Xu Hướng 10/2023 # Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội: Cơ Hội Mới Trong Xét Tuyển Đại Học, Cao Đẳng Năm 2023 # Top 18 Xem Nhiều | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội: Cơ Hội Mới Trong Xét Tuyển Đại Học, Cao Đẳng Năm 2023 # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội: Cơ Hội Mới Trong Xét Tuyển Đại Học, Cao Đẳng Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỗi học sinh khi chọn thi vào một ngành nào đó đều có những lí do riêng. Trong ngày hội tư vấn Tuyển sinh – Hướng nghiệp năm 2023 diễn ra vào ngày 13/3 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, khi được hỏi tại sao chọn đăng ký ngành Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, em Lan Anh – học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cho biết, trước kia khi nền kinh tế chưa phát triển, các công ty ra đời hầu hết không đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ phận văn phòng. Ngày nay, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế theo định hướng CNH-HĐH đất nước đã đặt ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực làm công tác hoạch định và quản trị văn phòng – những người trực tiếp giải quyết những công việc văn phòng, quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, năm nay em lựa chọn xét tuyển vào ngành Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Lan Anh (bên phải) học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) lựa chọn đăng ký ngành Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Hà Nội. (Ảnh Thu Trang)

Có những học sinh lại đến với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vì đam mê, Nguyễn Tấn Tài – học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chương Mỹ B chia sẻ: “Trước kia, với suy nghĩ mình là nam giới thì nên thi vào các trường đào tạo các ngành kỹ thuật nhưng sau khi tìm hiểu về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các ngành học, em sẽ lựa chọn để nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Quản trị nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, vì sau khi tốt nghiệp ngành này chúng em có thể làm việc ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về quản trị nhân lực; trong các tổ chức dịch vụ nhân sự, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa, việc em lựa chọn ngành học này xuất phát từ niềm đam mê của bản thân kết hợp với định hướng nghề nghiệp của gia đình”.

Nguyễn Tấn Tài – học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chương Mỹ B thích được làm việc ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về quản trị nhân lực. (Ảnh Thu Trang)

Cũng không phải ngẫu nhiên mà em Đỗ Thùy Chi học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân) lại lựa chọn con đường phát triển sau khi tốt nghiệp THPT là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Khi được hỏi lý do, em cho biết, trước khi chọn ngành nghề để theo học em đã nghiên cứu rất kỹ. Theo Chi, tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có rất nhiều chuyên ngành đào tạo mà sau khi tốt nghiệp các ngành học này sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm. Thùy Chi lý giải, rất nhiều cơ quan nhà nước, các Bộ, ngành, các doanh nghiệp hiện nay đang thiếu những công chức, viên chức văn phòng, văn thư, lưu trữ,… được đào tạo bài bản, thậm chí trong khi đi làm em vẫn có nhiều cơ hội để trau dồi thêm về chuyên ngành đã được đào tạo tại Trường.

Thêm cơ hội mới – nhiều lựa chọn cho các thí sinh

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một bộ phận quan trọng của nền hành chính nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TS. Hà Quang Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô.

Trao đổi với phóng viên về những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 của trường, TS. Hà Quang Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho biết, năm 2023, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dự kiến tuyển 1.900 chỉ tiêu, trong đó: 1.700 chỉ tiêu dành cho đào tạo trình độ Đại học và 200 chỉ tiêu dành cho trình độ Cao đẳng. Ngoài ra, Nhà trường còn đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề.

Năm nay, trường bổ sung thêm 01 tổ hợp môn thi mới (Toán, Vật lý, Hóa học) để xét tuyển cho các ngành Quản trị Nhân lực, Quản lý Nhà nước và Quản trị văn phòng. Đồng thời, theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường dự kiến dành khoảng 50% chỉ tiêu của các ngành để xét tuyển theo nhóm tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống; điểm sàn xét tuyển cao đẳng có thể lấy ngưỡng là tốt nghiệp THPT và các em có thể nộp phiếu đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường.

TS. Hà Quang Ngọc cũng cho biết, ngoài những ngành học truyền thống mà nhà trường đang đào tạo như: Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Quản trị nhân lực, Lưu trữ học, Văn thư Lưu trữ, Dịch vụ pháp lý, … thì một số ngành học mới mang tính ứng dụng cao đã được Nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo và dự kiến sẽ được tuyển sinh trong năm nay như: ngành Luật, Hệ thống thông tin, Chính trị học… Bởi vậy, các thí sinh đăng ký xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn với các ngành học đang được đào tạo tại Trường. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có cơ hội được học tập nếu các em xét tuyển vào các ngành học trình độ đại học nhưng không đủ điểm trúng tuyển thì các em có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề hoặc trung cấp nghề…

Được biết đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, con em dân tộc thiểu số, … trong thời gian học tập các em sẽ được ntrường bố trí chỗ ở trong ký túc xá, được miễn giảm học phí, được giới thiệu việc làm thêm và nhiều suất học bổng đang chờ đón các em. Đồng thời, nhà trường cũng liên kết với các Bộ, ngành, các doanh nghiệp như Bộ Nội vụ, Cục Văn thư Lưu trữ, Sở Nội vụ các tỉnh, Tập đoàn Intracom… để định hướng và giới thiệu việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.

