Yoga Có Tốt Cho Sức Khỏe Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Yoga Bia Có Tốt Cho Sức Khỏe?

Không chỉ mang đến niềm vui

Huấn luyện viên Dawn Sim cho biết: “Yoga bia không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp học viên tập trung vào sự cân bằng. Vì di chuyển chai bia theo các tư thế yoga mà không làm đổ bia ra ngoài là điều không hề dễ dàng”.

Cô Dawn Sim cho biết thêm, lúc đầu, mọi người đến tham gia lớp học yoga bia do cô tổ chức do sự tò mò là chủ yếu. Họ muốn biết yoga và bia sẽ kết hợp với nhau thế nào, vì từ trước đến nay, người tập yoga thường được khuyến khích uống các loại nước trái cây lành mạnh. Nói đến yoga bia, nhiều người sẽ nghĩ đến việc uống bia giải khát sau một buổi tập vất vả. Hay việc tập các tư thế yoga ở một nhà máy bia rộng rãi và thoáng mát. Hoặc giữ chai bia thăng bằng trên đầu khi bạn đang ngồi thiền. Chỉ đến khi trực tiếp luyện tập, họ mới thấy yoga bia thật sự là chương trình hữu ích cho sức khỏe, nhất là những người đang gặp tình trạng căng thẳng.

Lớp học yoga bia luôn tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ. Mỗi học viên thường chỉ uống từ nửa chai đến một chai trong suốt một buổi học. Họ không uống quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và khó tập trung vào nhịp hít thở.

Yoga bia là lớp học dành cho học viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Những người không uống được bia như trẻ em, người lớn tuổi bị bệnh có thể dùng chai nước, quan trọng nhất là giữ nước không đổ ra khỏi chai. Đó là thử thách về khả năng giữ cân bằng của học viên.

Bà Julie Tan – một người nội trợ 48 tuổi cho biết, bà khá mệt mỏi với nhiều áp lực trong cuộc sống, thậm chí bà bị trầm cảm suốt mấy năm qua. Đến với yoga bia, bà đã thoát ra khỏi trầm cảm và có cuộc sống nhẹ nhàng, thư giãn hơn.

Thành trào lưu lan nhanh khắp thế giới

Jhula và Emily – 2 huấn luyện viên yoga tiếng tăm tại Melbourne và Sydney – là những người sáng lập yoga bia, lấy thương hiệu BeerYoga. “Yoga bia tạo nhiều tiếng cười nhưng hoàn toàn không phải là một trò đùa. Chúng tôi kết hợp giữa triết lý của yoga và niềm vui uống bia để đạt được mức độ ý thức cao nhất của học viên. Đây là một sự kết hợp tuyệt vời, vì bia và yoga đều được coi như những liệu pháp trị liệu cho tâm-thân-trí hàng thế kỷ qua”, huấn luyện viên Jhula nói.

2 nhà sáng lập thực hành yoga bia lần đầu tại Burning Man – lễ hội văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật được tổ chức hằng năm ở sa mạc Black Rock, Nevada, Mỹ, nhằm tôn vinh những tư tưởng cấp tiến.

Tuy nhiên, yoga bia chính thức ra đời ở nước Đức – nơi mà bia trở thành biểu tượng văn hóa với nhiều thương hiệu tầm cỡ thế giới. Chỉ sau hơn một năm, yoga bia đã lan sang nhiều thành phố khác như Bangkok (Thái Lan), Melbourne, Sydney (Australia), Auckland (New Zealand) và Singapore. Ở Mỹ, nhiều người tin nó sẽ trở thành xu hướng mới của yoga trong năm 2017. Những người yêu yoga bia khắp nơi bắt đầu tận hưởng hương vị bia mát lạnh và những tiếng cười sảng khoái trong suốt buổi tập. Sự kết hợp bia và yoga đã khởi đầu cho một xu hướng luyện tập độc đáo.

