Ý Nghĩa Xét Nghiệm Tq Tck / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Công Thức Máu

1. RBC (Red blood cells – Số lượng hồng cầu)

– Là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 4,5 – 5,8 T/L

+ Nữ: 3,9 – 5,2 T/L

– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài (bệnh tim, bệnh phổi…).

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…

2. HGB (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố)

– Là lượng HST có trong một đơn vị máu toàn phần. Xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 130 – 180 g/L

+ Nữ: 120 – 165 g/L

– Tăng trong các trường hợp: Cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy…

Giá trị chẩn đoán:

– Thiếu máu khi:

+ Nam giới < 130 g/L.

+ Nữ giới < 120 g/L.

+ Khi HST < 80 g/L: cân nhắc truyền máu.

+ Khi HST < 70 g/L: cần truyền máu.

+ Khi HST < 60 g/L: truyền máu cấp cứu.

3. HCT (Hematocrit – Thể tích khối hồng cầu)

– Là tỉ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.

– Giá trị bình thường:

+ Nam: 0,39 – 0,49 L/L

+ Nữ: 0,33 – 0,43 L/L

– Tăng trong các trường hợp: cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính, rối loạn dị ứng, giảm lưu lượng máu, bệnh đa hồng cầu.

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, máu bị hòa loãng, suy tủy, thai nghén…

4. MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình hồng cầu)

– Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, MCV = HCT/RBC.

– Giá trị bình thường: 85 – 95 fL

– Tăng trong các trường hợp: Thiếu VTM B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tủy, tan máu cấp…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

5. MCH (Mean corpuscular hemoglobin – Lượng HST trung bình hồng cầu)

– Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC.

– Giá trị bình thường: 28 – 32 pg

– Tăng trong các trường hợp: thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền…

– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo.

6. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration – Nồng độ HST trung bình hồng cầu)

– Là nồng độ có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.

– Giá trị bình thường: 320 – 360 g/L

– Tăng trong các trường hợp: Mất nước ưu trương, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường…

– Giảm trong các trường hợp: Thiếu máu đang hồi phục, thiếu máu do Folate hoặc VTM B12, xơ gan, nghiện rượu…

7. RDW (Red distribution width – Dải phân bố kích thước hồng cầu)

– Đánh giá mức độ đồng đều giữa các hồng cầu.

– Giá trị bình thường: 11 – 15%

8. WBC (White Blood Cells – Số lượng bạch cầu)

– Là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.

– Giá trị bình thường: 4 – 10 G/L

– Tăng trong các trường hợp: Viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid…

– Giảm trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm virus, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

9. NEU (Neutrophil – Bạch cầu hạt trung tính)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính.

– Giá trị bình thường: 43 – 76%

2 – 8 G/L

– Tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, áp se…), nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật lớn mất nhiều máu, stress, một số ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm độc nặng, sốt rét, nhiễm virus, suy tủy, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sau xạ trị…

10. EO (Eosinophil – Bạch cầu hạt ưa acid)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.

– Giá trị bình thường: 2 – 4%

0,1 – 0,7 G/L

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…

– Giảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

11. BASO (Basophil – Bạch cầu hạt ưa base)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

– Giá trị bình thường: 0 – 1%

0.01 – 0,25 G/L.

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm độc, tăng sinh tủy, các rối loạn dị ứng…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

12. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu lympho)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.

– Giá trị bình thường: 17 – 48%

1 – 5 G/L.

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, viêm loét đại tràng, suy thượng thận…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng thuốc corticoid…

13. MONO (Monocytes – Bạch cầu Mono)

– Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

– Giá trị bình thường: 4 – 8%

0,2 – 1,5 G/L

– Tăng trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm máu bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng thuốc corticoid…

14. PLT (Platelet – Số lượng tiểu cầu)

– Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

– Giá trị bình thường: 150 – 400 G/L

– Tăng trong các trường hợp: hội chứng rối loạn sinh tủy, dị ứng, ung thư, sau cắt lách…

– Giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: suy tủy, xơ gan, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…), bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị…

+ Tăng phá hủy: phì đại lách, đông máu rải rác trong lòng mạch, các kháng thể kháng tiểu cầu…

