Bạn đang xem bài viết Trà Gừng: Thức Uống Đơn Giản Có Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Giới thiệu chung về gừng và Trà gừng
Gừng là một loài thực vật có hoa thuộc họ Zingiberaceae, có nguồn gốc từ Châu Á, cụ thể ở miền nam Trung Quốc. Gừng mọc ở những vùng có khí hậu ấm trên thế giới. Củ gừng có vị cay, tính ấm đã được nhiều nền văn hóa sử dụng trong nấu ăn và y học. Gừng vừa giúp tăng hương vị trong ẩm thực vừa là một phương thuốc thảo dược cổ đại.
Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị hoặc ăn với thức ăn, gừng cũng có thể được làm thành trà. Trà gừng có lịch sử lâu đời từ Trung Quốc như một loại thuốc bổ cho sức khỏe. Tất cả những gì bạn cần làm là ngâm gừng tươi hoặc khô vào nước nóng trong vài phút để tinh dầu của gừng ngấm vào nước. Trà gừng có tính ấm, vị hơi cay. Với hàm lượng cao vitamin C, magie và các khoáng chất khác, gừng có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề cho sức khỏe. Sau khi được pha thành trà, bạn có thể thêm bạc hà, mật ong hoặc chanh để tăng hương vị.
2. Các lợi ích cho sức khỏe của Trà gừng
2.1. Chống say tàu xe và giúp giảm bớt các khó chịu khác về tiêu hóaBên cạnh các thuốc tây y, y học dân gian cho rằng trà gừng cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn khi di chuyển bằng phương tiện giao thông, thì việc thử dùng ít trà gừng ấm trước khi đi có thể sẽ giúp bạn ổn hơn mà không gây hại gì.
Ngoài việc giúp giảm cảm giác buồn nôn, trà gừng cũng được sử dụng để làm dịu các vấn đề tiêu hóa khác. Khi uống trà gừng với mức độ vừa phải, có thể giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thu và hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
2.2. Giảm buồn nôn do ốm nghén hoặc hóa trịMột số chuyên gia tin rằng các thành phần hoạt tính trong tinh dầu gừng như gingerols có thể là một sự thay thế đáng giá cho thuốc chống nôn trong trường hợp ốm nghén, phẫu thuật hoặc hóa trị mà không dung nạp được thuốc. Tuy nhiên, hãy hỏi lại bác sĩ của bạn trước khi dùng bất cứ gì để giảm buồn nôn nếu bạn đang mang thai, đang điều trị ung thư hoặc sắp phẫu thuật.
2.3. Huyết áp và sức khỏe tim mạchCác nghiên cứu cho rằng gừng có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim mạch. Loại thảo mộc cay nồng này có thể giúp:
Hạ huyết áp.
Ngăn ngừa cơn đau tim.
Ngăn ngừa cục máu đông.
Giảm chứng ợ chua.
Giảm cholesterol.
Cải thiện lưu thông máu.
2.4. Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máuMột số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, A1C, insulin và triglyceride ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
2.5. Giảm đau và chống viêmGừng chứa gingerols, đã được chứng minh tác dụng kháng khuẩn và có đặc tính chống viêm tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid. Gừng đã được chứng minh khả năng giảm đau và điều trị chứng viêm trong nhiều thế kỷ. Trà gừng có thể được sừ dụng giúp giảm các cơn đau:
Đau đầu và đau nửa đầu.
Đau bụng kinh: hãy thử ngâm một chiếc khăn vào trà gừng ấm và chườm lên vùng bụng dưới. Nó có thể giúp giảm đau và thư giãn các cơ. Đồng thời, uống một tách trà gừng với mật ong cũng giúp dễ chịu hơn.
Giảm đau do viêm khớp, do thoái hóa khớp gối, đau cơ và các loại đau khác: ngoài việc uống, bạn cũng ngâm các khớp bị viêm với trà gừng.
2.6. Hỗ trợ miễn dịch và chống lại các vấn đề về hô hấp 2.7. Có thể ngăn ngừa ung thưGừng có nhiều chất chống oxi hóa và đã được chứng minh là có tác dụng chống tăng sinh các tế bào khối u, đặc biệt là ung thư tuyến tụy và ruột kết. Uống trà gừng thường xuyên có thể mang lại tác dụng phòng ngừa.
2.8. Giảm bớt căng thẳngTrà gừng có đặc tính làm dịu căng thẳng, giúp giảm stress. Điều này là do sự kết hợp của hương thơm mạnh, ấm nồng dễ chịu và các đặc tính chữa bệnh của gừng. Người ta tin rằng chất chống oxi hóa trong gừng có thể giúp giảm căng thẳng.