Vì vậy, huấn luyện viên Emily khuyên những người phải ngồi nhiều nên tận dụng giờ nghỉ trưa để luyện tập một môn thể thao nào đó phù hợp với điều kiện và sở thích, trong đó có yoga bia.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia sức khỏe, sự pha trộn của bia và yoga lại là một ý tưởng không hay. Tiến sĩ Ingo Froboese (Trường Đại học Thể thao Cologne, Đức) nói rằng rượu bia hay những thức uống có cồn nói chung sẽ làm suy giảm sự tập trung, khó kiểm soát cơ bắp, làm suy yếu sự nhận thức, giảm khả năng cân bằng và hạn chế sức chịu đựng. Ngoài ra, rượu bia còn hạn chế khả năng phục hồi năng lượng của cơ thể sau những giờ luyện tập vất vả. Vì vậy, người luyện tập thể thao không nên uống bia mà chỉ nên dùng những thức uống lành mạnh như nước khoáng hoặc nước trái cây.

Tập Yoga Hằng Ngày Có Thật Sự Tốt Cho Sức Khỏe Bạn

Nếu như có thể xếp được thời gian, bạn cũng hoàn toàn có thể tập yoga hàng ngày. Thậm chí, việc bạn tập yoga hàng ngày còn chính là liều thuốc vàng cho sức khỏe lẫn tinh thần của bạn. Thật vậy, nó không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh mà còn có thể ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể, việc tập yoga hàng ngày sẽ giúp được bạn các vấn đề:

Cải thiện được sự dẻo dai

Thư giãn được tinh thần và nâng cao tâm trạng

Tăng thêm năng lượng cho cơ thể

Mặc dù vậy việc bạn tập yoga mỗi ngày đều có thể đem đến cho cơ thể nhiều lợi ích nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn ép cơ thể của mình tập luyện quá sức. Nhiều người lúc mới tập luyện vẫn thường rất phấn khích, đều muốn đạt hiệu quả thật nhanh nên gấp gáp luyện tập sao cho tốt hoặc tập các bài tập quá nặng. Hậu quả là họ lại bị mất ngủ, tâm trạng không tốt hay bồn chồn, cáu gắt.

Bạn nên hiểu rằng yoga là bộ môn không nên vội vàng mà cần sự chậm rãi, thận trọng trong từng động tác. Không phải bạn cứ bỏ sức tập thật nhiều, tập gấp đôi người khác thì sẽ đạt hiệu quả nhanh.

Bạn cũng không thể tập yoga theo như ý thích nhất thời hay là theo ý muốn của người khác. Thay vào đó, bạn cũng cần tập luyện chúng đều đặn, hàng ngày, đúng theo quy trình và tuân thủ nguyên tắc để đạt được hiệu quả như mong muốn của mình.

Mỗi ngày nên tập yoga trong khoảng thời gian bao lâu?

Bạn cũng có thể bắt đầu thói quen tập yoga hàng ngày với khoảng tối thiểu là 15 phút tập luyện vào buổi sáng hoặc chiều, trong đó thì buộc phải có phần khởi động và thư giãn sau bài tập.

Nếu bạn chỉ mới làm quen với yoga, bạn cũng có thể tập ít hơn để duy trì tốt sự phấn khích và sẵn sàng cho việc tập luyện vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi bạn tập yoga bạn cũng không cần phải quá cứng nhắc trong các vấn đề này vì thời gian tập luyện của mỗi người là khác nhau.

Chính vì vậy, nếu như không có thời gian hoặc nghĩ việc tập yoga hàng ngày sẽ khiến mình không có nhiều động lực, bạn cũng có thể lựa chọn tập 2 – 3 buổi mỗi tuần hoặc mỗi tuần tập 1 buổi. Điều này vẫn sẽ đảm bảo yoga vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nói chung, việc bạn lên lịch tập cũng sẽ tùy thuộc vào bạn, nó cũng không theo một tiêu chuẩn nào cả, miễn sao bạn có thể duy trì việc tập luyện yoga một cách bền bỉ, kiên trì.

