Ý Nghĩa Từ Phủ Định / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Những Từ Phủ Định Trong Việt Ngữ

Nguồn: Đặc San Lại Giang Canh Dần 2010

Bài viết nầy giới hạn vào những từ phủ định chính có liên hệ tới tứ tượng tức vũ trụ giáo. Những từ phủ định thường dùng trong việt ngữ là không, khỏi, chẳng, đâu …

KHÔNG

Từ phủ định dùng phổ thông nhất là từ không như không có, không cần, không được… Không có g câm thành khôn như khôn lườn, khôn dò, khôn nguôi. Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đoàn Thị Điểm có câu:

Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền.

Với k câm thành hông, “Hổng như”, “hổng thèm”, “hổng biết”, “hổng được đâu”… Dạng nầy dùng nhiều ở miền Nam. Trong Từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes từ không viết dưới dạng “khoũ”. Dấu ngã tương đương với ng.

Theo biến âm kh = n như khô = nỏ, khện = nện, khơm khớp = nơm nớp, ta có Việt ngữ không = Pháp ngữ “non” (phát âm “nông”).

Hiển nhiên không chính là không có gì, số không (O), hư không, không gian trống không. Vậy từ phủ định không mang ý nghĩa hư không, trống không tức Vô cực của Vũ Trụ luận.

Theo âm dương đề huề, không có trung tính (neutral) tức Vô cực. Thường thường không mang âm tính hoặc thái âm (nước) hay thiếu âm (khí, gió). Trong xã hội duy dương hiện nay, dĩ nhiên không ngả về dương của âm tức thiếu âm, không là không gian, khí gió. “

KHỎI

Từ khỏi dùng như tiếng phủ định như:

* khỏi

*khỏi cần: khỏi cần thêm nước vào làm gì.

*khỏi phải: khỏi phải đến đó làm gì…..

Từ khỏi đôi khi dùng chung với từ không như như một tiếng ghép điệp nghĩa “không khỏi” để nhấn mạnh ý nghĩa phủ định kép mang tính quyết liệt hơn như nó không khỏi bị tù.

Thay k bằng c ta có khỏi = chỏi, chói. Chỏi là chống lại như thấy qua từ kép điệp nghĩa chống chỏi. Chỏi có nghĩa chống lại không hợp với c1i màu nầy chỏi với màu kia tức không hợp với nhau. Chỏi gần âm với chói là sáng, mặt trời cho thấy từ chỏi mang dương tính thuộc về lửa mặt trời, thái dương.

CHẲNG

Từ chẳng dùng như một tiếng phủ định như:

*chẳng cần: chẳng cần phải mặc áo lạnh.

*chẳng thà: chẳng thà nhịn ăn còn hơn.

* chẳng được đâu: nó chẳng làm được đâu.

* chẳng có (ai): chẳng có ai đến cả.…..

Những dạng biến âm giản lược của chẳng là chả, chớ như chả thèm ăn, chớ có lo… Biến âm nguyên từ theo ch = đ như chuôi = đuôi (dao), ta có chẳng = đặng = đừng: đừng có tin nó. Đôi khi người ta nghe cả ba từ cùng một lúc ‚chẳng đặng nừªng‛ theo nhịp điệu biến âm: thấy thế nên chẳng đặng đừng được.

Theo biến âm ch = s như chữa = sửa, ta có Việt ngữ chẳng = Pháp ngữ ‚sans‛, Ý ngữ ‚senza‛, Bồ ngữ ‚sem‛ là không. Chẳng nói trại đi thành ‚ch©¡n‛ như thấy qua câu thơ trong Bạch Viên Tôn Các của một tác giả vô danh:

Đoái lời nguyện ước, càng chua xót,ĐÂU Tưởng nỗi sinh ly, chỉn ngại ngùng.

