Ý Nghĩa Yoga / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Yoga Có Ý Nghĩa Gì Với Bạn?

Đã bao giờ bạn dừng lại để suy nghĩ rằng Yoga thực sự có ý nghĩa thế nào đối với mình chưa?

Bất cứ ai thực hành Yoga đều đặn đều nhận ra rằng Yoga không chỉ dừng lại ở các tư thế giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Thay vào đó, tập luyện Yoga thường xuyên có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí, cơ thể và tâm hồn của chúng ta, đem lại lợi ích to lớn cho tinh thần, thể chất và cảm xúc trong mỗi người. Hơn nữa, Yoga có thể tác động sâu sắc đến cách bạn nhìn nhận thế giới xung quanh mình – và vị trí của bạn trong đó.

Nhưng có lẽ điều đẹp nhất về Yoga là ý nghĩa của Yoga với bạn có thể hoàn toàn khác ý nghĩa của nó đối với tôi. Điều này là bình thường, thậm chí còn tuyệt vời nữa là khác. Mỗi người tham gia những lớp Yoga khác nhau do các giáo viên khác nhau hướng dẫn đều sẽ có cho mình những cảm nhận và trải nghiệm riêng biệt mà Yoga mang đến.

Đối với tôi, ngay lúc này, trong giai đoạn này của đời tôi, Yoga có nghĩa là hiện tại. Đó là một cách để tránh xa sự hối hả của cuộc sống hàng ngày và tìm thấy niềm vui cùng sự thỏa mãn trong hiện tại. Yoga là sự trở lại với hơi thở và giúp tôi nhận ra rằng ngay bây giờ tôi đã được ban tặng mọi thứ mà mình cần tới. Và đối với tôi, Yoga là một cách để khám phá và chiêm ngưỡng vị trí của mình trong vũ trụ.

Có thể với bạn Yoga có nghĩa là tự do, hoặc mang ý nghĩa của sự tự khám phá. Đó cũng có thể là lòng từ bi và can đảm. Hoàn toàn không có giới hạn nào cho ý nghĩa của Yoga cả.

Để khám phá ý nghĩa của Yoga đối với mỗi người, chúng tôi đã đặt câu hỏi này với các giáo viên Yoga nổi tiếng: “Yoga có ý nghĩa gì đối với bạn?”

Ezin Motz – Huấn luyện viên Yoga dễ thương của Bad Yogi

“Với tôi, Yoga là một cách để cân bằng cơ thể và tâm trí, kết nối lại sự bình yên và khoảng trống tĩnh lặng trong tôi. Là một giáo viên, tôi phải làm sao để chỉ cho những người khác tìm thấy khoảng trống tương tự trong chính họ và nhắc nhở rằng nó luôn tồn tại bên trong họ”.

Gillian Wagner: Giáo viên đã đạt chứng chỉ Ashtanga và sản xuất 2 bộ DVD Yoga

“Với tôi, Yoga giống như một dòng chảy giúp tôi đi vào thế giới bên trong mình, cho tôi cảm giác vững chãi, kết nối với niềm hạnh phúc sâu thẳm. Yoga chữa lành, khôi phục sự bình thản và giúp tôi mở lòng đón nhận con người thực sự của chính mình”.

Dashama Gordon: Người sáng lập Học viện Yoga Pranashama, Giám đốc điều hành của Perfect 10 Lifestyle

“Yoga không phải là một tôn giáo, không phải sự thờ phụng và bạn không cần phải đủ linh hoạt để tập luyện Yoga. Chỉ cần mở rộng tâm trí và sẵn sàng vươn lên. Bông sen xuất hiện và bung nở đúng thời điểm khi nó đã sẵn sàng. Bạn chính là bông sen ấy và Yoga là nguồn nước tưới tẩm để nuôi dưỡng sự phát triển của bạn”.