Nếu muốn tập yoga hàng ngày, bạn nên chọn các tư thế có thể tập trung vào việc cải thiện được sự linh hoạt thay vì tăng cường cơ bắp:

Cách thực hiện

Bạn hãy đứng thẳng, 2 tay thả lỏng. Hít vào một hơi

Thở ra, sau đó bạn gập người về phía trước.

Giữ cho đầu gối mềm mại, linh hoạt hơn để giữ mông hướng thẳng lên trên.

2 tay bạn chạm xuống sàn, cạnh chân. Bàn chân đặt cách nhau một chút và đặt song song với nhau.

Cố gắng ép ngực của bạn vào chân và cảm nhận sức căng từ phần hông.

Đầu cúi xuống và giữ tư thế từ 15-30 giây.

Tư thế xoay lưng vặn mình này thì có tác dụng giải phóng căng thẳng ở lưng, kéo giãn được cột sống, tăng cường sự linh hoạt và khả năng di chuyển của cơ thể. Khi tập luyện, bạn cũng cần tập chậm rãi, từ từ để tăng kết nối với cơ thể, tránh hấp tấp, vội vàng quá bạn sẽ khiến cơ thể dễ bị tổn thương.

Cách thực hiện

Ngồi trên sàn nhà sau đó giữ lưng thẳng, 2 chân bắt chéo. 2 tay đặt cạnh xương hông

Hít thật sâu vẫn giữ thẳng lưng. Thở ra và xoay vặn thân trên ra sau hết mức có thể sang trái. Tay phải bạn đặt lên sàn, tay trái đặt trên đùi phải

Đảm bảo cho phần mông luôn chạm sàn

Tư từ bạn cũng hít vào thở ra nhịp nhàng, giữ cho tư thế lưng thẳng trong 30-60 giây, đầu nhìn thẳng qua vai

Trở về lại với tư thế ban đầu và lặp lại với bên đối diện.

Tư thế con mèo hay con bò có tác dụng mang lại sự linh hoạt, giảm căng thẳng, giảm đau nhức cho cột sống. Không những vậy, đặc biệt ở tư thế này còn có tác dụng mát xa cơ quan tiêu hóa và giúp cải thiện việc lưu thông máu.

Quỳ gối đặt hai tay mình xuống sàn, lòng bàn tay sao cho song song với nhau, khoảng cách rộng bằng vai

Nhấc lưng và phần mông lên, hai cánh tay song song với hai chân, vuông góc với mặt sàn.

Hít vào, giữ cho toàn thân thẳng, đẩy bụng xuống dưới sàn, đầu ngẩng lên là bạn đã vào tư thế con mèo.

Thở ra, nâng phần bụng cột sống lên phía trên trần nhà. Đầu bạn cúi xuống vào tư thế con bò.

Lặp đi lặp lại từ 10 đến 20 lần là được.

Xem Thêm: Đăng Ký Khóa Học Yoga Chuyên Nghiệp

Pizza Có Tốt Cho Sức Khỏe???

Chỉ cần nhắc đến từ pizza và những lợi ích cho sức khỏe, nhiều người lập tức nhíu mày nhăn mặt tỏ thái độ tiêu cực đối với món ăn này. Nguyên nhân của phản ứng ấy chính từ lượng năng lượng trong bánh pizza là cực kì cao cộng với lượng bơ, phô mai và protein động vật quá béo bổ khiến món ăn này bị mang tiếng xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng kì thực, suy nghĩ này có phần oan uổng cho pizza. Theo chuyên gia dịch tễ học tại Milan, Silvano Gallus khẳng định: “Những người ăn pizza thường xuyên giảm 59% nguy cơ ung thư thực quản, 34% ung thư vòm miệng và ung thư hầu, 25% ung thư tá tràng.”