Từ chỉn biến âm với Tây ban Nha, Mễ ngữ ‚sin‛ là không. Hiển nhiên chẳng biến âm với chăng, trăng (moon). Trăng biểu tượng cho âm, thái âm (xem Những Từ Nghi vấn trong Tiếng Việt Huyền Diệu, trang 221). “

Đâu dùng như một từ nghi vấn, nhưng cũng dùng như một từ phủ định như :

*đâu có: Nó đâu có nghe lời.

*đâu được:

– Anh để tôi trả tiền. – Đâu được.

*đâu dễ…

Theo biến âm đ = n như đây = nầy, ta có đâu = nâu = nào. Nào cũng có nghĩa như đâu, ví dụ Đâu có ai = Nào có ai.

NỎ

Như đã biết ở chương Những Từ Nghi Vấn Trong Tiếng Việt từ đâu liên hệ với đá, đất, thiếu dương tức âm của dương.

Ngoài những từ phủ định phổ thông vừa kể còn có những từ chỉ dùng ở một vài địa phương. Những từ nầy có thể là những phương ngữ hay là những tiếng cổ Việt còn sống sót lại tại những địa phương đó vì lý do nầy hay lý do khác như vùng đó “hẻo lánh” hay “tồn cổ”, “bảo thủ nên duy trì truyền thống Việt” … Xin kể một vài từ: “

Từ phủ định nỏ có nghĩa là không còn dùng nhiều ở cùng phía bắc Miền Trung như Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Hoặc

(Gió nỏ triềng một hột là Gió không tràn một hột)

Nỏ biến âm với nõ cũng có nghĩa là không, không màng: nõ cần, nõ lo, nõ thèm (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị). Nỏ cũng biến âm với nọ có nghĩa là không, chẳng:

Đưa anh ra tới làng Hồ,Em mua trái mít, em vồ trái thơm.Anh về em nọ dám đưa.Hai hàng châu lệ như mưa tháng mười(Ca Dao)

Và trong Nhị Độ Mai có câu

Lọ là thét mắng cặp rèn,Một lời xía cạnh, bằng ngàn roi song. Có việc gì nả? Anh có việc gì không?

Nọ người khoác nách, nọ người vỗ tay.(Câu 1696)

Theo quy luật nam hoá dương hoá n = l, mọ = lọ. Từ lọ cũng mang nghĩa phủ định.

Với n câm, ta có nỏ = ỏ. Ỏ cũng có nghĩa là không. Theo Lê Ngọc Trụ trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị ỏ là tiếng nôm có nghĩa là cần: ỏ bao, ỏ vào… Ỏ là tiếng xưa, ít dùng. Ỏ hiển nhiên biến âm với o, có một diện là số không, không có gì cả. O là không.

Theo biến âm o = a như hột = hạt, ta có nỏ = nả. Nả cũng có nghĩa là không. Trong từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ nả là không:

Những từ nỏ, nõ, nọ, lọ, nả, nào… ruột thịt với Anh ngữ n o, not, none, nothing, nay, nil, neither; với Pháp ngữ n on, ne (pas); với Đức ngữ nei; với Ý ngừ no; với Bồ ngữ não; Tây Ban Nha nada; với phạn ngữ na, nà; với gốc tái tạo Ấn Âu ngữ *ne.

Qua biến âm cùng vần giữa nỏ, nõ, nọ… với Pháp ngữ “non” và biến âm theo n = kh như nỏ = khỏ (bưởi khỏ là bưởi khô), khô, ta có nỏ = Pháp ngữ non = không, ta thấy từ nỏ, nõ, nọ có thể là một từ phủ định rất cổ của Việt ngữ, liên hệ ruột thịt với những từ phủ định của An-Au ngữ vừa nêu trên.

Tóm lại ta thấy khởi sự từ chữ O là không, biến âm thành Ỏ, thành Nỏ, Nõ, Nọ, Lọ, Nả, Nào, thành Đâu (n = đ), Đặng, Đừng, thành Chẳng (đ = ch), Chả, Chớ, thành Không, Khỏi (ch = kh). Ta cũng thấy rõ như ban ngày, các từ phủ định của Việt ngữ tiến hoá theo Vũ Trụ Tạo Sinh, theo Dịch Lý.