Dylan Werner: Người tập Yoga hàng đầu thế giới về luyện tập sức mạnh và vận động dựa trên trọng lượng cơ thể theo phong cách Vinyasa.

“Yoga là Calisthenics, tức tập luyện cơ thể không dùng tạ. Nhưng Calisthenics không nhất thiết phải là Yoga. Yoga là một trạng thái của tâm trí. Yoga là mục đích đằng sau sự vận động. Nếu bạn vận động theo cách kết nối tâm trí, cơ thể và hơi thở, nếu bạn đang cố gắng hiểu sự kết nối của mình với vũ trụ … thì sự vận động sẽ không xảy ra như những gì ta thấy ở bề ngoài. Bạn đang thực hành Yoga. Chỉ những người thực hành mới biết họ có đang tập Yoga hay không”.

Cecilia Sardeo: Đồng sáng lập Zenward

“Thông qua Yoga, hơi thở dẫn tôi đi vào sự bình yên và vượt qua những giới hạn hiện tại của mình mà không có bất kỳ phân biệt nào”.

Rachel Zinman: Người hỗ trợ tại Ishta System chuyên về đào tạo, tổ chức khóa học và hội thảo giáo viên Yoga tại Úc, Ấn Độ, Bali (Indonesia), Châu Âu và Mỹ.

“Từ Yoga và cái Tôi là một và giống nhau. Nó khiến tôi hiểu về cái Tôi và đặt câu hỏi về mục đích của cuộc đời. Yoga đã tạo nên một cuộc cách mạng trong đời tôi và cho tôi ý thức mạnh mẽ rằng vẻ đẹp, sự bình yên và ân sủng là những món quà dành cho mỗi người trong chúng ta. Tôi không thể hình dung cuộc sống của tôi sẽ ra sao nếu không có Yoga”.

Tracy Irwin: Giám đốc của Shade of Yoga, trường đào tạo huấn luyện viên Yoga quốc tế cung cấp các khoá học được chứng nhận bởi Liên minh Yoga quốc tế.

“Yoga tượng trưng cho tình yêu, ánh sáng và tự do trong tôi”.

Sri Aurobindo: Người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, triết gia, bậc thầy Yoga, nhà tâm linh, nhà thơ.

“Thực hành Yoga giúp chúng ta có thể đối mặt với những hỗn loạn bất thường xảy ra bên trong mình”.

B.K.S Iyengar: Nhà sáng lập Iyengar Yoga và là một trong những bậc thầy Yoga hàng đầu thế giới.

“Yoga giống như âm nhạc. Nhịp điệu của cơ thể, giai điệu của tâm trí, sự hoà hợp của tâm hồn tạo nên bản giao hưởng của cuộc sống”.

Có lẽ điều quan trọng nhất mà ta cần nhớ rằng đó là không có đúng sai khi thực hành Yoga – không có giới hạn nào về việc luyện tập đối với bạn cả.

Phỏng dịch từ http://blog.zenward.com

Người Bạn Cùng Tập Luyện Yoga Ý Nghĩa Như Thế Nào ?

Tại sao khi nói người bạn cùng tập luyện Yoga là vô cùng ý nghĩa.

Tập luyện Yoga là con đường dài, muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau, đó cũng chính là lý do nên chọn cho mình người bạn tập cùng. Không chỉ đơn thuần là tập luyện cùng nhau mà chính người bạn tập của mình đôi khi lại là lý do để bước đến phòng tập. Mà bắt đầu cùng nhau tập luyện với 4 tư thế yoga cho người mới bắt đầu.

Phấn đấu và cam đoan trong tập luyện Yoga

Việc trước khi bước đến phòng tập chính là lời hứa sẽ cùng nhau đi đến đích gặt hái những giá trị và lợi ích mà Yoga mang lại, chính vì điều này là sự thôi thúc nhau đến để luyện tập. Không chỉ vậy, chính những lúc bạn bỏ cuộc hay tìm cho mình vô vàn lý do để dừng lại thì chỉ cần người bạn cùng tập với bạn còn tiếp tục, thì đó cũng đủ để bạn gạt đi hết những suy nghĩ tiêu cực đó mà vững bước.

