Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Trạng Ngữ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Trạng Ngữ Là Gì? Ngữ Là Gì? Nêu Ý Nghĩa Và Hình Thức Của Trạng Ngữ

Đang xem: Trạng ngữ là gì?

Khái niệm trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ già gì? Thuật ngữ trạng ngữ từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta ngay từ thời tiểu học. Tuy hiên khái niệm trạng ngữ là gì đôi khi lại gây không ít tranh luận.

Nhìn chung, ta có thể hiểu trạng ngữ là gì như sau: Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu. Nó có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích… của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

Nhiệm vụ của trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

Khi nào?Ở đâu?Vì sao?Để làm gì?

Ví dụ: Trên cây, những chú chim đang hót líu lo.

Trong câu, trạng ngữ là “trên cây” có tác dụng chỉ nơi chốn. Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

Có những loại trạng ngữ nào?

Tùy vào nhiệm vụ trong câu mà trạng ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại trạng ngữ bao gồm:

Trạng ngữ chỉ thời gianTrạng ngữ chỉ nơi chốnTrạng ngữ chỉ nguyên nhânTrạng ngữ chỉ mục đíchTrạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Tráng ngũ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu.

Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.

Ví dụ về trạng ngữ nơi chốn: Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ nơi chốn là “trong bếp”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” và cụ thể là chỉ vị trí mẹ đang nấu ăn.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc , hành động đang diễn ra trong câu.

Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

Ví dụ: Tối qua, Lan học bài chăm chỉ.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là Lan học bài chăm chỉ vào lúc nào?

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì trời rét”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do tại sao tôi đi làm muộn.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? Vì cái gì? Mục tiêu là gì?…

Ví dụ: Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.

Trong ví dụ trên, đâu là trạng ngữ? Trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được mẹ khen”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? hay cụ thể hơn lại vì mục đích gì mà Nam học hành chăm chỉ.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu.

Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng “ hoặc “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Với cái gì? Bằng cái gì?

Ví dụ cụ thể: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ có ý nghĩa gì? Trạng ngữ chỉ phương tiện là “Bằng giọng nói ấm áp”. Nó trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ vỗ về, an ủi tôi bằng cái gì?

Khái niệm về trạng ngữ cũng như các loại trạng ngữ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây không ít nhầm lẫn và tranh cãi. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi bạn đã có một cái nhìn tổng quan và chi tiết về kiến thức quan trọng trạng ngữ là gì.

Tu khoa lien quan:

trạng ngữ lớp 5khởi ngữ là gìtrạng ngữ lớp 7công dụng của trạng ngữso sánh trạng ngữ và khởi ngữtrạng ngữ chỉ phương tiện là gìnêu đặc điểm của trạng ngữ cho ví dụví dụ kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Ý Nghĩa Ngữ Pháp Của Từ

LÊ Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009)

Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau. Trong các thứ tiếng không biến hình, như tiếng Việt chẳng hạn, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp thường phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. Ví dụ, từ ‘bàn’ trong tiếng Việt có thể là danh từ nếu nó nằm trong kết cấu ‘cái bàn’, song cũng có thể là động từ, nếu nó nằm trong ‘sẽ bàn’. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ biến hình, việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ có vẻ dễ dàng hơn nhiều, vì người ta chỉ cần căn cứ vào cấu tạo của bản thân một từ nào đó mà thôi. Ví dụ: Trong tiếng Nga, xét một từ như ‘kraxivưi’ (đẹp) chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và là tính từ ở số ít… Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp của từ: đó chính là biến tố [-ưi].

Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Đương nhiên, không phải tất cả các từ trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo hình thái. Chẳng hạn, các từ trong tiếng Việt không có cấu tạo hình thái, nhưng phần lớn các từ của các thứ tiếng biến hình, như Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, đều có cấu tạo hình thái. Tuy nhiên, hệ thống cấu tạo hình thái của các từ trong các ngôn ngữ biến hình cũng không giống nhau. Có những ngôn ngữ hệ thống cấu tạo hình thái của từ rất phong phú (ví dụ như các ngôn ngữ Xlavơ), nhưng cũng có những ngôn ngữ, trong đó hệ thống cấu tạo hình thái lại khá nghèo nàn. Ví dụ như trong tiếng Anh, với một dạng thức từ như ‘love’, chúng ta khó có thể nói ngay là nó có ý nghĩa ngữ pháp gì, vì dạng thức này có thể là động từ, danh từ, hoặc tính từ, tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với các từ khác. Tuy nhiên, dạng thức ‘loved’ của nó lại có thể cho ta biết ngay đây là thời quá khứ của động từ, hoặc đây là một tính động từ.