Biến âm cùng vần: khởi sự từ O, Ỏ Vô cực biến hoá thành Nỏ (vật nhọn như ná, nỏ là khô, lửa) như thế Nỏ là dương, tượng Lửa (thái dương). Nõ là cọc biểu tượng cho Núi nọc, Đất dương (thiếu dương). Nọ là Lọ, có một nghĩa là chai, lọ vật đựng biểu tưởng cho âm, Nước (thái âm). Nả, Lả, Là liên hệ tới bay như con cò bay lả, bay la, bay là là… liên hệ tới Gió (thiếu âm). Tóm lại từ phủ định khởi sự từ hư vô, Vô Cực O rồi đến Lưỡng nghi: cực dương có Nỏ (không, cùng âm với lọ) và kế tiếp là Tứ Tượng: tượng lửa Nỏ (không, cùng âm với nỏ là khô, lửa); tượng nước Nọ (không, cùng âm với lọ, vật đựng nước); tượng đất Nõ (không cùng âm với nõ, núi noc) và tượng khí gió Nã (không cùng âm với lả, là liên hệ với gió).

Biến âm theo vần khác nhau: như đã thấy O, Ỏ, Vô cực biến hoá thành Đâu là Dá, Dất, thiếu dương; thành Chẳng, Trăng biểu tượng cho Nước, thái âm; thành Không, Không khí, Gió, thiếu âm và thành Khỏi, Chỏi, Chói, Lửa, thái dương.

Rõ như ban ngày các từ phủ định trong Việt ngữ liên hệ tới trời đất vũ trụ, đều liên hệ tới Vũ Trụ luận, với Dịch lý. “

Câu Phủ Định Trong Tiếng Anh

Học tiếng Anh

Cấu trúc câu phủ định trong tiếng anh

Thì hiện tại tiếp diễn – Present Continuous Tense.

Dạng này thì bạn chỉ cần thêm “not” phía sau to-be.

Chuyển to be ra ngoài đầu câu, còn bên trong không có thay đổi.

Thì hiện tại hoàn thành – Present Perfect Tense:

Subject + Has / Have + Verb 3 + Objects.

Dạng này ta chỉ cần thêm “not” sau “has” hoặc “have”, phía cuối câu thêm từ “yet” để nhấn mạnh.

Has / Have + Subject + Verb 3 + Objects + Yet?

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn – Present Perfect Continuous Tense.

Subject + Has / Have + Been + V-ing + Objects.

Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.

Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.

Các dạng câu phủ định trong tiếng anh 1. Cách viết / tạo câu phủ định Tìm hiểu về câu phủ định trong tiếng anh (Negative Sentences)

Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be. Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp củado, does hoặc did để thay thế. Ví dụ:

2. Sử dụng Some/any để nhấn mạnh câu phủ định

Đặt any trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít để nhấn mạnh một câu phủ định. Some trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành any/no + danh từ/a single + danh từ số íttrong câu phủ định.

3. Cấu trúc của câu phủ định song song

Negative… even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không … mà lại càng không.

4. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?)

Nhấn mạnh cho sự khẳng định của người nói.

Dùng để tán dương

5. Phủ định kết hợp với so sánh

Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)

Lưu ý: The surgery couldn’t have been more unnecessary. = absolutely unnecessary ( Không cần phải làm phẫu thuật nữa.)

6. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ

Có một số phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định. Khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa

Ví dụ:

John rarely comes to class on time. John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ.

Tom hardly studied lastnight. Tôm chẳng học gì tối qua.

She scarcely remembers the accident. Cô ấy khó mà nhớ được vụ tai nạn.

We seldom see photos of these animals. Chúng tôi hiếm khi thấy ảnh của những động vật này.

*Lưu ý: các phó từ này không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà mang nghĩa gần như phủ định. Đặc biệt là những từ như barely và scarcely khi đi với những từ như enough và only hoặc những thành ngữ chỉ sự chính xác.