Ngoài ra, các nhà khoa học Canada còn khẳng định pizza là bữa ăn vô cùng dinh dưỡng khi cung cấp đầy đủ: ngũ cốc, rau quả, các sản phẩm từ thịt và sữa. Sốt cà chua trong pizza chứa lycopene là một thành phần quan trọng để đẩy lùi quá trình oxy hóa, điều trị loãng xương, tim mạch…Vì thế, bạn chẳng có gì phải lo sốt vó lên nếu mình yêu thích pizza cả. Bạn chỉ cần ăn pizza hợp lý và kèm nhiều salad thì hoàn toàn có lợi cho cơ thể.Những đối tượng không nên ăn pizza

Song song với những lợi ích đã được chứng minh thì không thể phủ nhận, pizza khá giàu năng lượng, chất béo và muối. Vì thế, cha mẹ cần kiểm soát tốt khẩu phần ăn pizza của trẻ để giảm nguy cơ béo phì. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dự phòng Illinois khuyên cha mẹ nên chọn pizza của những hãng chất lượng để đảm bảo rằng việc kiểm soát calori được diễn ra chặt chẽ. Nếu trẻ quá mê pizza, cha mẹ cần bổ sung nhiều rau thông qua các món salad ăn kèm. Những ai đang trong quá trình giảm cân cũng nên hạn chế chọn pizza trong khẩu phần ăn của mình. Nếu quá ghiền pizza, bạn chỉ nên chọn những pizza rau củ và ăn thật nhiều rau trong thực đơn của mình.

Những kiến thức dinh dưỡng về pizza giúp bạn ăn pizza hợp lý hơn!!!

Với những kiến thức về sức khỏe được trang bị kĩ càng xoay quanh bánh pizza, bạn sẽ kiểm soát khẩu phần ăn tốt hơn cũng như giúp cơ thể thu nạp nhiều thành phần có lợi và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, một nền tảng kiến thức dinh dưỡng vững chắc sẽ giúp bạn dễ dàng giải thích cho những ai ngộ nhận và đánh giá sai về pizza hiểu rõ hơn về lợi ích của món ăn dinh dưỡng này. Biết đâu, bạn lại có thêm “chiến hữu” cùng ăn pizza cuối tuần!

Pizza khuyến mãi Mua càng nhiều, giá càng giảm Pizza mua 1 tặng 1

═════════ PIZZA LITA═════════

🅟🅘🅩🅩🅐 🅛🅘🅣🅐 – Nhà hàng Little Italy, 10 Nguyễn Thái Học

Điện thoại đặt hàng: 02343864864 / 0836000924 (Ms LÀI)

Hotline phản ánh dịch vụ: 0816881052

Sushi Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không?

Nhìn chung sushi được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh và giàu axit béo omega-3.

Tuy nhiên, cũng có một vài mối lo ngại về các thành phần trong đó.

Bài báo này là một cái nhìn chi tiết về sushi và những ảnh hưởng sức khỏe.

Bên cạnh đó bài báo cũng sẽ cung cấp những lời khuyên đơn giản về cách tối đa hóa lợi ích sức khỏe khi ăn sushi.

Sushi là gì?

Sushi là một món ăn phổ biến có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Món ăn này gồm có cơm trộn giấm cuộn với cá sống hoặc chín cùng rong biển hay còn gọi là nori.

Thường được ăn kèm với nước tương, một loại gia vị màu xanh có vị cay gọi là wasabi và gừng ngâm.

Vào thế kỷ thứ 7, sushi bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật Bản như một cách để bảo quản cá.

Cá rửa sạch được ép giữa cơm và muối và được lên men trong vài tuần cho đến khi nó có thể ăn được (1).

Khoảng giữa thế kỷ 17, người ta bắt đầu thêm giấm vào cơm để giảm thời gian lên men và tạo hương vị thơm ngon.

Gần đây, quá trình lên men đã bị bỏ qua vào khoảng thế kỷ 19, và cá tươi bắt đầu được sử dụng thay vì cá lên men. Điều này đã tạo ra phiên bản đầu tiên của sushi làm sẵn mà ngày nay chúng ta vẫn thường ăn (1).

Kết luận: Sushi có nguồn gốc từ Nhật Bản. Món ăn này gồm có cơm trộn với giấm cuộn trong rong biển cùng cá sống và rau củ.