Như vậy, ngoài việc phân tích cấu tạo của từ để tìm hiểu các phương thức tạo từ mới trong các ngôn ngữ, ta còn có thể phân tích cấu tạo từ để tìm ra các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp. Việc phân tích từ như vậy gọi là phân tích cấu tạo hình thái của từ. Nhờ kết quả phân tích cấu tạo hình thái của từ, ta có thể biết được trong một ngôn ngữ cụ thể, các loại ý nghĩa ngữ pháp được thể hịên như thế nào. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta có thể đối lập các từ với nhau hoặc đối lập các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ‘ozero’ (cái hồ) với ‘reka’ (sông), ta nhận biết được [-o] là dấu hiệu hình thức biểu thị “giống trung” của từ ‘ozero’, còn [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ ‘reka’; song đối lập dạng thức ‘reka’ với dạng thức ‘reki’ (các dạng thức khác nhau của cùng một từ), ta nhận biết được [-a] là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn [-i] là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ ‘reka’. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp gọi là ‘hình vị ngữ pháp’.

2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Cũng giống như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp là một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên, khác với trường hợp ý nghĩa từ vựng, vốn là phạm trù ý nghĩa bao gồm các thành phần ý nghĩa bộ phận giống nhau trong các ngôn ngữ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng), trong phạm trù ý nghĩa ngữ pháp, số lượng các thành phần ý nghĩa bộ phận có thể rất khác nhau giữa các ngôn ngữ: có ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp của từ rất nghèo nàn, như tiếng Việt chẳng hạn, nhưng có những ngôn ngữ, hệ thống ý nghĩa ngữ pháp lại rất phong phú, ví dụ như tiếng Nga. Số lượng ý nghĩa ngữ pháp nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngôn ngữ hoặc từng loại hình ngôn ngữ.

Kết quả phân tích cấu tạo hình thái của các từ và/hoặc khả năng kết hợp của các từ trong một ngôn ngữ sẽ cho ta biết tổng số ý nghĩa ngữ pháp của ngôn ngữ đó.

Tổng hợp tất cả các loại ý nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ cho phép ta phân biệt những loại ý nghĩa ngữ pháp sau đây:

2.1 Ý nghĩa từ pháp hay ý nghĩa hình thái

Đó là ý nghĩa được phản ánh qua kiểu cấu tạo hình thái của từ và hệ biến đổi hình thái (gọi tắt là hệ biến thái) của nó, nếu có. Chẳng hạn, từ ‘reader’ (độc giả) trong tiếng Anh chỉ cho ta biết những thông tin ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ, – Nó là một danh từ số ít,

Song, một danh từ tiếng Nga còn có thể cho ta biết về hệ biến đổi hình thái của nó. Ví dụ: Từ ‘xtudentka’ (nữ sinh viên) với vĩ tố [-a] cho ta biết các ý nghĩa ngữ pháp sau:

– Nó là một danh từ giống cái, – Nó là một danh từ số ít, – Nó là một danh từ ở nguyên cách (chủ cách),

và danh từ này sẽ biến đổi theo hệ biến đổi hình thái đặc trưng cho những danh từ giống cái có vĩ tố [-a] (ví dụ, ở sở hữu cách số ít: [-i]; ở tặng cách số ít:[-e]; ở đối cách số ít: [-u], v.v…).

2.3 Ý nghĩa từ loại

Con công xòe rộng cái đuôi.Khúc sông chỗ này rất rộng.

Ý nghĩa từ loại của từ có thể được biểu thị bằng các hình vị ngữ pháp (ví dụ: [-er] trong tiếng Pháp hay [-at’] trong tiếng Nga biểu thị ý nghĩa ‘động từ’), nhưng cũng có thể không được thể hiện qua hình thức của từ, và do đó chỉ có thể nhận biết được ý nghĩa này của từ bằng cách phân tích những đơn vị lớn hơn từ, như trong tiếng Việt chẳng hạn.

