn dân kêu phần đầu của tên Chúa Yahweh. Và thế là có tiếng ‘hallelu’-Ya!”
http://gpquinhon.org/qn/news/than-hoc-kinh-thanh/Y-nghia-cua-tu-Amen-990/#.U1SYI1WSyNA
http://www.xuanha.net/Kh-Hoidesongdao/64nghia%20AmenAlleluia.html