Các loại sushi phổ biến

Đây là những loại sushi phổ biến nhất (1):

Hosomaki: Rong biển cuộn với cơm cùng một loại nhân – ví dụ như quả bơ hoặc dưa chuột (xem ảnh).

Futomaki: Cuộn cơm lớn hơn với nhiều loại nhân bên trong (xem ảnh).

Uramaki: Cuộn cơm chứa nhiều nguyên liệu, với rong biển bên trong và cơm bên ngoài (xem ảnh).

Temaki: Cuộn cơm hình nón có chứa nhân bên trong (xem ảnh).

Nigiri: Nắm cơm với lớp cá sống bao quanh (xem ảnh).

Sashimi là cá sống thái mỏng. Về tính chất thì đây không phải là sushi, nhưng sashimi thường được ăn cùng với sushi.

Kết luận: Sushi có nhiều loại khác nhau. Năm loại phổ biến nhất là hosomaki, futomaki, uramaki, temaki và nigiri.

Các nguyên liệu giàu dinh dưỡng

Sushi thường được coi là thực phẩm lành mạnh, chủ yếu là do nó chứa các nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng sau.

Cá chứa rất nhiều protein, i-ốt cũng như một số vitamin và khoáng chất.

Thêm vào đó, đây là một trong số ít các thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên (2).

Cá chứa chất béo omega-3 cần thiết cho não bộ và cơ thể để vận hành một cách tối ưu.

Các chất này giúp ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch và đột quỵ (3, 4, 5).

Ăn cá cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn, trầm cảm, mất trí nhớ và mất thị lực ở người cao tuổi (6, 7, 8, 9, 10).

Wasabi

Bột nhão wasabi thường được ăn cùng với sushi. Nó có vị rất cay nên chỉ được ăn với lượng rất nhỏ.

Món ăn này được làm từ thân của cây Eutrema japonicum, cùng họ với bắp cải, cải ngựa và mù tạt.

Wasabi chứa nhiều beta-carotene, glucosinolate và isothiocyanate. Nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có thể chống lại vi khuẩn, kháng viêm và chống ung thư (11, 12, 13, 14).

Tuy nhiên, do cây wasabi dần trở nên khan hiến nên nhiều nhà hàng dùng loại bột nhão mô phỏng được làm từ hỗn hợp cải ngựa, bột mù tạt và thuốc nhuộm xanh, hỗn hợp này có các chất dinh dưỡng khác hoàn toàn wasabi.

Rong biển

Nori là một loại rong biển được dùng để cuộn sushi.

Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm canxi, magie, phốt pho, sắt, natri, i-ốt, thiamine cũng như các vitamin A, C và E (15).

Hơn thế nữa, 44% trọng lượng khô của nori là protein, tương đương với thực phẩm có hàm lượng protein cao như đậu nành (16, 17).

Tuy nhiên, một cuộn sushi chứa rất ít rong biển vì vậy các chất dinh dưỡng trong nori chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy nori có thể chứa các hợp chất có khả năng chống lại virus, viêm và thậm chí là ung thư (18).

Một số người cho rằng nori cũng có khả năng làm sạch các kim loại nặng có trong cơ thể người.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng khả năng này chỉ có ở các loại rong biển màu nâu như những loại dùng trong salad wakame (19).

Gừng ngâm

Gừng ngâm ngọt, còn được gọi là gari, thường được dùng để làm sạch vòm miệng giữa các lần ăn sushi.

Gừng cung cấp kali, magie, đồng và mangan (20).

Ngoài ra, nó có thể có một số tính chất chống vi khuẩn, virus và thậm chí là ung thư (21, 22).

Các nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp cải thiện trí nhớ và giảm buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau bụng kinh nguyệt và thậm chí là mức cholesterol LDL (23, 24, 25, 26, 27, 28).

Kết luận: Sushi chứa nhiều thành phần giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như cá, wasabi, rong biển và gừng ngâm.