3. Cách dùng và cách làm Trà gừng tại nhà
Bạn có thể uống trà gừng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có thể dùng như một thức uống vào buổi sáng để khởi đầu ngày mới hoặc có thể giúp dễ tiêu hóa sau bữa ăn.
Gừng có hương vị cay nồng đặc biệt, vì vậy không phải ai cũng có thể yêu thích loại trà này. Bạn có thể thêm chanh tươi hoặc mật ong tùy sở thích. Bạn có thể dùng gừng tươi bào hoặc thái nhỏ, hoặc mua gừng ở dạng khô, miếng rời, túi trà, bột trà pha sẵn nếu không có nhiều thời gian.
Nguyên liệu:
Củ gừng tươi.
2 cốc nước.
1/2 quả chanh.
Mật ong.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn rửa sạch, chà sạch củ gừng. Sau đó, gọt vỏ và cắt lát mỏng.
Cho 2 cốc nước vào nồi. Cho 4 – 6 lát gừng sống đã gọt vỏ (có thể thêm ít hoặc nhiều hơn để trà đậm đà hơn) vào nước và đun sôi nhẹ từ 10 đến 20 phút. Bí quyết để có được món trà gừng thơm và đậm vị là cho nhiều gừng tươi và đun trong thời gian lâu hơn để tăng độ cay và nồng của trà.
Nhắc nồi ra khỏi bếp. Thêm chanh hoặc nước cốt chanh và mật ong tùy sở thích.
Bạn cũng có thể pha trà gừng với sữa: đun sôi các lát gừng với 1 cốc nước trong 10 phút. Sau đó nhắc ra và thêm 2 cốc sữa. Đun nhỏ lửa hỗn hợp trên trong 5 phút, để nguội và thưởng thức.
4. Tác dụng phụ của Trà gừng
Uống trà gừng có thể có tác dụng phụ, nhưng bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng trừ khi bạn uống một lượng lớn. Vì vậy, không nên tiêu thụ nhiều hơn 4 gram gừng mỗi ngày.
Sau khi uống nhiều trà gừng, có thể bạn sẽ bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày, tương tự như cảm giác khi ăn ớt hoặc các thức ăn cay khác. Còn khi dị ứng với gừng, bạn có thể sẽ bị phát ban, khó chịu trong miệng và dạ dày.
Ngoài ra, gừng có thể làm giảm huyết áp. Nếu dùng nhiều hơn 4 gram/ngày, bạn có thể bị choáng váng. Gừng cũng chứa chất làm loãng máu, có thể gây ra vấn đề cho những người bị rối loạn chảy máu. Những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm gừng.
Nhiều người nghĩ rằng gừng có thể làm tăng sản xuất mật, nhưng không có bằng chứng khoa học về điều này. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng nếu bạn có tiền sử các vấn đề về túi mật.
Trà gừng là một liệu pháp dễ dàng, hoàn toàn từ tự nhiên và ngon miệng để tăng cường sức khỏe. Ngoài những lợi ích nêu trên, bạn chỉ cần ngồi lại với một cốc trà ấm, hít hà mùi thơm, nhâm nhi từ từ và thưởng thức cũng là một cách xả stress hiệu quả!
Uống Nước Gừng Nhiều Có Tốt Không, Nên Uống Nước Gừng Thế Nào Để Có Lợi Cho Sức Khỏe?
Nước gừng tốt cho sức khỏe như thế nà0?
Gừng là loại củ gia vị có hương vị đặc trưng thường được sử dụng trong nấu ăn và có các đặc tính chữa bệnh tuyệt vời, gừng có thể điều trị rất nhiều vấn đề về sức khỏe bao gồm:
viêm khớp dạng thấp
đau nhức cơ bắp
đau họng
táo bón
chứng khó tiêu
buồn nôn
bệnh truyền nhiễm
Trong đời sống hàng ngày, nước gừng còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơnNếu bạn hay bị các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu thì trong trường hợp này, trà gừng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng của các bộ phận cơ thể hấp thụ các thực phẩm đúng cách. Gừng còn giúp cải thiện sự thèm ăn và giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng.