15. MPV (Mean platelet volume – Thể tích trung bình tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 5 – 8 fL

– Tăng trong các trường hợp: bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, ĐTĐ, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…

– Giảm trong các trường hợp: thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương…

16. PCT (Plateletcrit – Thể tích khối tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 0,016 – 0,036 L/L

– Tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…

– Giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

17. PDW (Platelet distribution width – Dải phân bố kích thước tiểu cầu)

– Giá trị bình thường: 11 – 15%

– Tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…

– Giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

18. P-LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn:

– Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

– Giá trị bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Ggt Trong Máu

GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Xét nghiệm gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) giúp đo lượng enzyme GGT trong máu. GGT hoạt động trong cơ thể có chức năng chính như một phân tử vận ​​chuyển giúp vận chuyển amino acid qua màng.. Ngoài ra, GGT có thêm vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Nồng độ GGT trong máu thường cao khi gan bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác đo men gan nếu nghi ngờ có khả năng tổn thương gan.

Gan có vai trò quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và thải lọc các chất độc. Gan cũng tham gia sản xuất mật – giúp cơ thể xử lý và tiêu hóa chất béo.

Các triệu chứng xuất hiện khi có vấn đề ở gan bao gồm:

Nếu bệnh nhân đang trong quá trình cai nghiện rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này để kiểm tra liệu bệnh nhân có đang tuân thủ đúng liệu pháp điều trị hay không. Xét nghiệm cũng có thể theo dõi nồng độ GGT ở những người đã được điều trị viêm gan do rượu.

Cần nhịn ăn trong 8 giờ trước khi xét nghiệm đồng thời ngừng sử dụng một số loại thuốc.

Uống rượu hoặc thức uống có cồn mặc dù chỉ là lượng nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số GGT kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 – 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán tổn thương gan, nhưng nó không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao có thể phải tiến hành một vài xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác. Thông thường, mức GGT càng cao thì tổn thương gan càng lớn.

GGT thường được tiến hành kiểm tra cùng với một enzyme khác là phosphatase kiềm (ALP).

Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ có vấn đề với gan hoặc ống mật.

Nếu GGT bình thường và ALP tăng, điều này có thể chỉ ra bệnh xương. Sử dụng xét nghiệm GGT kết hợp với một số xét nghiệm khác là phương pháp để loại trừ một số vấn đề nhất định.

GGT nhạy cảm với những thay đổi? (những thay đổi do chế độ ăn và sinh hoạt). Nếu bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng thuốc hoặc rượu tạm thời đang ảnh hưởng đến xét nghiệm, Xét nghiệm GGT có thể cần được kiểm tra lại.

Barbiturates, phenobarbital và một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tăng mức GGT trong cơ thể. Ngoài ra, mức độ GGT tăng theo tuổi ở phụ nữ.

Có thể mất đến 1 tháng để GGT giảm xuống mức bình thường sau khi ngừng sử dụng rượu hoặc các đồ uống chứa cồn. Hút thuốc cũng có thể làm tăng mức GGT trong máu.

(Bảng nồng độ GGT trong máu theo độ tuổi và giới tính)

Tổn thương gan là một tình trạng nghiêm trọng và thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương có thể khiến gan không thể tự hồi phục. Vì vậy, xét nghiệm GGT kết hợp với các xét nghiệm khác có thể giúp bác sĩ đánh giá sự hiện diện và mức độ của tổn thương gan.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm mức GGT ở những người nghiện rượu nặng. Tuy nhiên uống cà phê quá mức gây ra các vấn đề sức khỏe khác bao gồm huyết áp cao và khó ngủ.

Cuối cùng bỏ thuốc lá, rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý là những bước quan trọng để giảm mức GGT và cho phép gan có khoảng thời gian để tự chữa lành.

Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Wbc

Tin chuyên ngành  , 17-06-2023

Xét nghiệm WBC là gì?