Trang Thu

Nguồn :

Cổng Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Mở Hà Nội

TÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH

MÃ NGÀNH: 7220231

KHOA: TIẾNG ANH

Website: http://tienganhdhm.com 

Ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo những cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ để có thể làm việc một cách có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Cử nhân tiếng Anh tốt nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ có thể:

– Biết ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc biên phiên dịch cũng như giảng dạy tiếng Anh.

– Có khả năng biên phiên dịch Anh-Việt, Việt Anh trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…

– Am hiểu lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam, có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh.

– Có khả năng tiếp cận kiến thức, thông tin đương đại thông qua tiếng Anh để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như trong cuộc sống.

– Có khả năng tự học và học tập liên tục.

Cử nhân tiếng Anh tốt nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội phải có năng lực thực hành tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương đương cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu.

            Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Mở Hà Nội, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ có nhiều cơ hội được theo học các ngành học khác tại Trường Đại học Mở Hà Nội như ngành Luật, ngành Du lịch… theo hình thức Song bằng. Cử nhân tiếng Anh tốt nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để theo học các chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội. 

            Ngoài hệ đào tạo chính quy tập trung, Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội còn có nhiều hệ đào tạo khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Công tác tuyển sinh hệ đào tạo chính quy được thực hiện mỗi năm một lần, theo đợt tuyển sinh đại học của cả nước. Công tác tuyển sinh các hệ khác được thực hiện quanh năm (Bảng 1).

Bảng 1: Thông tin tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội

Loại hình

Đối tượng

tuyển sinh

Hình thức

tuyển sinh

Thời gian

tuyển sinh

Thời gian đào tạo

Đại học hệ Chính qui

Những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Bổ túc TH, THCN, TH nghề).

Thi tuyển

(khối D)

Theo kỳ thi tuyển sinh quốc gia

4 năm

Đại học hệ

Vừa làm vừa học

Những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Bổ túc TH, THCN, TH nghề).

Xét tuyển 

Tháng 06 và tháng 10

4,5 năm

Đại học hệ

Văn bằng 2

Những người đã có 01 bằng tốt nghiệp ĐH.

Xét tuyển

2 năm

Đại học

liên thông

Những người có bằng CĐ đúng ngành.

Xét tuyển

20 tháng

Đại học Song song hai văn bằng

Sinh viên hệ Chính qui thuộc Trường Đại học Mở Hà Nội (các ngành khác ngành Ngôn ngữ Anh).

Xét tuyển

Đầu năm học

3 năm

Nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Mở Hà Nội được Nhà trường giao cho Khoa tiếng Anh, một trong những đơn vị có truyền thống lâu đời nhất trong Nhà trường, được thành lập theo quyết định số 2653/QĐ-TCCB ngày 01/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay sau khi Trường Đại học Mở Hà Nội được thành lập (ngày 03/11/1993).

Trụ cột của Khoa tiếng Anh là các tổ bộ môn, bao gồm tổ bộ môn Thực hành tiếng, tổ bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa và tổ bộ môn Nghiệp vụ. Tổ bộ môn Thực hành tiếng chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học thuộc các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; Tổ bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức ngôn ngữ, bao gồm Ngữ âm thực hành, Ngữ âm lý thuyết (Ngữ âm và âm vị học), Ngữ pháp thực hành, Ngữ pháp lý thuyết, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, và các môn học giới thiệu về văn hoá của các nước nói tiếng Anh, các trào lưu văn học Anh – Mỹ; Tổ bộ môn Nghiệp vụ chịu trách nhiệm giảng dạy các môn Thực hành dịch, Lý thuyết dịch cùng các môn học bổ trợ như Phân tích ngôn bản, và các môn học thuộc nghiệp vụ sư phạm như Phương pháp giảng dạy tiếng Anh.