Carb tinh chế và hàm lượng chất xơ thấp

Thành phần chính của sushi là gạo trắng, đã được tinh chế và loại bỏ hầu hết chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Một số nghiên cứu cho thấy lượng carb tinh chế cao có thể làm tăng viêm và tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch (29, 30, 31).

Hơn nữa, cơm sushi thường được chế biến cùng với đường. Đường phụ gia và hàm lượng chất xơ thấp có thể khiến cho carb sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong hệ tiêu hóa.

Điều này có thể dẫn đến gia tăng đường huyết và insulin, và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là góp phần gây ra ăn quá nhiều (32, 33).

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng giấm gạo trong sushi có thể giúp giảm lượng đường huyết, huyết áp và mỡ máu (34).

Ăn sushi được làm từ gạo lứt thay vì gạo trắng có thể làm tăng hàm lượng chất xơ, giá trị dinh dưỡng và giảm lượng đường trong máu.

Bạn cũng có thể gọi món sushi chứa ít cơm và nhiều rau để tăng thêm chất dinh dưỡng cũng như tạo cảm giác no

Kết luận: Sushi chứa một lượng lớn carb tinh chế. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị ăn quá nhiều và có thể làm tăng nguy cơ viêm, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.

Hàm lượng protein thấp và chất béo cao

Sushi thường được coi là một bữa ăn giúp giảm cân, nhưng nó có thể không mang lại lợi ích như bạn nghĩ.

Lý do là vì nhiều loại sushi được làm từ nước sốt có hàm lượng chất béo cao cùng với bột rán tempura, làm tăng đáng kể lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Hơn nữa, một miếng sushi thường chứa ít cá hoặc rau củ, từ đó làm cho bữa ăn ít chất xơ và protein, do đó nó không đem lại hiệu quả trong việc giảm cảm giác đói và thèm ăn (35, 36).

Đây chính là lý do vì sao sau khi ăn một phần sushi mà hầu hết mọi người vẫn cảm thấy đói.

Để có một bữa ăn sushi no nê, bạn hãy thử ăn kèm với súp miso, một chút đậu nành edamame, một phần sashimi hoặc salad wakame.

Kết luận: Sushi thường chứa nước sốt và phần phủ lên trên giàu chất béo, nhưng lại chứa tương đối ít rau hoặc cá. Điều này khiến nó trở thành bữa ăn giàu calo nhưng lại không làm cho bạn no.

Hàm lượng muối cao

Một bữa ăn sushi thường có chứa một lượng muối lớn.

Thứ nhất, gạo được dùng làm sushi thường được nấu cùng một chút muối. Ngoài ra, cá hun khói và rau ngâm trong một số loại sushi cũng chứa muối.

Cuối cùng, món này thường được ăn cùng với nước tương, nước chấm này chứa rất nhiều muối.

Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cũng như làm tăng huyết áp ở những người mẫn cảm với natri (37, 38, 39).

Nếu muốn giảm lượng muối, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn nước tương, cũng như sushi chế biến cùng các loại cá hun khói như cá thu hay cá hồi.

Mặc dù xúp miso có thể giúp ngăn ngừa việc ăn quá nhiều, nhưng nó cũng chứa rất nhiều muối. Nếu bạn đang theo dõi lượng muối nạp vào cơ thể, bạn cũng nên tránh ăn xúp miso.

Kết luận: Sushi có thể chứa một lượng muối lớn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và dẫn đến tăng huyết áp ở một số người.

Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng

Ăn sushi với cá sống có thể khiến bạn dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác nhau (40, 41, 42, 43).

Một số loài thường gặp nhất là Salmonella, các loại vi khuẩn Vibrio cũng như Anisakis và ký sinh trùng Diphyllobothrium (44, 45, 46, 47).

Điều quan trọng cần lưu ý là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện không quản lý nhãn hàng “Cá sushi.” Do đó, các sản phẩm này không được đảm bảo chất lượng an toàn.

Quy định duy nhất hiện nay là một số loài cá phải được đông lạnh để tiêu diệt ký sinh trùng trước khi được ăn sống.