Đây là xét nghiệm mà bạn sẽ được thực hiện khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Xét nghiệm WBC là xét nghiệm để sử dụng để đo số lượng tế bào bạch cầu có trong máu. WBC là viết tắt của White Blood Cell được gọi là bạch cầu. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, giúp cơ thể chống nhiễm trùng

Bạch cầu có 5 loại tế bào chính

Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm

Tế bào bạch cầu đa nhân ái toan

Tế bào lympho

Tế bào bạch cầu đơn nhân

Tế bào bạch cầu trung tính

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm WBC?

Xét nghiệm WBC được thực hiện để xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong cơ thể bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nay để giúp chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của bạn nhằm nhận biết các bệnh như: nhiễm trùng dị ứng, các bệnh ung thư máu, bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, tác dụng phụ do thuốc,..

Kết quả xét nghiệm máu WBC bình thường là bao nhiêu

Số lượng tế bào bạch cầu trong máu WBC của người bình thường là từ 4- 10 Giga/L đến 11.000 WBC/microliter. Tuy nhiên phạm vi của giá trị này có thể thay đổi một chút giữa các phòng thí nghiệm, lứa tuổi, đặc biệt là bệnh nhi

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC

Chỉ số WBC giảm

Số lượng WBC thấp hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu. Số lượng ít hơn 4 (giga/L) được gọi là dưới mức bình thường

Nhiễm virus: Dengue, HIV,..

Thiếu hoặc suy tuỷ xương (do nhiễm trùng khối u hoặc sẹo bất thường)

Một số rối loạn tự miễn dịch như lupus (SLE)

Thuốc điều trị ung thư, hoặc do sử dụng các loại thuốc khác

Do bệnh gan hoặc lá lách

Do xạ trị ung thư hoặc do một số bệnh do virus, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân (mono)

Do tổn thương tuỷ xương, nhiễm khuẩn rất nặng

Chỉ số WBC tăng khi

Hút thuốc lá

Sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Bị nhiễm trùng, thường ở những người bị viêm

Bệnh Hodgkin tổn thương mô

Kết quả xét nghiệm WBC là một chỉ số nhỏ trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhưng chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Vì vậy chúng ta cần phải có hiểu biết nhất định và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để có thể có thể phát hiện kịp thời

Phương Đông là đơn vị cung cấp thiết bị y tế với các dòng máy xét nghiệm huyết học tự động đến từ hãng sản xuất Nihon Kohden. 

Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY

Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)

Email : info@eastern.vn

Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu

Xét nghiệm huyết học là gì? Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ – Xét nghiệm huyết học là gì ?

Để đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Như là một phần của một cuộc kiểm tra y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe chung.

Để chẩn đoán bệnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Nếu bạn cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím hoặc chảy máu,… Công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.

Để theo dõi một tình trạng bệnh lý: Nếu đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu vera,… Bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học – Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?

Bạch cầu là một loài tế bào máu có màu trắng. Là thành phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chống lại các tác nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm độc.

Với người bình thường, lượng bạch cầu trong xét nghiệm có kết quả từ 4,4 – 10,9 K/µL (Tỉ tế bào/ lít).

Nếu bạn xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 K/µL thì:

Lượng bạch cầu tăng, nguyên nhân có thể do viêm nhiễm, bệnh máu ác tính hay các bệnh về bạch cầu. Cụ thể là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, dòng tủy mạn. Bệnh bạch cầu lympho cấp, lympho mạn hoặc bệnh u bạch cầu.

Giảm trong thiếu máu: nguyên nhân có thể do bất sản, thiếu hụt Vitamin B12, do nhiễm khuẩn,…

Ý nghĩa số lượng hồng cầu (RBC)

Là thành phần chiếm tỷ lệ số lượng lớn trong tế bào máu. Nhiệm vụ của hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Và vận chuyển CO2 từ các mô vào phổi để đào thải.

Trạng thái bình thường, lượng hồng cầu của nam giới là 4,2 – 6,3 M/µL

Nếu kết quả xét nghiệm từ 3,8 – 5,8 M/µL thì có thể do các nguyên nhân sau:

Tăng trong mất nước của cơ thể hay do chứng tăng hồng cầu

Giảm trong thiếu máu

Ý nghĩa của lượng tiểu cầu (PLT)

Lượng tiểu cầu (PLT) là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Người bình thường chỉ số có giá trị từ 150.000 – 400.000 số lượng tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu.