Một lớp học với giảng viên nước ngoài năm 2023

Bên cạnh các hoạt động đào tạo, các hoạt động phục vụ đào tạo cùng được chú trọng, nổi bật là các Hoạt động nghiên cứu khoa học và các Hoạt động sinh viên. Về hoạt động nghiên cứu khoa học, Khoa luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như đăng ký, thực hiện các đề tài khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cộng tác với một số tờ báo, tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, Khoa còn tổ chức nhiều hội thảo chuyên ngành với sự tham gia của nhiều báo cáo viên đến từ các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Hàng năm, cán bộ giảng viên trong Khoa đều tham gia biên soạn và nâng cấp giáo trình cho phù hợp với yêu cầu mới. Về hoạt động sinh viên, sinh viên theo học tại Khoa luôn được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng của cá nhân. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học như tham gia Hội nghị khoa học sinh viên, sinh viên còn được tham gia nhiều hoạt động Văn-Thể-Mỹ.

Cuộc thi Sinh viên Tài năng – Thanh lịch do Liên chi đoàn Khoa Tiếng Anh tổ chức

Khoa luôn coi trọng việc duy trì và phát triển các câu lạc bộ sinh viên như Câu lạc bộ Aloha (Câu lạc bộ luyện nói tiếng Anh), câu lạc bộ Văn nghệ. Khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho sinh viên như các cuộc thi sinh viên thanh lịch, các cuộc thi hùng biện, Olympic tiếng Anh. Ngoài ra, Khoa cũng quan tâm đến hoạt động hợp tác quốc tế. Khoa đã thiết lập quan hệ liên kết và hợp tác đào tạo với nhiều trường trường đại học trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các trường đại học Mở trong khu vực. 

Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội Khai Giảng Chào Mừng Năm Học Mới 2023

Hòa trong không khí tưng bừng phấn khởi của mùa khai trường, sáng ngày 19/9/2023, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2023.

Sau phần đọc thư gửi ngành Giáo dục của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, TS. Hoàng Xuân Hiệp gửi lời chúc mừng đến các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn Tân sinh viên đại học khóa 4 và cao đẳng khóa 15. Đồng chí cho biết “Môi trường đào tạo Đại học có rất nhiều điểm khác biệt với so với đào tạo cấp 3, đòi hỏi các bạn sinh viên phải tập trung, nỗ lực phấn đấu. Với hình thức đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp các em không chỉ học tập trên sách vở mà còn phải tìm hiểu thực tế doanh nghiệp ngay từ năm thứ 1, 2. P hải “lấy tự học làm cốt”, hay “chuyển đổi quá trình đào tạo thành tự đào tạo”, phải có tư duy để bắt kịp với thực tiễn của DN. Thầy nhấn mạnh “Trên con đường đi đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thời đại cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) không có chỗ cho những người chậm chạp, ỷ lại, chờ mong vào sự may mắn. Các Em phải sống có trách nhiệm, sống tự chủ và biết làm chủ cuộc đời mình; hãy tự làm giàu thêm hành trang của mình không chỉ bằng tri thức, kỹ năng chuyên môn, tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế mà còn bằng tình bạn, bằng sự sẻ chia, bằng các mối quan hệ xã hội. Chủ động trang bị cho mình khả năng thích ứng cao với sự thay đổi, sẵn sàng đối diện với những thách thức, thậm chí những biến cố trong cuộc đời và tìm cách giải quyết chúng.

TS. Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng HTU phát biểu khai mạc buổi Lễ

Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, trước khi năm học 2023 – 2023 khai giảng, Nhà trường đã thực hiện khảo sát SV tốt nghiệp Cao đẳng năm 2023. Theo đó, 94% sinh viên ra trường có việc làm ngay (trong đó 100% SV ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – Điện tử có việc làm), 9% học lên trình độ cao hơn, 4% tự khởi nghiệp để kinh doanh. Qua 1 năm, các bạn SV đều được làm ở cấp quản lý, QC, nhân viên kỹ thuật với mức thu nhập bình quân 7,78 tr/người/tháng. Thu nhập cao nhất thuộc về các bạn học ngành Công nghệ May với mức lương 50 triệu/tháng; Thu nhập bình quân của ngành Công nghệ thời trang 9,7tr/người; Công nghệ Sợi – Dệt 8tr/tháng. Nhiều bạn sinh viên khi được phỏng vấn khảo sát cho rằng điều tiếc nuối nhất của các bạn là trong quá trình học các bạn chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng của tiếng Anh, tin học, kỹ năng sống nên thu nhập đang bị hạn chế đến 50%. Qua kết quả khảo sát có 2 điều TS Hiệp nhắn nhủ với các bạn sinh viên trong trường.Kết thúc bài diễn văn TS. Hoàng Xuân Hiệp bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tập đoàn Dệt May Việt Nam, đồng chí Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Trường đã luôn chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người trong thời gian vừa qua. Cảm ơn sự đồng hành của các DN, đối tác trong ngành, sự cống hiến của các thế hệ giảng viên đối với sự phát triển của trường trong những năm qua.Thứ nhất, sinh viên khóa Đại học đầu tiên của trường tốt nghiệp vào năm 2023 chắc chắn sẽ có thu nhập cao hơn so với các anh, chị sinh viên Cao đẳng đã tốt nghiệp trước đó, bởi các em được nhà trường trang bị các kiến thức tư duy, kỹ năng mềm rất tốt.