(còn nữa)

Ý Nghĩa Từ Vựng Và Ý Nghĩa Ngữ Pháp

NHẬP MÔN NGÔN NGỮPhần IV – Ngữ pháp học PHẠM TRÙ NGỮ PHÁPPhần IV – Ngữ pháp họcChương 2: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP – PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP – HÌNH THỨC NGỮ PHÁPI. Ý nghĩa ngữ pháp.II. Các phương thức ngữ pháp.III. Các hình thức ngữ pháp.Phần IV – Ngữ pháp họcChương 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁPI. Khái niệm phạm trù ngữ pháp.II. Điều kiện để hình thành một phạm trù ngữ pháp.III. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp.Chương 2: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP – HÌNH THỨC NGỮ PHÁP

I. Ý nghĩa ngữ pháp.1. Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ phápXét những ví dụ sau:– nhà, cây, bàn, ghế, xe…– đi, nói hát, đứng, ngồi, làm, học… – đẹp, tròn, tốt, xấu, xanh, đỏ…– chair, table, car, house, tree…* Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ.* Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung của nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp.Kết luậnChương 2: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP – HÌNH THỨC NGỮ PHÁP

1. Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ phápChương 2: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP – HÌNH THỨC NGỮ PHÁP

I. Ý nghĩa ngữ pháp.2. Các loại ý nghĩa ngữ phápPhân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ phápChương 2: Ý NGHĨA NGỮ PHÁP PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP – HÌNH THỨC NGỮ PHÁP

II. Các phương thức ngữ pháp.Khái niệm: Phương thức phụ gia là phương thức liên kết vào một căn tố hoặc một thán từ một hoặc một vài phụ tố để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa từ loại, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa phái sinh hay ý nghĩa tình thái).VD: trong Tiếng Anh: book (quyển sách) – books (những quyển sách) Lamp (cái đèn) – lamps (những cái đèn)1. Phương thức phụ gia (phụ tố) Đặc điểm: Các phụ tố không được sử dụng độc lập mà phải đi kèm với căn tố hoặc thân từ để thực hiên chức năng cấu tạo từ hoặc cấu tạo hình thái từ. Cùng một phụ tố có thể dùng để cấu tạo nhiều từ hay nhiều hình thái của từ. Cơ sở để đồng nhất phụ tố: sự đồng nhất về hình thức âm thanh (có thể có sự biến đổi theo quy luật) và sự đồng nhất về ý nghĩa ngữ pháp.1. Phương thức phụ gia (phụ tố)II. Các phương thức ngữ pháp.

II. Các phương thức ngữ pháp.

2. Phương thức chuyển đổi trong căn tố và bổ sung căn tố. Phương thức chuyển đổi trong căn tố: để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, một số ngôn ngữ sử dụng cách chuyển đổi một số yếu tố trong thành phần âm thanh của căn tố trong từ.VD: trong Tiếng anh: A mouse (con chuột) – mice (những con chuột)A brother (anh, em trai) – brethren (anh em đồng nghiệp, đồng bào)A goose ( con ngỗng) – geese (những con ngỗng)lPhương thức bổ sung căn tố: à phương thức thay thế một căn tố hay một thân từ bằng một căn tố hay một thân từ hoàn toàn khác, tuy có cùng một ý nghĩa từ vựng, nhưng đối lập về ý nghĩa ngữ pháp.VD: happy – happier – happiest Old – older – elderII. Các phương thức ngữ pháp.

3. Phương thức láy.Định nghĩa: Láy (hay lặp) là phương thức lặp lại (toàn bộ hay một bộ phận) một yếu tố ngôn ngữ nào đó (căn tố hay từ) để biểu hiện một yếu tố nhất định.Ví dụ:nhỏ→ nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhoi… xinh→ xinh xắn, xinh xẻo….Ví dụ: Tiếng Việt: người→người người lớp→ lớp lớp tiếng Mã Lai: orang→ orang orangVí dụ: tiếng Việt: đèm đẹp, đo đỏ, nhè nhẹ…. đi đi lại lại, cười cười nói nói… tiếng Nga: добрый- (suy nghĩ lâu)II. Các phương thức ngữ pháp.

