Xu Hướng 3/2023 # Trẻ Nhỏ Bị Ong Đốt Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết # Top 8 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trẻ Nhỏ Bị Ong Đốt Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Trẻ Nhỏ Bị Ong Đốt Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ong đốt thường là do ong mật, ong nghệ, ,ong vò vẽ, ong đất,… Các vết đốt từ hầu hết các loài ong khá đau đớn. Đôi lúc nọc độc của ong có thể gây nguy hại cho trẻ. Vậy trẻ nhỏ bị ong đốt phải làm sao?

Khi xuất hiện triệu chứng ong đốt này diễn ra nghiêm trọng như bé khó thở, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị ong đốt

Những vết đốt của ong vò vẽ và ong đất thường sẽ có hoại tử trung tâm, tức là ở vòng ngoài có màu đỏ và mờ nhạt dần khi vào trung tâm vết đốt. Để phân biệt ong vò vẽ và ong đất thì cần dựa vào nơi sinh sống của chúng (Ong vò vẽ thường sống gần các khu dân cư, là tổ ở mái nhà, cành cây. Ong đất sẽ sống ở những vùng hoang vu, dưới mặt đất).

Với những trường hợp bị ong mật đốt thì sẽ thấy được kim của ong ngay tại vết đốt.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ong đốt

Ong đốt là một tai nạn thường hay gặp ở trẻ em do hành động nghịch phá sau khi phát hiện được tổ ong. Có một số trường hợp bị loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể đã gây nên tình trạng rất nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Biến chứng khi trẻ bị ong đốt

Nọc độc của một số loài ong có thể gây ra tình trạng tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ,…

Một số trường hợp nặng sẽ bị suy tim hay suy thận.

Cách điều trị ong đốt cho trẻ nhỏ

Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.

Khi bị ong đốt, nếu có thể được, cần lấy bỏ ngòi nọc ong cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp. Rửa sạch vết ong đốt bằng dung dịch thuốc tím từ 0,1 đến 0,2%.

Sau đó đặt một miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ vết đốt để làm giảm sưng, đau.

Nên tháo nhẫn ở ngón tay, vòng đeo tay ở cổ tay nơi có vết ong đốt để phòng tránh sự chèn ép mạch máu khi có hiện tượng phù nề.

Cho bé nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước

Nếu bé có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt. Hay khi bé có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân thì cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.

Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị ong đốt

Tránh xa những khu vực có nhiều ong. Nên dặn trẻ không nên chọc phá tổ ong.

Trong trường hợp ong bay đến gần nên đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động.

Lưu ý không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà.

Nếu có những chuyến dã ngoại vào rừng, không nên cho trẻ mặc quần áo nhiều màu sắc, không dùng nước hoa. Không nên đi chân đất hoặc mặc những bộ đồ quá rộng.

Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục kín, dày dặn.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ong đốt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ong đốt có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.

Trẻ Nhỏ Bị Thiếu Canxi Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, canxi tham gia cấu tạo xương, răng, là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể. Ngoài ra, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu và chức năng cơ. Vậy trẻ nhỏ bị thiếu Canxi có sao không?

Khi trẻ có các biểu hiện như khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, nôn trớ,v.v.. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xác định tình trạng thiếu Canxi cụ thể và có phương pháp bổ sung phù hợp.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thiếu Canxi

Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.

Di chứng do ngộ độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ

Chế độ ăn thiếu canxi

Trẻ nhỏ không thường xuyên được tắm nắng dẫn đến thiếu vitamin D. Vì vitamin này là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi.

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị thiếu Canxi

Trẻ khó ngủ hay ngủ không ngon giấc

Trẻ thường ra nhiều mồ hôi, nhất là vào ban đêm

Trẻ hay bị đau mỏi chân tay

Trẻ hay bị nấc cụt, ọc sữa

Nhận thức chậm chạp

Thóp lâu liền, xương khớp biến dạng

Răng mọc chậm, sâu răng

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị thiếu Canxi

Thiếu canxi trầm trọng gây ra tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, răng mọc chậm, không đều, răng yếu. Ngoài ra khi thiếu canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, nên trẻ thường có biểu hiện quấy khóc về đêm, hay giật mình khi ngủ, thậm chí rối loạn chức năng vận động.

Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị thiếu Canxi

Cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu và xin lời khuyên của bác sĩ để có phương án khắc phục tình trạng cho con tốt nhất. Tuỳ theo nhu cầu và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của trẻ mà lượng Canxi sẽ khác nhau. Nên bổ sung qua những thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, vì đó là nguồn canxi an toàn, dễ hấp thu nhất với trẻ.

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thiếu Canxi

Để bổ sung canxi, phụ huynh nên cải thiện khẩu phần ăn uống cho trẻ và mẹ cho con bú với những thực phẩm giàu canxi như:

Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), lòng đỏ trứng, nước cam,…

Các loại ngũ cốc và hạt : hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…

Các loại rau lá xanh thẫm: rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…

Hải sản: tôm , cua, nghêu, sò , ốc, hến,…

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé. Nên tắm nắng khoảng 10 – 20 phút vào buổi sáng trước 9g hoặc buổi chiều sau 16g vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D.

Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị thiếu Canxi

Nhu cầu canxi, vitamin D cần có trong khẩu phần theo khuyến cáo của Bộ Y Tế như sau:

0 – 6 tháng: Canxi 300mg/ngày, Vitamin D 10mcg/ngày

6 – 8 tháng: Canxi 400mg/ngày, Vitamin D 10mcg/ngày

9 – 11 tháng: Canxi 400mg/ngày, Vitamin D 10mcg/ngày

1 – 2 tuổi: Canxi 500mg/ngày, Vitamin D 15mcg/ngày

3 – 5 tuổi: Canxi 600mg/ngày, Vitamin D 15mcg/ngày

6 – 7 tuổi: Canxi 650mg/ngày, Vitamin D 15mcg/ngày

8 – 9 tuổi: 700mg/ngày Vitamin D 15mcg/ngày

10 – 19 tuổi: Canxi 1000mg/ngày Vitamin D 15mcg/ngày

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu Canxi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu Canxi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Nguồn: Tổng hợp

Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có sao không?

Ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Nôn, ọc sữa thường tự hết sau 6 – 24 giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ thì cần được đưa đi thăm khám bác sĩ. Vậy trẻ sơ sinh bị ọc sữa có sao không?

Nếu tình trạng ọc sữa của trẻ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa đôi lúc không đồng bộ gây nên sự rối loạn nhu động ruột và trẻ bị ọc sữa. Nếu cho bú không đúng cách, lượng hơi nuốt vào dạ dày nhiều, dạ dày chứa một lượng lớn vừa sữa vừa hơi do đó trẻ dễ bị ọc sữa. Hoặc nếu khoảng cách các cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu, lượng sữa quá nhiều cũng gây nên ọc sữa. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác gây ọc sữa, trong đó có những nguyên nhân không do bệnh gây ra.

Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ọc sữa

Trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, đột nhiên nôn ói dữ dội kèm theo quấy khóc nhiều

Trẻ nôn ói kèm theo các dấu hiệu bệnh lý như sốt, ho, chảy mũi hay đi phân bất thường

Trẻ nôn ói mà ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao hay sự nôn ói làm trẻ sợ bú

Những trường hợp trẻ bị ọc sữa bố mẹ thường quan tâm

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị phun sữa

Bé hay ọc sữa về đêm

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ 6 tháng tuổi bị ọc sữa

Cách chăm sóc trẻ bị ọc sữa

Khi trẻ bị ọc sữa, bố mẹ không nên bế thốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang bên; nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi; nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh miệng trước, mũi sau.

Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm; kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.

Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên bú sữa mẹ qua bình. Thời gian trẻ bú mẹ trực tiếp vừa đủ để dạ dày trẻ giãn ra đúng mức, giúp dạ dày đủ chứa lượng sữa bú vào. Nếu phải bú qua bình, bố mẹ cần lưu ý:

Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ

Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ hoặc quá to

Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi

Bình sữa chuẩn

Pha sữa đúng cách

Không cho trẻ bú khi nằm. Cần bế trẻ khi cho bú, đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi bú.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ọc sữa phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ọc sữa có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.

Nguồn: Tổng hợp

Trẻ Sơ Sinh Bị Muỗi Đốt Có Sao Không? Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý

1. Biểu hiện trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

Thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để loài muỗi sinh sôi, phát triển và gây hại. Trẻ em vì chưa biết cách tự bảo vệ mình nên thường xuyên bị muỗi tấn công.