Chỉ số PLT tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật làm mất máu. Điều này dễ dẫn đến các bệnh viêm.

Chỉ số PLT giảm là dấu hiệu của việc điều trị hóa chất; khi có máu đông hoặc xuất huyết khi truyền máu, cũng có thể là do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh

Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb)

Lượng huyết sắc tố hay còn gọi là Hemoglobin (HBG) là một phần tử protein phức tạp, có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.

Ở trạng thái bình thường, nam giới có chỉ số từ 130 – 170 gram/L và ở nữ giới là 120 – 150 gram/L.

Nếu kết quả Hb là 12 – 16,5 G/ dL thì chỉ số này có ý nghĩa:

Tăng trong mất nước, có thể nhiễm các bệnh về tim mạch và phổi

Giảm trong thiếu máu, do chảy máu hay các phản ứng gây tan máu

Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT)

HCT (Hematocrit)- Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần là phần máu đã loại bỏ bạch cầu. Phần lớn là huyết tương và có bổ sung dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu. Thể tích đơn vị khối lượng hồng cầu (HC) người bình thường khoảng 150 -200 ml với dung tích hồng cầu (hematocrit) khoảng 55 – 65%

Chỉ số bình thường nếu ở nam chiếm 38 – 49% và ở nữ là 34,9 – 44,5 %

Nếu chỉ số này ở nam từ 39% – 49% và ở nữ 33 – 49% thì nói lên bạn đang bị tình trạng sau:

Tăng là do các rối loạn dị ứng, do chứng tăng hồng cầu, bệnh mạch vành,các bệnh do hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng giảm lưu lượng máu.

Giảm do mất máu, thiếu máu hoặc thai nghén.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu.

Chỉ số ở tình trạng sức khỏe bình thường nằm ở mức 80 -100 FL ( Femtoliter Lít) ( 1 femtoliter = 1/ 1 triệu lít)

Nếu chỉ số xét nghiệm từ 85 -95 FL thì sẽ có ý nghĩa sau:

Tăng trong thiếu hụt Vitamin B12, do mắc bênh gan, nghiện rượu, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu, do suy tuyến giáp, bất sản tủy xương, xơ hóa tủy xương.

Giảm trong thiếu hụt sắt trong cơ thể, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu nguyên hồng cầu, trong các bệnh mạn tính; suy thận mạn tính, nhiễm độc chì

Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC)

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ( MCHC) là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu.

Người bình thường chỉ số nằm trong khoảng từ 32 – 36%.

Nếu MCHC < 32% thì cơ thể bạn đã bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, bệnh xơ gan, nghiện rượu.

Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)

Khi xét nghiệm, thường có 2 thông số là RDW-SD và RDW-CV. Nó cho biết sự sai khác về kích cỡ giữa các tế bào hồng cầu. RDW-SD cho ra thông số thể tích thực, RDW-CV cho ra con số %. RDW-SD có giá trị hơn so với các bác sĩ. Máy huyết học nào có thông số RDW-SD sẽ tốt hơn máy chỉ có RDW-CV. Dải giá trị tham chiếu của 2 thông số: RDW-SD: 29 – 46 fL RDW-CV: 11.6 – 14.6% (với người lớn)

Ở mỗi trường hợp, các chỉ số này sẽ có ý nghĩa khác nhau:

RDW bình thường, MVC bình thường: vẫn có khả năng thiếu máu do bệnh mạn tính, thiếu máu do bệnh thận, mất máu cấp tính, hoặc do ly dải; các bệnh về emzym.

RDW bình thường, MCV tăng: đây là tình trạng nguy hiểm, có thể bị bệnh gan mạn tính hoặc thiếu máu bất sản hoặc do sử dụng thuốc kháng virut, uống rượu bia, hóa trị.

RDW bình thường, MVC thấp: dấu hiệu của bệnh thiếu máu thể hồng cầu lưỡi liềm hoặc do thiếu sắt.

RDW tăng, MVC tăng: dấu hiệu của thiếu vitamin B12, folate trầm trọng, bị bệnh gan mãn tính hoặc thiếu máu tan huyết, hội chứng loạn sản tủy.