4. Phương thức hư từ. Định nghĩa: hư từ là từ biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và làm dấu cho các quan hệ ngữ pháp của các thực từ ở trong câu. Tác dụng: Biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp đi kèm theo các thực từ và biểu hiện các quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ.

Ví dụ: tiếng Pháp: ‘Jai acheté une chaise Fidèle à la patrie Tiếng Việt: tôi mua nó Tôi mua cho nó Tôi mua của nóII. Các phương thức ngữ pháp.

4. Phương thức hư từ. Đặc điểm:Thường đi kèm với các thực từ và không thể độc lập thực hiện chức năng của một thành phần câuKhác với các phụ tố, các hư từ không gắn chặt vào căn tố hay thân từ để tạo thành một từ hoặc một hình thái của từ, mà hoạt động tương đối độc lập, tách bạch khỏi thực từVí dụ:+Tiếng Nga: Я ӌumал (phụ tố -л gắn chặt vào căn tố biểu hiện thời quá khứ của động từ)+Tiếng Việt: Tôi đã học (hư từ “đã” tách khỏi động từ đọc)II. Các phương thức ngữ pháp.

5. Phương thức trật tự từ.Để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, trật tự sắp xếp các từ cũng được sử dụng là một phương thức. Tuy nhiên vai trò của trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp thì không giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau.Ở tiếng Nga ý nghĩa ngữ pháp của từ thường không phụ thuộc vào chỗ chúng được sắp xếp kế tiếp nhau theo trật tự như thế nào. Trái lại, trong các ngôn ngữ như tiếng việt, tiếng Hán, trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp có vai trò rất quan trọng. Ví dụ: so sánh: Tôi đang ăn cơm Cơm ăn tôi Ăn cơm tôi Không thể thay thế như vậy đượcII. Các phương thức ngữ pháp.

6. Phương thức trọng âm từTrọng âm từ thể hiện ở sự phát âm một âm tiết nào đó trong từ với sự nhấn giọng, sự nâng cao thanh điệu kết hợp với sự tăng cường độ dài, độ mạnh, độ vang của âm tiết đó. Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, trọng âm từ có thể được sử dụng như là một phương tiện để phân biệt các từ có ý nghĩa từ vựng khác nhau và quan trọng hơn là vai trò của trọng âm với tư cách là một phương thức ngữ pháp để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. II. Các phương thức ngữ pháp.

Ngữ điệu của lời nói (của câu)Nhịp điệu Âm điệu Cường độTiết điệu…Các yếu tố ngữ điệu trên thuộc về câu, lời nói chung, và đóng vai trò là các phương tiện biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp.7. Phương thức ngữ điệu.Trong nhiều ngôn ngữ, ngữ điệu dùng để phân biệt các mục đích phát ngôn khác nhau của các câu có cùng thành phần từ vựng và sắp xếp trật tự từ.Ví dụ Mẹ đã về. (câu tường thuật)– Mẹ đã về? (câu nghi vấn)– Mẹ đã về! (câu cảm thán)II. Các phương thức ngữ pháp.

7. Phương thức ngữ điệu.Ví dụ 2(1) Anh ấy có thể làm việc này.(2) Anh ấy, có thể, làm việc này.Biểu hiện khả năng thực hiện hành động của chủ ngữ ” anh ấy”.Bày tỏ nhận xét chủ quan của người nói.Các thành phần đệm, thành phần chú thích của câu thường được tách bạch khỏi các thành phần khác của câu băng sự phát âm có quãng ngắt và thường hạ thấp giọng nói.II. Các phương thức ngữ pháp.

7. Phương thức ngữ điệu.Ngữ điệu được sử dụng là phương thức ngữ pháp trong nhiều ngôn ngữ, song nó có vai trò quan trọng trong các ngôn ngữ không có biến hóa hình thái của từ, như tiếng Việt (bên cạnh các phương thức trật tự từ và hư từ)Kết luận chungCác ngôn ngữ hòa kết (biến hóa hình thái) sử dụng nhiều các phương thức phụ gia, phương thức chuyển đổi trong căn tố, phương thức bổ sung căn tố, phương hức trọng âm từ.Chính những phương thức này làm nên “tính hòa kết” trong hệ thống ngữ pháp của các ngôn ngữ đó: trong cùng một hình thái của từ có sự phối hợp để biểu hiện cả ý nghĩa từ vựng và cả các ý nghĩa ngữ pháp của từ.Các ngôn ngữ đơn lập-phân tích tính (không có biến hóa hình thái) thì thiên về việc sử dụng các phương pháp trật tự từ, phương thức hư từ,phương thức ngữ điệu.Đây chính là những phương thức mà việc biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp của từ (thực từ) nằm ngoái từ, nhờ vào những “lực lượng” bên ngoài: trật tự sắp xếp, hư từ hay ngữ điệu.II. Các phương thức ngữ pháp.