Trà gừng có đặc tính làm dịu căng thẳng, giúp giảm stress. Điều này là do sự kết hợp của hương thơm mạnh, ấm nồng dễ chịu và các đặc tính chữa bệnh của gừng. Người ta tin rằng chất chống oxi hóa trong gừng có thể giúp giảm căng thẳng, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh và những ai thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
Tăng cường hệ thống miễn dịchGừng có chứa chất chống oxy hóa, sắt, canxi, kali, protein, selen, magiê và một loạt các vitamin, khoáng chất khác giúp nó trở thành siêu thực phẩm. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ sức khỏe dễ bị suy yếu khi chuyển mùa, bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày.
Uống trà gừng giúp cải thiện hệ tim mạchGừng giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu và đồng thời nó cũng mang đến một số chất dinh dưỡng nhất định như protein, canxi và vitamin.
Uống nước gừng nhiều có tốt không?Theo đông y, buổi sáng khi thức dậy khí âm trong cơ thể nhiều nên uống một chút nước gừng sẽ làm cho khí dương tăng, cơ thể cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, vào buổi tối uống nước gừng chính là đi trái quy luật tự nhiên. Do tính chất cay nóng của gừng sẽ làm kích thích hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn làm cho cơ thể hưng phấn dẫn đến mất ngủ.
Sử dụng quá nhiều gừng làm tăng khả năng chảy máu nên những người bị rối loạn chảy máu nên xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Do đó bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải, mỗi ngày một tách vào ban ngày là đủ. Ngoài ra cũng cần chú ý một vài điều sau về cách dùng nước gừng:
Trung bình một người lớn chỉ nên hấp thụ không quá 5 gram gừng mỗi ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên hấp thụ dưới 2,5 gram gừng mỗi ngày.
Nếu bị bệnh tiêu hóa, không nên hấp thụ quá 1,2 gram gừng mỗi ngày.
Trường hợp dùng gừng để giảm cân, phụ nữ không nên dùng nhiều hơn 1 gram mỗi ngày.
Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi uống trà gừng.
Cách làm trà gừng với gừng tươi đơn giảnTrà gừng tươi với mật ong là một trong những thức uống dễ làm và không mất nhiều thời gian. Bạn hãy thử pha cho mình một tách trà những lúc rảnh rỗi trong ngày theo cách như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Khoảng 4 – 6 lát gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng. Nếu muốn mẹ cũng có thể thêm vài lát cho trà đậm hơn
Khoảng 470ml nước
Nửa quả chanh để vắt lấy nước
Mật ong (nếu có).
Đầu tiên, bạn cần đổ nước vào nồi cùng số gừng đã chuẩn bị
Đun sôi nhẹ nhàng nồi nước trong 10 – 20 phút tùy thuộc vào bạn muốn trà đậm và cay tới mức nào
Nhắc nồi nước xuống rồi thêm nước chanh và mật ong vào trà gừng sao cho hợp khẩu vị
Với những thông tin hữu ích như trên, hi vọng bạn đã biết cách uống nước gừng tốt nhất cho sức khỏe của mình!
Những Lợi Ích Của Trà Lipton Tốt Cho Sức Khỏe Và Làm Đẹp
Trà được xem là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai thế giới sau nước. Châu Á chính là nơi sinh ra văn hóa uống trà, nó được bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó du nhập qua Trung Á rồi đến các nước Châu u bằng con đường vận chuyển hàng hóa. Dần dần, trà trở nên phổ biến trong các buổi tiệc Hoàng gia. Tại Vương quốc Anh, Thomas Lipton đã tạo ra thương hiệu trà Lipton nổi tiếng và được nhiều người dân trên thế giới ưa chuộng ngày nay.
Sơ lược cách chế biến trà LiptonVới công nghệ sấy khô lạnh, người ta sử dụng chồi và búp trà sấy khô ở nhiệt độ từ 0 đến 10 độ C, rồi xay nhuyễn, từ đó tạo nên loại trà xanh với thương hiệu Lipton
Những lợi ích của trà Lipton về sức khỏe và làm đẹpCải thiện sức khỏe tim mạch
Vì trà lipton chứa một lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng mức cholesterol HDL (có lợi) trong cơ thể của bạn. Từ đó, nó cải thiện sức khỏe của tim, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Khả năng chống ung thư
Trà xanh được biết đến với tác dụng chống ung thư trên cơ thể. Điều này có thể được quy cho sự hiện diện của EGCG và các polyphenol khác trong loại trà này. Chúng giúp thúc đẩy quá trình apoptosis hoặc chết tế bào ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu của con người chưa cho thấy kết quả cuối cùng.