Do you have enough money for the tution fee? ~ Only barely. Con có đủ tiền đóng học phí không? ~ Vừa đủ ạ.

7. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt

Đối với những động từ như think, believe, suppose, imagine + that + clause. Khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.

No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có… đi chăng nữa… thì

No matter who = whoever; No matter what = whatever

No matter what(whatever) you say, I won’t believe you. Dù anh có nói gì đi nữa thì tôi cũng sẽ không tin anh đâu.

Các cấu trúc này có thể đứng cuối câu mà không cần có mệnh đề theo sau:

I will always love you, no matter what. Anh sẽ luôn yêu em, dù có chuyện gì đi nữa.

9. Cách dùng Not … at all; at all trong câu phủ định

– Not … at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định

I didn’t understand anything at all. Tôi chả hiểu gì cả.

– At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any…

Do you play poker at all? Anh có chơi bài poker được chứ?

Các Loại Câu Phủ Định Trong Tiếng Anh

I. Cách tạo câu phủ định?

Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be . Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp của do, does hoặc did để thay thế.

Ví dụ:

II. Cấu trúc câu phủ định trong tiếng Anh

1. Thì Hiện tại đơn

– Câu khẳng định:

+ Với động từ thường: Subject + Verb 1 + Objects.

+ Với động từ To be: Subject + Be + Noun + Objects / Subject + Be + Adjective + Objects

– Câu phủ định trong tiếng Anh:

+ Với động từ thường: Subject + Don’t / Doesn’t + Verb (bare) + Objects.

+ Với động từ To be: Subject + Be Not + Noun + Objects / Subject + Be Not + Adjective + Objects.

– Câu nghi vấn :

+ Với động từ thường:

Do / Does + Subject + Verb (bare) + Objects.

+ Với động từ To be:

Am + I + Noun / Adjective + Objects.

Is + He / She / It + Noun / Adjective + Objects.

Are + You / They / We + Noun / Adjective + Objects.

2. Thì hiện tại tiếp diễn

– Câu khẳng định:

I + Am + V-ing + Objects.He / She / It + Is + V-ing + Objects.You / We / They + Are + V-ing + Objects

– Câu phủ định: Dạng này thì bạn chỉ cần thêm “not” phía sau to-be.

– Câu nghi vấn: Chuyển to be ra ngoài đầu câu, còn bên trong không có thay đổi.

3. Thì Hiện tại Hoàn thành

– Câu khẳng định: Subject + Has / Have + Verb 3 + Objects.

– Câu phủ định: Dạng này ta chỉ cần thêm “not” sau “has” hoặc “have”, phía cuối câu thêm từ “yet” để nhấn mạnh.

– Câu nghi vấn: Has / Have + Subject + Verb 3 + Objects + Yet?

4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

– Câu khẳng định: Subject + Has / Have + Been + V-ing + Objects

– Câu phủ định: Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.

– Câu nghi vấn: Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.

III. Các dạng câu phủ định trong tiếng Anh

1. Sử dụng Some, Any để nhấn mạnh câu phủ định

Đặt any trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít để nhấn mạnh một câu phủ định.

Some trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành any/no + danh từ/a single + danh từ số ít trong câu phủ định.

Ví dụ:

2. Cấu trúc của câu phủ định song song

– Negative… even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không … mà lại càng không. (Mang ý nghĩa nhấn mạnh)

Ví dụ: He don’t like reading novel, much less science book. (Anh ấy không thích đọc tiểu thuyết lại càng không thích đọc sách khoa học)

3. Phủ định kết hợp với so sánh

– Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)

Ví dụ:

I couldn’t agree with you less = I absolutely agree with you. (Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu)

4. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ

– Có một số phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định. Khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa.

– Chẳng hạn một số từ như:

Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.

Ví dụ:

5. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt

– Đối với những động từ như: think, believe, suppose, imagine + that + clause. Khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.

Ví dụ: I don’t believe she will come here (Tôi không tin là cô ta sẽ đến đây)

6. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?)