RDW tăng, MVC bình thường: dấu hiệu của bệnh hồng cầu lưỡi liềm, gan mạn tính, hội chứng loạn sản tủy. Có thể là giai đoạn sớm của bệnh thiếu folate, vitamin B12.

RDW tăng, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu sắt.

Độ phân bổ tiểu cầu ở trạng thái ổn định, có giá trị từ 6 -18%

Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết Gram dương/ Gram âm hoặc do bệnh hồng cầu hình liềm.

Chỉ số PDW giảm có thể là do bạn dùng nhiều bia rượu.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( LYM%)

Số lượng bạch cầu Lympho (hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%) là tỷ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình của người bình thường từ 17 – 48% (0.9 – 5.2 G/L)

LYM% Tăng: là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mạn, nhiễm virus, lao, bệnh Hogdkin; suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng.

LYM% Giảm: Do nhiễm HIV/ADS, bệnh ung thư.

Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono là tỷ lệ lượng bạch cầu Mono trong số lượng bạch cầu của cơ thể. Ở người bình thường, khỏe mạnh, chỉ số này từ 4 – 8%

MON% Tăng: dấu hiệu của triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn sinh tủy; các bệnh về khối u, u lympho, u tủy.

MON% Giảm: dấu hiệu thiếu máu bất sản, thiếu máu do suy tủy, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%)

Số lượng bạch cầu trung tính (hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình ở người bình thường từ 43% – 76%.

NET% tăng cao: do bị nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, streé, ưng thư, các bệnh bạch cầu dòng tủy.

NET% Giảm: Nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc do xạ trị, hóa trị.

Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#)

Bạch cầu ái toan (EOS) là những tế bào bạch cầu được sản xuất từ tuỷ. Chúng lưu lại trong máu một vài giờ rồi di chuyển đến các mô và tồn tại ở đó trong vài ngày. Là một phần trong hệ miễn dịch và thành phần quan trọng của máu. Người bình thường khỏe mạnh có giá trị EOS từ 0 – 7% (0 – 0.8 G/L) và số lượng từ 50 – 500 tế bào/mm3.

Vai trò của bạch cầu ái toan rất quan trọng giúp phá hủy các chất lạ, đặc biệt là các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Điều hòa phản ứng viêm, rất có lợi trong việc ly tách và kiểm soát tại vị trí viêm diễn ra hoặc để bảo vệ các mô.

Chỉ số EOS tăng là do dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh về phù thần kinh – mạch, các phản ứng thuốc, các bệnh về mạch máu – collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, rối loạn tăng sản tủy ( bệnh Hodgkin, xạ trị).

Chỉ số EOS giảm trong quá trình sử dụng các thuốc corticosteroid.

Xét nghiệm huyết học tại Đà Nẵng uy tín và an toàn

Xét nghiệm huyết học được xem là xét nghiệm được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất tại các sơ sở y tế. Và tùy vào trang thiết bị, chất lượng dịch vụ mà mức giá xét nghiệm ở các đơn vị xét nghiệm là khác nhau.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm huyết học và giải đáp thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0913.447.869, qua fanpage Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng hoặc đến trực tiếp tại 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn Địa chỉ 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Hotline: 091 555 1519 Zalo: 0914 496 516www.phongkhammedic.com, chúng tôi xetnghiemdanang.com

Giải Thích Ý Nghĩa Xét Nghiệm Alt Và Ast

Ngày nay là thời đại của cuộc sống công nghệ, con người ngày càng tiến gần hơn với các thiết bị hiện đại cùng vốn kiến thức sẽ được nâng cao thêm nữa, việc tìm hiểu về sức khỏe của bản thân cũng như các thông tin chuyên môn sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, có những chỉ số và ý nghĩa của việc xét nghiệm gan trong y học không thể hiểu rõ dễ khiến cho người đọc có nhận định chưa rõ ràng, trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa xét nghiệm ALT và AST. Hai chỉ số này rất quan trọng trong vai trò đánh giá chức năng gan nhằm đánh giá mức độ tổn thương của gan.