Tăng cường miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh và ho. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sản xuất các tế bào T gamma-delta trong cơ thể với chức năng chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Thúc đẩy thư giãn tinh thần
Bằng cách chống lại các gốc tự do trong cơ thể, trà xanh này giúp giảm căng thẳng cho bạn hoặc thúc đẩy thư giãn khắp cơ thể. Nó cũng được biết đến để điều trị chứng mất ngủ và đưa bạn vào một giấc ngủ ngon.
Một số tác dụng khác của trà xanh Lipton
Bạn biết không, ngoài những lợi ích nêu trên, vẫn còn có một vài lợi ích thứ cấp khác của trà Lipton mà không nhiều người biết đến nữa đấy, đó là
Cải thiện sức khỏe xương
Bảo vệ phổi
Loại bỏ hôi miệng
Điều trị ngộ độc rượu
Hạ huyết áp
Hydrat hóa cơ thể của bạn
7 Lợi Ích Không Ngờ Cho Sức Khỏe
ĂN QUÝT – 7 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CHO SỨC KHỎE
Các loại trái cây cam, quýt không hề xa lạ với nhiều người. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về lợi ích của việc ăn cam, quýt đối với sức khỏe hay chưa?
1. Giàu kali
Quýt chứa 130mg kali mỗi khẩu phần và điều này là một trong những lý do để ăn chúng mỗi ngày. Kali cần thiết cho việc duy trì các khớp xương, huyết áp và các động mạch khỏe mạnh, và đặc biệt còn giúp chống đầy hơi. Quýt giúp ngăn ngừa đau đầu, trợ tiêu hóa và tốt cho việc giảm viêm.Loại quả này cũng giúp ngăn ngừa chứng chuột rút nhờ hàm lượng kali cao.
2. Chứa canxi
Quýt không phải là một nguồn rất lớn canxi, nhưng nó chứa 22 mg mỗi khẩu phần. Canxi là một khoáng chất cần thiết giúp làm dịu thần kinh và làm giảm huyết áp của bạn. Nó giúp cho xương chắc khỏe và làm giảm bớt sự lo âu kéo dài. Bạn có thể lấy canxi quýt cũng như từ các loại rau lá xanh, hạt chia, và hạnh nhân.
3. Chứa beta-carotene
Quýt chứa beta-carotene, một dạng của vitamin A tốt cho mắt, tim và da. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ăn một trái quýt mỗi ngày sẽ giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A hàng ngày.
4. Chứa ít đường
Đường vốn không tốt cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao rất quan trọng để giảm lượng đường của bạn bất cứ khi nào có thể. Quýt giúp chống lại cảm giác thèm ăn đường, vì nó có vị ngọt ngào nhưng lại rất ít đường. Chúng chứa khoảng 2 gam chất xơ và 8 loại carbohydrate trong mỗi trái, đồng thời quýt rất ngon miệng nhưng lại có hàm lượng glycemic thấp. Bạn cũng có thể thêm 1trái quýt vào khẩu phần ăn sáng của bạn như là một loại trái cây ngon cung cấp lượng đường thấp.
5. Là loại trái cây chế biến được nhiều món ăn
Quýt được coi là loại quả linh hoạt trong nhà bếp. Bạn có thể thêm quýt cắt nhỏ vào cốc sinh tố hoặc hỗn hợp đồ uống cho bữa sang hoặc trộn salad với thịt gà, cá… Quýt là một trái cây đa năng tuyệt vời để thưởng thức trong mùa đông vì chứa nhiều nước.
6. Giàu Vitamin C
Tất cả các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều Vitamin C và quýt không phải là ngoại lệ. Quýt chứa 36 mg vitamin C trong mỗi quả. Vitamin C tốt cho tóc, da, hệ thống miễn dịch và cân bằng trọng lượng cơ thể đồng thời cũng là một vitamin tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của bạn. Vitamin C giúp điều hòa ruột và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Tốt hơn hãy đáp ứng nhu cầu hàng ngày của vitamin C thông qua trái cây, vì thuốc được làm bằng một số phiên bản hóa học của Vitamin C có thể làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
7. Ít calo
Quýt chỉ có 35 calo trong mỗi trái. Giống như hầu hết các loại trái cây, quýt chứa chất béo tự do và chất chống oxy hóa, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. Quýt chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất lại rất ít calo nên vô cùng thích hợp cho chế độ ăn kiêng.
x
(x)
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích
Rất hữu ích
Hữu ích
Hữu ích
Không hữu ích
Không hữu ích
Lí do vì sao bạn thấy bài viết này không hữu ích?
Vui lòng nhập lí do.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trà Gừng: Thức Uống Đơn Giản Có Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!