– Nhấn mạnh sự khẳng định của người nói:

Ví dụ: Shouldn ‘t you put on your hat, too! (Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi)

– Dùng để tán dương:

Ví dụ: Wouldn’t it be nice if we didn’t have to work on Saturday. (Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 7)

7. Cách dùng Not … at all; at all trong câu phủ định

– Not … at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định

Ví dụ: I didn’t understand anything at all. (Tôi chả hiểu gì cả)

– At all: còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any…

Ví dụ: Do you play piano at all? (Anh có chơi đàn piano được chứ?)

8. Câu phủ định với “No matter…”

– Cấu trúc:

+ No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có… đi chăng nữa… thì

+ No matter who = whoever; No matter what = whatever

Ví dụ: No matter how fast time flies, I still love him. (Bất kể thời gian trôi nhanh như thế nào, tôi vẫn yêu anh ấy)

Cụm Từ Cố Định: Phân Loại

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau về nguyên tắc, nhưng cách xây dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn như nhau. Vì thế, cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau có thể được phân loại khác nhau. Chẳng hạn, N.M. Shanskij (1985) đã phân loại các cụm từ cố định trong tiếng Nga hiện đại như sau:

Phân loại theo mức độ tính chất về ngữ nghĩa: tách ra 5 loại;

Phân loại theo đặc điểm các từ trong thành phần của cụm từ cố định: tác ra 4 loại;

Phân loại theo mô hình cấu trúc: tách ra 16 loại;

Phân loại theo nguồn gốc: tách ra 6 loại.

Việc nghiên cứu cụm từ cố định của tiếng Việt tuy chưa thật sâu sắc và toàn diện nhưng đã có không ít kết quả công bố trong một số giáo trình giảng dạy trong nhà trường đại học và tạp chí chuyên ngành.

Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chưa xác định ngay nội dung khái niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm từ cố định tiếng Việt như sau:

1. Thành ngữ 1.1. Định nghĩa

Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm.

Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Bán bò tậu ễnh ương, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Ông mất của kia bà chìa của nọ, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông,…

Các cụm từ cố định (thành ngữ) như thế đều thoả mãn định nghĩa nêu trên. Chúng là những thành ngữ điển hình.

1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ.

1.2.1. Thành ngữ so sánh

Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,…

Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác:

A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,…

Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các kiểu:

A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,…

(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như rùa,…

ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ:

Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm, Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,…

Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu trúc của chúng như sau:

Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được “nhận ra”. A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động,… nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác.

Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng, tày,… (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt,…) chỉ xuất hiện hết sức ít ỏi.

Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A, thong qua A. Ví dụ: Ý nghĩa “lạnh” của tiền chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,… cũng tương tự như vậy.

Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,… được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó.

Vế B có cấu trúc không thuần nhất:

B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,…

B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói xem voi, Như xầm sờ vợ,…

Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy:

Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),…

Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ phiếm định hô ứng,…) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như là, hơn, hơn là,…

Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với từ so sánh. Ví dụ:

Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là dao cau.

Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (…) khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng.

Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa.

1.2.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ

Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.

Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của “nghĩa cấp một” này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ.

Ví dụ: Xét thành ngữ ” Ngã vào võng đào“. Cấu trúc của thành ngữ này cho thấy:

– (Có người nào đó) bị ngã – tức là gặp nạn, không may;

– Ngã, nhưng rơi vào võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là vẫn được đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm ở đó.

Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt nayf, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có lợi hơn là không gặp).

Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:

Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo, Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt thánh, Múa rìu qua mắt thợ,…

Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất ném đi hòn chì ném lại,…

Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Các thành ngữ Một vốn bốn lời, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu đòi ăn của độc,…

Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp đảo về số lượng (xấp xỉ 85%). Điều này có cơ sở của nó. Người Việt rất ưu lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác.

Và đến lượt mình, tỉ lệ 85% thành ngữ đó gây nên một áp lực về số lượng, khiến cho những cụm từ như: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm chờ, Ăn gió nằm mưa, Lót đó luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc,… nhanh chóng mang dáng dấp của các thành ngữ và rất hay được sử dụng.