Qua đó là sự ganh đua trong tập luyện vì không đơn thuần là người bạn tập mà còn là đối thủ cùa mình, họ cố gắng thì mình cũng không thể không thua kém. Cùng nhau để đi qua chinh phục nhiều mục tiêu lớn hơn trong tập luyện Yoga.

Hiệu quả trong tập luyện Yoga cùng nhau

Việc tập luyện cùng nhau sẽ kéo theo cả việc tối ưu hóa trong quá trình luyện tập. Hai người tập cùng nhau có thể chia sẽ những kinh nghiệm cho nhau mà bản thân tự cảm nhận qua quá trình tập luyện, bởi chính những thất bại tạo nên những tích lũy kinh nghiệm mà người kia tập luyện chia sẽ lại, sẽ tránh cho ta đi vào vết xe đổ hạn chế những lỗi có thể mắc phải hơn. Ngoài ra còn chỉnh sửa những tư thế động tác cho nhau tạo động lực bằng những lời cổ vũ bên tai, lý do để bạn đến phòng tập luyện mỗi ngày đôi khi chính là từ người bạn tập của bạn.

Xây dựng mối quan hệ tốt hơn qua Yoga

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự hiểu qua trong tập luyện cùng nhau, mà mối quan hệ ngày càng gắn chặt và lâu bền hơn. Qua tập luyện khiến chúng ta hiểu nhau nhiều hơn, biết thêm về tính cách của nhau, đã là bạn nay sẽ thành bạn thân hơn qua tập luyện Yoga, từ mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ nhau trong luyện tập kéo theo sẽ có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, sự phối hợp này sẽ là rất hữu ích và vô cùng ý nghĩa mà Yoga mang lại .

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những lợi ích của Yoga như làm tinh thần sảng khoái, giúp cơ …

Thảm tập, gạch, dây và bóng tập yoga hỗ trợ người tập một số tư thế duỗi, kéo căng hay …

Bà Bầu Có Nên Tập Yoga Không? Các Lưu Ý Cho Bà Bầu Khi Tập Yoga

1. Những lợi ích yoga mang lại cho bà bầu a. Lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu

– Giúp giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả

– Là phương pháp hữu hiệu giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa và lưu thông máu.

– Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao, giảm tỷ lệ sinh non.

– Giảm lão hóa và lấy lại nhan sắc.

– Giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn và sâu hơn.

– Kiểm soát cân nặng cho chị em, đốt mỡ thừa giúp cơ thể bà bầu nhẹ nhàng hơn.

– Mở khớp háng và xương chậu giúp bà bầu đỡ đau hơn khi sinh con.

– Duy trì nước ối vừa đủ cho thai nhi.

– Hạn chế tình trạng chuột rút, đau nhức vào tam nguyệt cá thứ 3.

– Giảm tình trạng đi tiểu nhiều.

– Giúp các mẹ bầu thoải mái hơn, giải tỏa được căng thẳng mất bình tĩnh.

– Tăng giao tiếp giữa mẹ bầu và thai nhi.

Đặc biệt là với các bà bầu, tập yoga sẽ cải thiện tối đa sức khỏe của bà bầu đồng thời kích thích sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra với những bà bầu đam mê bóng đá, sau những giờ tập luyện yoga, có thể nghỉ ngơi thư giãn bằng cách truy cập vào Tinbongvn để theo dõi những tin tức nhan dinh tbn vô cùng hấp dẫn.

– Các bài tập yoga giúp máu lưu thông tốt hơn và cơ thể mẹ bầu hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. từ đò, bé dinh ra đủ cân nặng, khỏe mạnh và thông minh hơn.