Trong tiếng Anh,Pháp: phạm trù số phân biệt số ít và số nhiềuApple (quả táo) – apples (nhiều quả táo)Thuộc về cùng một phạm trù là những yếu tố ngôn ngữ có chung một ý nghĩa ngữ pháp và một hình thức biểu hiện.Ý nghĩa ngữ pháp là nhân tố quyết định sự hình thành một phạm trù ngữ phápCùng một ý nghĩa ngữ pháp nhưng có thể được biểu hiện bằng một vài hình thức ngữ pháp khác nhau hay một vài phương thức ngữ pháp khác nhau.I. Khái niệm phạm trù ngữ pháp.Chương 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁPII. Điều kiện để hình thành một phạm trù ngữ pháp.Trong ngôn ngữ phải tồn tại một ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa đó phải được biểu hiện bằng hình thức cụ thể.Cả ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp phải có tính đồng loạtSự khác nhau về số lượng, tính chất, dặc điểm của các phạm trù.VD: Các ngôn ngữ Châu Âu, danh từ thường có phạm trù giống. Còn trong Tiếng Việt không có.Chương 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP Một phạm trù ngữ pháp có thể tồn tại ở một ngôn ngữ này mà có thể không tồn tại ở một ngôn ngữ khácMột phạm trù ngữ pháp có thể bao gồm trong thành phần của mình một vài phạm trù nhỏ hơn, có ý nghĩa ngữ pháp khái quát thấp hơn và bao trùm một phạm vi hẹp hơn.

II. Điều kiện để hình thành một phạm trù ngữ pháp.Chương 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁPChương 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

III. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp.1.Phạm trù từ loại Khái niệm: Phạm trù từ loại là sự tập hợp các từ của một ngôn ngữ thành những lớp,những loại(những từ loại theo những đặc trưng chung về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp)

VD:III. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp.1.Phạm trù từ loạiĐặc điểmMỗi từ loại là một phạm trù lớn có thể bao gồm nhiều phạm trù nhỏ hơn-phạm trù các tiểu loạiVD: bắt nó học nhờ chị mua giúp

Mỗi phạm trù này cũng có thể chia ra thành các phạm trù nhỏ ( bổ ngữ có bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp).

Dù ở mức cao hay thấp, rộng hay hẹp, mỗi phạm trù này đều là sự thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.3. Phạm trù ngữ pháp tổ hợp từb.Phạm trù cú pháp toàn kết cấu. VD: So sánh các kết cấu ngữ pháp thuộc 2 nhóm sau: Nhóm 1 Nhóm 2_ Tôi sai nó đi _ Mẹ cho con nhiều kẹo_ Anh ấy bắt tôi học _ Anh tặng em bông hoa_ Họ giúp em làm việc _ Con biếu ông gói quà3. Phạm trù ngữ pháp tổ hợp từ Nhóm 1 Nhóm 2_ Tôi sai nó đi _ Mẹ cho con nhiều kẹo_ Anh ấy bắt tôi học _ Anh tặng em bông hoa_ Họ giúp em làm việc _ Con biếu ông gói quà Giống nhau:+ Số lượng của thành viên tham dự kết cấu: 4+ Ý nghĩa chung của thành viên thứ nhất: chỉ chủ thể hành động3. Phạm trù ngữ pháp tổ hợp từKết luận:Các kiểu câu khác nhau cũng chính là các phạm trù cú pháp toàn kết cấu khác nhau.Mỗi kiểu câu là sự khái quát hóa và trừu tượng hóa từ rất nhiều câu cụ thể khác nhau và được đặc trưng bởi một ý nghĩa chung cùng những đặc điểm hình thức chung.Tất cả các câu cụ thể được xây dựng theo cùng một kiểu câu thì thuộc về cùng một phạm trù cú pháp toàn kết cấu.

