Yêu Nhau Có Nên Sống Thử / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Con Gái Có Nên Sống Thử?

Sống thử không còn là điều xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Mục đích của việc sống thử có thể là trải nghiệm cuộc sống chung, để đi tới hôn nhân hoặc để thỏa mãn tình dục. Việc sống thử có thể làm hai người yêu nhau càng thêm gần gũi, gắn bó, cũng có thể khiến người trong cuộc bị ảnh hưởng, chịu tổn thương. Sống thử không có gì sai, nhưng nếu lợi dụng việc sống thử để thực hiện ý đồ cá nhân thì lại là điều đáng trách.

Những người phản đối sống thử cho rằng nữ giới sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận khi quyết định sống thử, việc này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bạn nữ. Nếu như mang thai ngoài ý muốn mà không thể giải quyết mọi chuyện theo hướng tích cực, thì người chịu thiệt thòi và tổn thương vẫn là nữ.

Bản thân chuyện sống thử không có đúng hoặc sai, cũng giống như tình yêu vốn không có tốt hay xấu, chỉ là người trong cuộc dùng cách đúng hay sai để giải quyết vấn đề. Những người do dự sợ rằng sống thử sẽ ảnh hưởng đến tình cảm sau này, người không có niềm tin lo rằng sống thử có thể “chôn vùi” tình yêu. Có người coi việc sống thử là một phép thử của tình yêu, có người lại lấy sống thử làm cớ để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Nếu nói rằng vì yêu mà sống thử thì đó là một lý do thoái thác mục đích không chính đáng. Hai người yêu nhau không nhất thiết phải sống thử để duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với con người, tình yêu chủ yếu dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm và khích lệ về mặt tinh thần. Lấy việc duy trì tình yêu làm mục đích của sống thử chỉ để lừa gạt người khác, mục đích chính là thỏa mãn tình dục của một trong hai người, mà phần lớn là nam giới.

Giới Trẻ Có Nên Sống Thử?

Các bạn trẻ – nhất là những người đi học, làm việc xa nhà – do thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm, quản lý sát sao của gia đình nên suy nghĩ và hành động theo cảm tính. Không ít người tự quyết định cuộc sống riêng tư bằng việc dọn về ở chung hoặc cho bạn trai/gái đến ở cùng.

Về hành động này, hầu hết giới trẻ cho rằng, sống thử để hiểu nhau nhiều hơn. Nếu họ cảm thấy không hợp, sẽ kết thúc sớm, như vậy sẽ giảm tỷ lệ ly hôn.

Nguyễn Văn Hải – nam sinh đang học tại Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải – chia sẻ: “Sống thử sẽ tiết kiệm được tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc vặt. Đặc biệt, chúng tôi sẽ những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình sau này như cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng, người thân và quản lý kinh tế. Vì vậy, với tôi sống thử không xấu”.

Cùng quan điểm trên, Vũ Thị Hồng Xiêm (Hòa Bình) hiện là thực tập sinh cũng không giấu giếm: “Trước đây, lúc mới học năm thứ nhất mình yêu một bạn trai cùng quê. Sau một thời gian chúng mình quyết định chuyển về sống với nhau. Việc này vừa tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày cho cả hai, bên cạnh đó mình dễ kiểm soát người yêu”

Xiêm cũng cho rằng sống thử là điều dễ hiểu, bởi khi yêu ai cũng có nhu cầu ở gần nhau.

“Lúc đầu bọn mình xảy ra nhiều mâu thuẫn. Nhưng rồi cả hai cũng bỏ qua cho nhau. Sau những lần như thế chúng mình hiểu nhau hơn. Hiện cả hai đã về ra mắt gia đình để tính chuyện hôn nhân”.

Nhiều cặp đôi sống thử sau này nên duyên chồng vợ và sống hạnh phúc bên nhau, nhưng cũng có cảnh đường ai nấy đi.

Một số người ví von, ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng các cụ vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long. Hiện nay, giới trẻ tự do yêu đương, thoải mái thể hiện cái tôi, vậy sống thử liệu có phải là cách duy nhất để “hiểu nhau”.

Khi chuyện xảy ra ngoài ý muốn (bạn gái có bầu), các bạn trai thường là khuyên người yêu mình đi “giải quyết”. Cũng có trường hợp bạn trai chịu trách nhiệm nhưng bị gia đình ngăn cấm nên đành chia tay.

Nhi và Minh hai người bạn khác quê nhưng yêu nhau khi cả hai bắt đầu vào đại học tại Hà Nội. Thời gian đầu mới yêu, tuy khác phòng trọ, nhưng Nhi luôn nấu cơm, giặt quần áo, chăm lo cho Minh từ bữa cơm đến giấc ngủ. Tình yêu của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Sau này, lấy lý do “để cho tiện”, Nhi sống cùng phòng với Minh như đôi vợ chồng trẻ.