Một nghiên cứu gần đây về cá sống được sử dụng ở 23 nhà hàng Bồ Đào Nha đã phát hiện rằng 64% mẫu cá đã bị nhiễm vi sinh vật gây hại (48).

Tuy nhiên, phương pháp xử lý và chế biến thức ăn đúng cách có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn (49, 50).

Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn, hãy ăn sushi tại các nhà hàng uy tín. Những nơi này có khả năng sẽ tuân theo các quy định an toàn thực phẩm tiêu chuẩn hơn. Lựa chọn ăn cuộn chay hoặc những món có cá nấu chín cũng có thể sẽ tốt hơn.

Một số người cần phải tránh ăn sushi làm từ cá sống gồm có phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Kết luận: Phương pháp chế biến và xử lý thực phẩm không đúng tiêu chuẩn kết hợp với việc sử dụng cá và hải sản sống làm tăng nguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác nhau.

Thủy ngân và các chất độc khác

Do ô nhiễm môi trường biển mà cá cũng có thể chứa một số chất độc.

Chất độc được biết đến nhiều nhất là thuỷ ngân.

Các loài cá săn mồi có vẻ có lượng thuỷ ngân cao nhất.

Các loại cá này gồm cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá cờ và cá mập. Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp bao gồm cá hồi, lươn, nhím biển, cá hồi chấm, cua và bạch tuộc (51).

Một số loại độc tố khác có trong cá có thể gây ra chứng ciguatera (ngộ độc hải sản) hoặc ngộ độc scombroid (52).

Cá chình, cá mú và cá hồng thường có khả năng gây ngộ độc ciguatera, trong khi ngộ độc scombroid là hậu quả của việc tiêu thụ cá ngừ, cá thu và cá nục heo (52).

Bạn có thể giảm nguy cơ ngộ đơn giản bằng cách tránh ăn các loại cá có khả năng bị nhiễm độc nhiều nhất.

Kết luận: Một số loại cá có khả năng bị ô nhiễm nhiều chất độc. Các chất này bao gồm thủy ngân và các chất có thể dẫn đến ngộ độc ciguatera hoặc scombroid.

Làm thế nào để tối đa hóa lợi ích sức khỏe của sushi

Tăng lượng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Chọn loại sushi được làm bằng gạo lứt thay vì gạo trắng.

Ăn nhiều cuộn cơm hình nón. Hãy chọn món temaki có trong thực đơn. Loại này chứa ít cơm hơn so với các cuộn cơm truyền thống khác.

Tăng hàm lượng protein và chất xơ trong bữa ăn. Hãy ăn kèm sushi với một phần đậu nành edamame, salad wakame, súp miso hoặc sashimi.

Tránh ăn các cuộn cơm được làm từ pho mát kem, nước sốt hoặc tempura. Nếu bạn thích hương vị giòn mà không muốn ăn những thành phần không lành mạnh này, hãy yêu cầu cho thêm rau.

Hạn chế ăn nước tương. Nếu bạn nhạy cảm với muối, hãy tránh ăn nước tương hoặc chỉ chấm nhẹ.

Tránh ăn một số loại cá. Không gọi những loại sushi làm bằng cá hun khói mặn hoặc các loài cá có nguy cơ nhiễm độc cao.

Ăn sushi từ các nhà hàng có uy tín. Những nơi này có vẻ sẽ tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm.

Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để tăng cường lợi ích sức khỏe đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của sushi.

Tóm lại sushi có tốt cho sức khỏe hay không?

Để nhận được hầu hết các lợi ích sức khỏe từ sushi, hãy làm theo những hướng dẫn đơn giản sau:

Sushi là món ăn giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sushi đều tốt và bổ dưỡng. Một số loại chứa nhiều carb tinh chế và các thành phần khác gây ra các vấn đề sức khỏe

Tuy nhiên, nếu bạn làm theo những lời khuyên trên thì ăn sushi chắc chắn sẽ rất tốt.