2. Quán ngữ

Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ.

Ví dụ: Của đáng tội, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói tóm lại, Kết cục là, Nói cách khác,…

Thật ra, tính thành ngữ và tính ổn định cấu trúc của quán ngữ không được như thành ngữ. Dạng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Chỉ có điều, do nội dung biểu thị của chúng được người ta thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định dần lại và rồi người ta quen dùng như một đơn vị có sẵn.

Có thể phân loại các quán ngữ của tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng, như sau:

Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ: Của đáng tội, Khí vô phép, Khổ một nỗi là, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói dại đổ đi, Còn mồ ma, Nó chết (một) cái là, Nói (…) bỏ quá cho, Cắn rơm cắn cỏ, Chẳng nước non gì, Đùng một cái, Chẳng ra chó gì, Nói trộm bóng vía,…

Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ không thể bỏ qua được, và chức năng của chúng có thể chứng minh được không khó khăn gì. Tình trạng đa tạp và đầy biến động của các quán ngữ cũng như những đặc trưng bản tính của chúng, khiến cho ta nếu nghiêm ngặt thì phải nghĩ rằng: chúng đứng ở vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ không hoàn toàn nghiêng hẳn về một bên nào, mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có thể nặng về bên này mà nhẹ về bên kia một chút hay ngược lại.

3. Ngữ cố định định danh

3.1. Tên gọi này chúng ta tạm dùng (vì nó chưa thật chặt về nội dung) để chỉ những đơn vị vốn ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn các quán ngữ rất nhiều, nhưng lại chưa có được ý nghĩa mang tính hình tượng như thành ngữ.

Chúng thực sự là các cụm từ cố định, nhưng được tạo dựng theo cách gần như cách tạo những từ ghép mà người ta vẫn hay gọi là từ ghép chính phụ. Chẳng hạn: Quân sư quạt mo, Anh hùng rơm, Kỉ luật sắt, Tuần trăng mật, Con gái rượu, Giọng ông kễnh, Tóc rễ tre, Mắt ốc nhồi, Má bánh đúc, Mũi dọc dừa,…

3.2. Thực chất đó là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật. Trong mỗi cụm từ như vậy thường có một thành tố chính và một vài thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở thành tố chính. Nó miêu tả chủ yếu bằng con đường so sánh nhưng không hề có từ so sánh. Thành tố chính thường bao giờ cũng là thành tố gọi tên.

Con đường tạo dựng những cụm từ như: Lông mày lá liễu, Lông mày sâu róm, Mắt lá răm, Mắt ốc nhồi, Mắt lợn luộc, Mắt bồ câu, Mắt lươn,… gần như đồng hình với con đường tạo dựng các từ ghép: đen xì, đen sẫm, đen trũi, đen láy, đen nhánh, đen xỉn,…

Chính bởi vậy, ở đây có hai xu hướng chuyển di ngược chiều nhau và thâm nhập vào nhau. Một số thành ngữ so sánh bị khử từ so sánh dễ được nhập vào số những cụm từ kiểu này: Ngang cành bứa, Cay xé, Dẻo kẹo, Đen thui, Trẻ măng,… Ngược lại, một số cụm từ vốn được tạo ra theo kiểu này, nhưng vì tính thành ngữ, tính hình tượng đạt tới mức độ gần tương đương với các thành ngữ thực sự, lai rất có thể dễ được nhận vào hàng ngũ của các thành ngữ: Ví dụ: Tuần trăng mật, Kỉ luật sắt, Con gái rượu, Sách gối đầu giường, Hòn đá thử vàng, Bạn nối khố, Thẳng ruột ngựa, Toạc móng héo,…

3.3. Các ngữ cố định định danh thường tập trung với mật độ khá đậm ở khu vực tên gọi các bộ phận cơ thể con người như: Tóc rễ tre, Lông mày lá liễu, Lông mày sâu róm, Mắt lá răm, Mắt bồ câu, Mắt ốc nhồi, Râu ngạnh trê, Má bánh đúc, Mặt trái xoan, Mũi dọc dừa, Mồm cá ngão, Răng cải mả, Chân vòng kiềng, Chân chữ bát, Mặt lưỡi cày, Bụng cóc, Mình trắm,…