Khoảng thời gian vui vẻ hạnh phúc không được bao lâu, mâu thuẫn giữa họ xảy ra ngày càng nhiều. Ban đầu chỉ là những trận cãi nhau bình thường. Sau đó, nửa đêm mọi người xung quanh thường bị đánh thức bởi cảnh Minh chửi mắng, đánh đập bạn gái.

Kết cục của chuyện sống thử là Nhi nhập viện. Cô vừa phải phá thai vừa trồng hai chiếc răng do Minh đấm gãy. Trong lúc Nhi nằm viện, bạn trai cô chuyển chỗ trọ không một lời nhắn nhủ.

sống thử trước hôn nhân nên hay không nên

sống thử trong sinh viên hiện nay

Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân?

Nếu bạn đang ấp ủ ý định này trong đầu thì hãy xét đến những ưu và nhược điểm của lối sống này trước khi đi đến quyết định : có nên sống thử trước hôn nhân ?

1. Có nhiều thời gian bên nhau hơn

Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đàn ông đặc biệt của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày.

Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.

4. Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp

Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.

1. Không còn hào hứng sau kết hôn

Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì nữa.

Cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.

Camnanggioitinh – Có nên sống thử trước hôn nhân?

Có Nên Sống Thử Hay Không?

Sống thử giúp cho các bạn trẻ thỏa mãn nhu cầu gần gũi của những người yêu nhau. Và có quan điểm cho rằng khi sống thử thường diễn ra vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, tuy nhiên, con người ta có một quyền tuyệt đối, đó là quyền lựa chọn. Hầu hết tất cả mọi chuyện xảy ra đều do lựa chọn của bản thân chúng ta, do đó, khi đã có một quyền tuyệt đối thì chúng ta phải có trách nhiệm với chính cái quyền này của mình.

Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đó là kết quả từ sự lựa chọn của cả hai người, tuy nhiên có nhiều quan điểm đối lập sẽ đưa ra các lý lẽ như “không phù hợp thuần phong mỹ tục”; “trinh tiết của người phụ nữ”; “nạo phá thai”… rồi người ta đưa kết luận rằng người con gái sẽ bị “thiệt thòi”. Nhưng trong mối quan hệ tình cảm, nếu như không có sự đồng ý từ cả hai phía thì sẽ không xảy ra chuyện quan hệ tình dục. Suy cho cùng, dù là bất kỳ hành động nào đi chăng nữa thì đó cũng là trách nhiệm và sự lựa chọn của cả hai.

Đa số những bạn trẻ sống thử họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đồng thời, trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định thì họ có nhu cầu sống chung với nhau để chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối bận tâm trong cuộc sống.

Sống thử giúp cho các bạn trẻ yêu nhau có thời gian bên nhau để hiểu nhau hơn, vun đắp tình cảm. Khi một trong hai người có ốm đau, bệnh tật thì việc chăm sóc nhau sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.

Sống thử là cơ hội để các bạn trẻ có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm giúp cho mối quan hệ và cuộc hôn nhân sau này của họ dài lâu hơn.

Sống với nhau thì biết được thói hư tật xấu của nhau, xung đột nảy sinh, khó khăn nảy sinh, rồi tình cảm phai dần, hai người chán nhau, mất tự do,… dẫn đến đa phần là các cặp chia tay chứ không ngồi lại mà thẳng thắn nói chuyện với nhau.

Tiếp theo nữa là sẽ có cảm giác “chán cơm thèm phở” điều này không chỉ gặp ở các cặp đôi sống thử mà ngay cả những cặp vợ chồng hợp pháp cũng thế.

Khi sống thử bạn sẽ phải trả cái giá rất đắt nếu như bạn chọn sai người. Yêu đó là một chuyện, khi về chung một mái nhà “góp gạo thổi cơm chung” lại là một chuyện khác. Nếu bạn chọn lầm người, đó là một người tệ bạc, lăng nhăng, gia trưởng, độc đoán, một người không tôn trọng bạn, thì bạn sẽ không có một cuộc sống hạnh phúc. Lúc này chỉ có bạn lại làm chính bản thân mình đau khổ mà thôi.

Hãy Trả Lời Cho Thử Thách Yêu Xa Có Nên Không? : Sống Giá Trị

Yêu xa có nên không là băn khoăn của rất nhiều người. Trong tình yêu, được ở gần nhau là điều ai cũng mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Đôi khi bạn sẽ cảm nắng một người cách xa cả nghìn cây số.

Câu hỏi 1: Hai bạn đã sẵn sàng tìm kiếm kết quả của yêu xa chưa?

Trước tiên, bạn cần xác định được tình cảm của đối phương. Để có thể bắt đầu một mối quan hệ, cả hai bạn cùng phải cố gắng. Và nỗ lực này còn cần thiết hơn khi hai người muốn bắt đầu yêu xa.