Men gan là gì?

Gan là một nội tạng lớn trong cơ thể, trong gan có một hệ thống enzyme rất hoàn chỉnh để thực hiện các hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất protid, gluxit, lipid. Những enzyme này được gọi chung là men gan. Các enzyme đó là SGOT(AST), SGPT (ALT), GGT, LDH,.. Khi những tế bào gan chết đi các enzyme trong tế bào sẽ được giải phóng vào máu. Khi nhiều hơn các số lượng enzyme này, thì bạn đã bị men gan cao. C hỉ số ALT và AST bình thường được tìm thấy chủ yếu ở tế bào gan, thận, cơ tim và cơ bắp.

AST(SGOT) là từ viết tắt của Aspartate Transaminase, một loại enzyme giúp chuyển hóa Alanine, một axit amin hiện diện trong cơ tim, cơ bắp và gan, ngoài ra còn nằm ở thận, phổi, bạc cầu và hồng cầu. Ở người khỏe mạnh, nồng độ AST trong máu thường thấp. Nhưng khi gan bị tổn thương thì AST được giải phóng vào máu nhiều hơn, làm cho chỉ số men gan trong máu tăng cao và gây tổn thương cho gan.

ALT (SGPT) là từ viết tắt của Alanin Amino Transferase, một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong thận, cơ bắp và tim của người. Chúng có vai trò trong quá trình chuyển hóa, biến đổi thức ăn thành năng lượng. Trong cơ thể người chỉ số ALT trong máu thường thấp trong khoảng 20-40 UI/L. cho đến khi gan có dấu hiệu xấu đi thì chỉ số men gan Alt tăng lên nhanh chóng. Việc xét nghiệm đo nồng độ ALT cho thấy những thông tin về gan hoặc những vấn đề khác rất quan trọng.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu

Ý nghĩa xét nghiệm của ALT và AST

Khi có những triệu chứng mệt mỏi, vàng da, đau hạ sườn phải thường là những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan. Và để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân hình thành bệnh, sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm AST và ALT, hai xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh khi gan có biểu hiện bất thường. Ngoài ra việc xét nghiệm hai chỉ số này còn được chỉ định phối hợp chung với các xét nghiệm khác để theo dõi điều trị bệnh ở những người có nguy cơ gia tăng bệnh gan như : Có tiền sử virus viêm gan, nghiện rượu, người có tiền sử bệnh gan ở gia đình, người tiểu đường, thừa cân.

Hiện nay AST và ALT được xem là những xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện những tổn thương ở gan, mặc dù ALT tăng cao hơn AST, nhưng đôi khi AST được so sánh trực tiếp ALT và tính toán tỷ lệ AST/ALT.

→ → Mức độ ALT và AST được đánh giá rất cao khi nó lớn hơn 10 lần mức bình thường do viêm gan cấp tín hoặc bị nhiễm virus. Mức ALT và AST tăng cao có thể trở lại bình thường sau 3 – 6 tháng. → Trong viêm gan mãn tính, chỉ số AST và ALT có thể sẽ tăng nhẹ, và bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra để theo dõi tiến độ điều trị. Các nguyên nhân khác làm nồng độ tăng cũng có thể do tắc nghẽn đường mật, xơ gan và có khối u trong gan. Nồng độ AST trong máu cũng tăng lên trong cơn đau tim, và chấn thương. Mức độ AST sẽ tăng cao hơn ALT. → Nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số ALT và AST bình thường khiến men gan tăng cao bằng cách gây tổn thương gan, do gan là nơi chuyển hóa các chất, nhưng khi thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng thì AST và ALT sẽ bình thường trở lại. Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu Đối với người khỏe mạnh chỉ số ALT và Ast bình thường là nhỏ hơn 30 UI/L, nhưng cũng còn tùy vào điều kiện tại phòng xét nghiệm mà kết quả có thể khác nhau.

Xét nghiệm ALT và Ast là hai xét nghiệm không thể thiếu khi chẩn đoán các chức năng gan, hai chỉ số này phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe, nên khi có dấu hiệu bất ổn hãy thăm khám kỹ lượng và cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.