Hãy Giải Thích Ý Nghĩa Của Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công

Dàn ý hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công 1. Mở bài

– Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thanh công”, câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người. – Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại).

– Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): Đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng. – Bàn luận, mở rộng:

Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

– Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ. – Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Bài văn mẫu hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 1

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công – thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”?

Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. Đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng.

Muốn đổi thất bại lấy thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn.

Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 2

Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 3

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: Có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên)

Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 4

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Hay như Lê-nin đã nói: “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.

Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành công” còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại… Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù “cái giá” mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá “đắt”, nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, lại bị đình chỉ khi học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ…, đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: “Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó”. Ta cũng hiểu rằng “Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống”.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – bài 5

Hai chữ ” thất bại” và “thành công” trong câu tục ngữ tương phản nhau. “Thất bại” được nhân nhóa thành “mẹ”; con người ấy là “thành công” do người mẹ “thất bại” sinh ra. Ông cha ta đã có một cách nói quá thật sắc, thật gọn, thật hay để nêu lên một bài học quý báu khuyên mọi người đừng ngã lòng. nản chí mà phải bền gan, bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại

Trong cuộc sống, ta luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Bắt tay vào làm một công việc mới ai cũng cảm thấy ” Vạn sự khởi đầu nan”. Trong học tập, lao động, chiến đấu,… ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh, tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua. Nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.

Có người bị thất bại thì nản chí, hoang mang, trở nên bi quan, tiêu cực. Nhưng cũng có người, sau mỗi thất bại, mỗi lần ngã đau, họ đã dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại, để ý chí, quyết tâm được nâng cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại, không nên cay cú, nóng vội, không được chủ quan mà càng phải thận trọng. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải biết bình tĩnh, sáng suốt tìm ra được phương pháp để giành được thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lí mà ta đã tìm được qua câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công”.

Có thất bại trong chiến đấu phải trả bằng xương máu. Có thất bại làm ăn phải tốn nhiều của cải. Có thất bại làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian,…. Mỗi một thất bại là một quả đắng ! Có thành công nào mà không hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít, nhiều thất bại ? Phải đồ nhiều công sức, mồ hôi, tâm huyết, thời gian,….. ta mới làm nên trái hạnh phúc ngọt ngào. Câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công” dạy ta bài học làm người, làm người chân chính, con người có nghị lực, có bản lĩnh, có niềm tin…

Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng khó khăn, thử thách. Sau hơn một thế kỉ chiến đấu và hy sinh anh dũng lớn lao, nhân dân ta mới làm nên Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30.4.1975 giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, bài kiểm tra, sau mỗi kì thi ai cũng cảm thấy ” lớn lên” tự tin hơn, càng thấm thía lời dạy bảo của ông cha : “Thất bại là mẹ thành công”

Cụ Phan Bội Châu ( 1867-1940) là nhà cách mạng vĩ đại, là nhà thơ lỗi lạc của đất nước ta đầu thế kỉ XX đã có bài thơ : “Thất bại là mẹ thành công” gồm 30 câu thơ, mỗi câu thơ có 4 chữ, viết năm 1926, giản dị mà sâu sắc vô cùng :

…” Càng nhiều thất bại Càng chắc thành công Xin chớ ngã lòng Xin càng bền chí Ngã rồi liền dậy…”

Đọc bài ” Cha tôi” của Đặng Huy Trứ, ta càng thấm thía bài học “Thất bại là mẹ thành công”; trong thất bại phải nỗ lực, phải bền chí vươn lên.

Trong cuộc sống, ta phải táo để giảm bớt mọi thất bại. Nhưng phải dũng cảm trước mọi rủi ro, thất bại. Phải học tập để nanang cao trí tuệ, phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh để khắc phục khó khăn thử thách, vươn lên giành nhiều thắng lợi. Câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công” không chỉ cổ vũ chúng ta dũng cảm đứng vững trước thử thách mà còn nhắc nhở mỗi người gần ca ” Thắng không kiêu, bại không nản”. Trên con đường học tập đi tới ngày mai của tuổi trẻ, những câu tục ngữ ấy, bài học ấy là vô giá.