– Kích thích, phát triển sự phát triển não bộ của bé ngay trong bụng mẹ.

– Mẹ bầu điều khi tốt sẽ giúp lượng oxy lưu thông qua nhau thai tới thai nhi được tốt hơn.

– Tránh được những tổn hại cho thai nhi khi bà bầu có tâm lý thoải mái.

Có rất nhiều lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn dễ dẫn tới tổn hại nhất. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thời gian có thể tập yoga.

Thời gian tốt nhất mà các mẹ bầu nên tập yoga là tuần thứ 14 của thai kỳ trở lên. Không lên tập quá sớm dễ dây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Ba tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa ổn định, dễ gây động thai dẫn tới sảy thai. Vì vậy, các mẹ bầu nên chờ ít nhất 14 tuần kể từ khi mang thai rồi đi tập yoga.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để có thể biết rõ thời gian có thể tập yoga. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các mẹ bầu có thể tập yoga vào những thời điểm khác nhau.

Để thu được những lợi ích và hiệu quả tốt nhất khi tập luyện yoga, các mẹ cầu cần lưu ý những điều sau đây:

– Nên tập luyện với các lớp học yoga cho phụ nữ mang thai. Hãy nói rõ cho huấn luyện viên biết bạn đang mang thai ở tuần thứ mấy.

– Tránh tập những bài tập tác động vào cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng.

– Nên tập ở những nơi thoáng. Tránh tập trong phòng kín, quá nóng dễ làm mẹ bầu ốm.

– Cơ thể các mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về trọng lượng kể từ tam nguyệt cá thứ 2. Do đó, để tránh mất thăng bằng khi tập luyện, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm đất.

– Tránh tập những động tác khó.

– Không nên ăn quá no khi tập luyện.

– Nên nghe theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên để có thể tập chính xác và an toàn nhất.

Tập ở phòng tập: Mẹ bầu chỉ cần tập 3 buổi/tuần. Mỗi buổi tập 60 phút là đủ.

Tập ở nhà: Tập 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên bạn nên tập theo những động tác đã được huấn luyện viên hướng dẫn.

Thời gian tập yoga tốt nhất là buổi sáng sớm, khoảng 6h sáng và lúc chiều tối khoảng 18h.

5. Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu

– Tư thế cánh bướm, con mèo/con bò

– Ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên.

– Nghiêng một bên

– Thế chiếc ghế, với sự hỗ trợ của ghế.

– Thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế.

– Cong lưng

– Giữ thăng bằng trên một chân, trừ khi bạn lấy điểm tựa nhờ ghế hoặc tường.

– Thế con lạc đà

– Trồng cây chuối bằng tay

– Trồng cây chuối bằng đầu

– Thế cánh cung

Tập Yoga Tại Nhà Có Nên Không? Những Điều Cần Chú Ý Cho Người Tập Yoga Tại Nhà

Tập yoga tại nhà có nên không? Những điều cần chú ý cho người tập yoga tại nhà vì không có thời gian đến lớp.

Chắc hẳn có rất nhiều người muốn tập yoga, Yoga có lợi cho sức khỏe, dáng lại đẹp và còn là một cách để bạn xả Stress hiệu quả. Thế nhưng có nhiều lý do cản trở bạn đến lớp, chuyện con cái, chuyện nội trợ, công việc kiếm tiền… Nhưng ngặt nỗi bạn không biết nên tập yoga từ đâu, có nên tự tập yoga tại nhà hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc đó, đồng thời đưa ra những điều bạn cần chú ý nếu chọn cách tập yoga tại nhà.

Có nên tập yoga tại nhà không?

Thực chất, Yoga là một bộ môn đòi hỏi độ chính xác rất cao, bạn cần phải tìm hiểu kỹ từng nguyên lý của yoga trước khi luyện tập. Nếu không cần thận, dù một sai sót nhỏ thôi, vô tình bạn có thể bị chấn thương hoặc phản tác dụng đó.