Một số ít hơn là tên gọi của các sự vật khác hoặc tên gọi của một trạng thái, thuộc tính. Chẳng hạn: Giọng ông kễnh, Đá tai mèo, Kỉ luật sắt, Gót sắt, Con gái rượu, Bạn áo ngắn, Sách gối đầu giường, Hòn đá thử vàng, Bạn nối khố, Cười cầu tài, Tấm lòng vàng, Bạn vàng, Toạc móng heo, Thẳng ruột ngựa,…

3.4. Cũng như tình trạng của quán ngữ, các cụm từ là ngữ cố định định danh có những biểu hiện không đồng đều nhau ở điểm này hoặc điểm khác. Rõ ràng là, nhìn chung, chúng ổn định cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa. Nhưng tính thành ngữ thì lại kém, thậm chí kém xa hoặc rất xa so với những thành ngữ chân chính. Tuy nhiên, chúng cũng không phải là từ ghép, nếu xét về bậc được cấu tạo. Chỉ có điều, việc cơ chế cấu tạo của chúng có phần giống với các từ ghép chính phục thì chúng ta phải thừa nhận.

Ở những mức độ khác nhau, chúng hiện diện như là đơn vị đứng giữa cụm từ cố định-thành ngữ với từ ghép.

4. Những hiện tượng trung gian

Mặc dầu vậy, chúng vẫn là những cụm từ có tính cố định. Chỉ có điều tính cố định đó cao hay thấp, nhiều hay ít mà thôi.

Có thể coi các cụm từ cố định tiếng Việt có vùng tâm và vùng biên, có đơn vị điển hình và đơn vị không điển hình. Thành ngữ chắc chắn thuộc vùng trung tâm.

Thế nhưng, ngay ở khu vực thành ngữ cũng có những đơn vị trung gian được cấu tạo theo lối thành ngữ nhưng tính tự do, kém ổn định vẫn còn rõ nét.

Có những đơn vị đã đạt được tính thành ngữ khá cao nhưng tính bền chắc, tính chỉnh thể về cấu trúc lại còn kém ổn định. Nghĩa là số thành tố cấu tạo nên chúng có thể còn tăng hay giảm được một cách tuỳ nghi.

Rất nhiều cụm từ cấu tạo theo kiểu thành ngữ so sánh, là như thế: Nhức như búa bổ, Đắt như vàng, Gầy như gọng vó, Buồn như cha chết, Hôi như chuột chù, Bẩn như hủi, Lôi thôi như ổ chó,…

Ngược lại, có những đơn vị khác, tính ổ định về cấu trúc khá bảo đảm, tức là không thể thêm bớt các thành tố cấu tạo một cách tuỳ nghi, nhưng tính thành ngữ, tính nhất thể về nghĩa vẫn chưa cao. Nghĩa của cả cụm từ vẫn là nghĩa được hiểu nhờ từng thành tố cộng lại. Ví dụ: Bàn mưu tính kế, Đi ra đi vào, Buôn gian bán lận, Suy đi tính lại, Nghĩ tới nghĩ lui, Gìn vàng giữ ngọc, Trăng tủi hoa sầu, Chân mây cuối trời, Than thân trách phận, Ăn thô nói tục, Yêu trẻ kính già,…

Những đơn vị như thế, đã, đang và chắc sẽ còn được tạo lập trong tiếng Việt. Đó là những sản phẩm được tạo ra trong đời sống hoạt động ngôn ngữ. Trả lời cho câu hỏi “Chúng có trở thành thành ngữ hay không?” thật là khó. Hẳn rằng còn phải qua thời gian, qua thực tế sử dụng, qua rất nhiều tác động của các nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ nữa,… mới có thể kết luận được.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 153-165.