Sau khi bị muỗi đốt, da bé thường có những dấu hiệu như vết đốt ửng đỏ, nổi rõ trên bề mặt da bé. Ở giữa vết đốt thường có dấu chấm đỏ nhỏ, sau đó đổi thành màu thâm và phai dần, trở lại da bình thường sau vài ngày.

Muỗi đốt sẽ gây ngứa ngáy dữ dội, nhiều trường hợp bé gãi nhiều khiến da bị trầy xước, thậm chí bé bị muỗi đốt gãi chảy máu nguy hiểm.

2. Những điều mẹ cần lưu ý khi con bị muỗi đốt

Một vài trường hợp trẻ bị muỗi đốt sưng tấy, vết đốt gây nóng rát, đau ngứa nhiều. Đây là hiện tượng da phản ứng dị ứng với các protein trong nước bọt muỗi. Tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng từ 3-10 ngày.

Khi này, mẹ có thể dùng kem trị muỗi đốt cho trẻ sơ sinh Biohoney Baby Balm giúp giảm ngứa ngáy cho con.ới 100% thành phần thiên nhiên an toàn với trẻ em, giúp làm dịu da và đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng da bé bị bội nhiễm do con cào gãi lên da. Ngoài ra, Biohoney Baby Balm cũng đóng vai trò là kem trị chàm sữa, rôm sảy giúp chữa lành nhanh chóng những vết thương của , hăm tả, rôm sảy và vết cắn của côn trùng cực kỳ hiệu quả.

Hoặc với những vết muỗi đốt trên da bé, mẹ cần tránh để bé cào gãi lên da và có thể tham khảo sử dụng các nguyên liệu dân gian giúp giảm ngứa ngáy cho con hiệu quả:

Vì thành phần xà bông có chứa chất sodium (còn gọi là muối natri), khi kết hợp với nước sẽ có tính kiềm, giúp trung hòa chất gây ngứa trên da bé và giảm ngứa ngáy khó chịu cho bé nhanh chóng.

Mẹ thực hiện như sau: mẹ làm ướt xà bông và thoa lên vết muỗi đốt trên da con, để yên tầm 2-3 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước là được.

Bột yến mạch giúp làm sạch da bé nhẹ dịu, giảm nhanh tình trạng da bé bị ngứa ngáy, giảm sưng tấy do muỗi đốt hiệu quả.

Mẹ dùng bột yến mạch pha cùng lượng nước vừa đủ sao cho thu được hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa hỗn hợp lên vết muỗi cắn trên da bé khoảng 10 phút và rửa sạch lại cho con.

Nhiệt độ của lá lạnh có thể giúp giảm viêm, giảm ngứa do vết muỗi đốt hiệu quả, giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.

Mẹ có thể dùng túi chườm lạnh hoặc túi chứa đá lạnh thoa nhẹ nhàng lên da con ở vết muỗi đốt khoảng vài phút để da con không sưng tấy và ngứa ngáy nhiều nữa. Mẹ lưu ý không thoa đá lạnh trực tiếp lên da con quá 5 phút vì có thể khiến da con bị bỏng lạnh.

Khoai tây chứa các thành phần giúp làm dịu da bé nhanh chóng, ngoài ra còn giúp kháng viêm cho da bé.

Mẹ chọn củ khoai tây còn tươi, không sâu bệnh đem cắt thành từng lát mỏng, thoa lên vết muỗi đốt trên da con. Cứ khoảng 5 phút mẹ lại cắt thêm lát khoai tây khác thoa nhẹ nhàng lên da bé.

Nha đam có khả năng chống viêm và làm dịu da nhanh chóng, giảm sưng tấy hiệu quả, mẹ có thể dùng để điều trị vết muỗi đốt trên da bé.

Mẹ dùng lá nha đam tươi, không sâu bệnh đem cắt bỏ phần vỏ xanh. Sau đó lấy phần gel trắng áp lên vết muỗi đốt trên da bé, để khô tự nhiên là được.

3. Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không? Một số chứng bệnh nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không?

Trẻ bị muỗi đốt thường không nguy hiểm, nhưng trong một vài trường hợp không may muỗi mang mầm bệnh đốt bé, có thể khiến bé bị lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:

3.1. Bé bị sốt xuất huyết

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật trung gian lây truyền virus khiến trẻ mắc bệnh.

Bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe bé, vì vậy mẹ cần phát hiện những biểu hiện bệnh kịp thời để chữa trị bệnh cho con.

Những triệu chứng bé bị sốt xuất huyết:

Giai đoạn đầu, bé sẽ bị sốt cao đột ngột, liên tục, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bé có dấu hiệu bị buồn nôn, da bé có chấm xuất huyết dưới da.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nguy hiểm. Lượng huyết tương của trẻ bị suy giảm khiến bé có nguy cơ bị tử vong cao

Giai đoạn bé hồi phục. Khi này, bé sẽ hết sốt, thèm ăn trở lại và huyết áp trở về bình thường, bé đi tiểu nhiều hơn. Số lượng tiểu cầu của trẻ dần trở về mức bình thường.

3.2. Một số virus do muỗi truyền

Muỗi đốt có thể là vật trung gian truyền nhiễm bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như: viêm não Nhật Bản, sốt rét, virus Zika, virus West Nile, sốt virus Chikungunya, sốt vàng da…

Đây là những bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại những biến chứng về sau. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời cho con trong những trường hợp này.

3.3. Bé có thể bị nhiễm trùng máu

Muỗi có thể mang trong mình nhiều mầm bệnh nguy hiểm khác, hơn nữa hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Nhiều trường hợp vì muỗi đốt gây ngứa ngáy nên bé cào gãi lên da, tay bé chứa nhiều vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, thậm chí nhiễm trùng máu nguy hiểm nếu mẹ không biết cách xử lý đúng.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý trẻ sơ sinh bị muỗi đốt mưng mủ có thể gây nhiễm trùng bội nhiễm.

Bé bị muỗi đốt và sau đó có những biểu hiện bị sốt, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc liên tục

Da bé xuất hiện nhiều mẩn đỏ và ngày càng lan rộng hơn, thậm chí xuất hiện cả ở những vùng da như vùng mắt, cổ họng, lưỡi, bên trong má…hoặc thậm chí nổi trên toàn cơ thể bé.

Da bé đỏ rát và tình trạng bong tróc xuất hiện nhiều.

4. Cách phòng ngừa muỗi đốt bé an toàn, hiệu quả

Dùng tinh dầu tự nhiên: Mẹ có thể tham khảo sử dụng tinh dầu oải hương hoặc dầu tràm trà vì chúng có khả năng ngăn ngừa muỗi đến gần bé. Mẹ dùng dầu oải hương thoa lên da bé ở mắt cá chân, cánh tay hoặc xịt nhẹ lên quần áo bé sẽ giúp tránh bé bị muỗi đốt hiệu quả. Hoặc mẹ dùng 5-10 giọt tinh dầu pha cùng nước tắm cho con mỗi ngày cùng giúp phòng ngừa muỗi đốt bé.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra cần dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý. Dọn dẹp những khu vực ẩm ướt, bụi cây, vũng nước quanh nhà thường xuyên.

Tắm rửa, vệ sinh cho con sạch sẽ hằng ngày. Mẹ cần lau khô da bé và thay đồ mới thoáng mát cho con khi con chơi đùa, cơ thể đổ nhiều mồ hôi

Mẹ tránh để bé đi ra ngoài ở những thời điểm muỗi hoạt động mạnh như sáng sớm hoặc chiều tối. Không để bé chơi gần những khu vực muỗi ẩn nấp nhiều như bụi hoa, bóng râm…

Hạn chế dùng nước xả vải, nước hoa, phấn rôm cho con vì chúng có thể thu hút muỗi lại gần và tấn công bé

Mặc quần áo dài cho con khi con đi ra ngoài, tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé nhiều thực phẩm giàu vitamin B1.

Treating and Preventing Mosquito Bites in Children

https://www.whattoexpect.com/toddler/childhood-injuries/mosquito-bites-in-children.aspx#:~:text=If%20you%20happen%20to%20catch,Discourage%20scratching.

Mosquito Bites In Babies – Reasons, SIgns & Home Remedies

https://parenting.firstcry.com/articles/mosquito-bites-in-babies-causes-and-remedies/

How To Treat And Prevent Mosquito Bites In Babies?

https://www.momjunction.com/articles/mosquito-bites-in-babies_00364241/

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Nhỏ Bị Ong Đốt Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!