Các chấn thương có thể gặp phải khi tập yoga sai cách:

Bị căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ vai cẳng chân do động tác lặp lại, kéo giãn dây chằng quá mức.

Trật khớp vai.

Chấn thương vùng cổ.

Chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người.

Bong gân cổ chân, giãn dây chằng nếu thực hiện không đúng các tư thế ngồi chéo chân, vắt chân, đứng một chân.

Tuy nhiên, đó là đối với những người tập sai, bạn hoàn toàn có thể khắc phục những nguy hại trên bằng 2 cách.

Một là tìm hiểu thật kỹ các tài liệu, nguyên tắc tập yoga, kiên nhẫn tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,… rồi sau đó mới luyện tập.

Hai lài bạn nên đến lớp tập yoga một thời gian, có HLV giỏi hướng dẫn tỉ mỷ, sau 2-3 tháng bạn quen với tốc độ tập, quen cách hít thở, tần suất luyện tâp và nhất là quen với các tư thế một cách đúng đắn. Khi cơ bản đã nắm, bạn hoàn toàn có thể tập ở nhà một mình mà không sợ chấn thương nào xảy ra cả.

1: Không được nản, không được bỏ cuộc.

2: Theo dõi tài liệu thật kỹ.

Hiện nay tài liệu và các bài tập mẫu có rất nhiều trên mạng Internet. Nhưng lưu ý là bạn phải chọn nguồn cung cấp thật uy tín, của các trung tâm lớn để theo dõi.

Ngoài tuân thủ những nguyên tắc khi tập yoga, bạn còn phải theo dõi kỹ những hình ảnh, Video hướng dẫn, kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và động tác, căn thời gian cẩn thận.

Hãy hệ thống lại các bài tập rõ ràng theo từng cấp độ, luyện tập bài bản và cẩn thận. Bạn hãy chọn có mình một người thầy trên mạng, theo dõi thường xuyên các bài tập của thầy đó theo một hành trình xuyên suốt chứ không nên tập lộn xộn.

3: Không gian tập yoga tại nhà nên đầu tư một chút.

Không cần quá rộng nhưng đòi hỏi phải thoáng mát, không bị gió lùa, không bị nắng hắt, nếu có thể thì nên gần gữi với thiên nhiên hơn. Đặc biệt là cần có thảm tập yoga tốt để tập không bị chấn thương.

4: Tư thế tập thật chuẩn.

Phải kiểm tra thân hình trước mỗi lần tập. Lưng, gáy và đầu của bạn phải thẳng hàng, hai vai thả lỏng, đồng thời thóp bụng vào. Với tư thế này bạn sẽ thực hiện các bài tập chính xác hơn. Với tư thế ngồi, hãy kiểm tra lòng bàn chân và đặt lòng bàn chân lên sàn nhà để tạo một sự cân bằng tốt.

5: Chú ý từng hơi thở.

Trong tất cả các bài tập, hít vào và thở ra bằng mũi là điều cơ bản của Yoga. Nếu tư thế Yoga khiến bạn không thoải mái, hãy hít vào và thở ra sâu cùng với thư giãn. Khi một tư thế nào đó thật sự không thoải mái thì nên bỏ qua bài tập đó và chuyển sang bài tiếp theo.

6: Chú ý tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh về hô hấp, chấn thương cột sống, đang có thai, thời kỳ dưỡng bệnh hoặc bị một bệnh mạn tính nguy hiểm, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bước vào tập Yoga.

Mọi chi tiết xin liên hệ về trung tâm TDTM Duyên dáng Việt để được tư vấn tận tình hơn.

Địa chỉ : 884 Nguyễn Kiệm, phường 3, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Hotline : 0987.37.57.90 – 0945.01.91.66 ( Mrs Lê Thọ )

Hoặc bạn có thể gửi Mail cho chúng tôi:

TrungTamTheDucThamMyLT@gmail.com