Hãy cho đối phương biết được tình cảm và sự nghiêm túc của bạn. Đồng thời, bạn cần lắng nghe ý kiến của người kia về tình yêu. Từ đó,chắc chắn rằng cả hai người đều thực sự mong muốn tình yêu này sẽ tiếp tục phát triển.

Câu hỏi 2: Hai bạn có đủ lòng tin dành cho nhau không?

Việc Yêu xa có nên không sẽ phụ thuộc vào niềm tin của hai bạn. Niềm tin chính là những viên gạch xây dựng nên một tình yêu bền chắc qua năm tháng. Và niềm tin khi yêu xa giữa hai người cần được xác định ngay từ ban đầu. Chuyện tình yêu thời hiện đại khi có mạng xã hội trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi cả hai đều có những mối quan hệ ngoài luồng.

Nếu cả hai bạn thực sự yêu thương, hãy tôn trọng cuộc sống riêng tư của đối phương. Cần tránh những màn tra hỏi như Anh/em đang làm gì, ở đâu, với ai… Những điều này sẽ khiến cả hai người vô cùng mệt mỏi và dễ dẫn đến đổ vỡ tình yêu.

Câu hỏi 3: Hai bạn có thể giao tiếp thoải mái với nhau không?

Khi yêu xa, việc liên lạc chỉ dựa chủ yếu vào những cuộc trò chuyện quan mạng, điện thoại. Lúc mới yêu, hai người có hàng trăm câu chuyện từ sáng tới khuya.

Thế nhưng khi yêu xa thì khác. Rất bình thường nếu bạn cảm thấy có những chuyện khi nói với người kia cũng không hiểu hay giúp được điều gì. Lâu dần, điều đó sẽ khiến cho hai bạn đẩy nhau ra xa hơn. Và việc chia tay rất dễ xảy ra.

Ngoài ra, nếu hai tâm hồn không thể hòa hợp. Việc nói ra những suy nghĩ trở nên khó khăn sẽ dẫn đến chuyện không thấu hiểu. Dẫn tới việc nghi ngờ, ghen tuông, khó chịu rất mệt mỏi.

Câu hỏi 4: Hai bạn có sẵn sàng chứng minh tình yêu không?

Yêu xa đòi hỏi cả hai người đều cần sự can đảm và mạnh mẽ. Một trong hai người sẽ luôn suy nghĩ về tương lai của cả hai, cảm thấy sợ hãi và không an toàn. Chính vì vậy, sự động viên và thể hiện tình cảm của người kia là liều thuốc an thần quan trọng.

Câu hỏi 5: Hai bạn có sẵn sàng về việc không được ở gần nhau?

Việc tiếp xúc thân mật như nắm tay, ôm hôn,… hay đơn giản chỉ là được dạo qua những địa điểm đẹp, cùng đi siêu thị, nấu một bữa ăn cùng nhau,… là chất xúc tác khiến hai người gắn bó và gắn kết tình yêu thêm sâu đậm. Thế nhưng yêu xa, hai người chỉ có thể nói những lời yêu thương và nén nỗi nhớ nhung lại.

Câu hỏi 6: Hai bạn có thể tự lập khi không có người kia không?

Cả hai bạn đều sẽ có những mối quan hệ khác như bạn bè, đồng nghiệp… Họ chính là người sẽ khỏa lấp nỗi buồn khi người kia của bạn bận rộn với công việc. Bạn có thể đi cafe, shopping hay xem phim thay vì ở nhà và suy nghĩ về những vấn đề do chính mình nghĩ ra và trở nên bực dọc, mất tin tưởng.

Câu hỏi 7: Hai bạn đã có kế hoạch xa hơn cho tình yêu của mình chưa?

Bất cứ một chuyện tình yêu nào cũng nên có những kế hoạch lâu dài. Nhất là khi hai người yêu xa, biết bao nhiêu cám dỗ, bạn cần phải tạo được niềm tin và xây dựng một đích đến cho cả 2 người.

Đầu tiên có thể là bao lâu hai người sẽ gặp nhau một lần, có kế hoạch để hai người có thể về gần nhau được không, khi nào hai bạn sẽ chính thức được ở cạnh nhau,… Tất cả những điều này đều thể hiện sự nghiêm túc và hướng đến một tương lai xa hơn, giúp cả hai đều có thêm động lực để cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.

Yêu xa có nên không là một điều gì đó khiến bất cứ ai khi nghe đến đều có một vài phần ái ngại. Thế nhưng nếu bạn và người thương có thể cùng nhau trả lời được những câu hỏi này thì hai người nên tin vào tình yêu của mình sẽ vượt qua được mọi sóng gió. Chúc các cặp đôi yêu xa luôn có được một cái kết đẹp!

Ban Biên tập sống Giá Trị