Thứ hai, Để đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp, nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh các em cần nỗ lực trong học tập,đặc biệt chú ý trang bị tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế

Ông Lê Tiến Trường – Phó Bí thư Đảng ủy, TGĐ Vinatex, Chủ tịch HĐT đánh trống khai giảng năm học 2023 – 2023

Phần trình bày bài giảng gồm 3 nội dung: Vai trò và thách thức của ngành Dệt May; Công nghệ có thể làm thay thế con người; CMCN4.0 với doanh nghiệp, lao động và việc làm mới. Với quy mô dự kiến năm 2023 xấp xỉ 40 tỷ USD, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về KNXK đối với mặt hàng dệt may. Hiện nay, số lượng lao động trong ngành khoảng 3 triệu lao động, tăng trưởng khoảng 10%, cao hơn trung bình tất cả các ngành chế biến, chế tạo. Theo ông Lê Tiến Trường, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra, nhu cầu về lao động có qua đào tạo đối với ngành Dệt May sẽ tăng cao trong những năm tới. Tuy nhiên, đến năm 2030, Việt Nam sẽ qua thời kỳ dân số vàng, do đó sẽ có cạnh tranh về lao động, thậm chí có thể thiếu lao động, và ngành Dệt May không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Do vậy, các DN dệt may cần có những chiến lược, cũng như có sự liên kết đối với các trường có đào tạo ngành Dệt May như HTU, để giúp các DN vượt qua khó khăn về nguồn nhân lực có đào tạo.

Ông Trường nhắn nhủ: Các em sinh viên không được để 4 năm học Đại học “lãng phí”, phải học để khi ra trường làm việc được ngay, phải trang bị những kỹ năng cho riêng mình, đó là kỹ năng về kiến thức, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ bởi công việc hiện nay đã có những đòi hỏi rất khác so với những năm trước đây. Lấy dẫn chứng từ ví dụ thực tiễn, ông Lê Tiến Trường cho rằng, sinh viên Đại học không phải ai cũng học được đúng ngành nghề yêu thích, hay có niềm thích với nghề mình lựa chọn. Vì vậy, việc tạo ra niềm say mê trong quá trình học là điều tiên quyết để dẫn tới thành công, bên cạnh việc không ngừng nỗ lực, trau dồi kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ. “Ba chân kiềng ấy nếu thiếu đi một sẽ không thể thành công”.

Đ/c Nguyễn Thu Phượng – Phó Hiệu trưởng Nhà trường trao Học bổng cho Thủ khoa đầu vào năm học 2023 – 2023

Mùa tuyển sinh năm 2023 hơn 1.400 sinh viên hệ đại học và cao đẳng đã nhập học vào Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội để tiếp tục theo đuổi những đam mê, định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, trong đó có nhiều em đạt kết quả cao. Nhà trường đã tuyên dương và khen thưởng thủ khoa cho em Đỗ Thị Thanh lớp DHM10_K4 .

Tại buổi Lễ, đại diện các doanh nghiệp đã trao học bổng cho Quỹ học bổng doanh nghiệp của Trường với số tiền hơn 670 triệu đồng. Bao gồm: 61 suất học bổng trị giá 5 triệu đồng/ sinh viên, tương đương 305 triệu đồng, cùng với đó là 35 suất học phí của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG trị giá 365 triệu đồng dành cho sinh viên có hộ khẩu tại Thái Nguyên. Các doanh nghiệp, tổ chức trao học bổng trong Lễ khai giảng gồm: Công đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, công ty CP Hợp tác lao động và Thương mại, Công ty CP May Hưng Việt, Công ty CP May và Dịch vụ Hưng Long, Công ty cổ phần thời trang phát triển cao, Công ty TNHH – KHKT Texhong Ngân Hà, Công ty TNHH P.I.T VINA, Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, Công ty TNHH thương mại quốc tế Mỹ Hào (Uster), Trường KHKT Song Hỷ Tuyền Châu – Trung Quốc, Công ty CP phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối, Công ty Cổ phần kết nối – Châu Âu, Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam, Công ty Cổ phần may Nam Định, CTCP – Tổng Công ty may Đáp Cầu, Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Thái Bình, Công ty Cổ Phần Tiên Hưng, Công ty TNHH May Tinh Lợi, Công ty TNHH May mặc An Thắng, Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Ninh Bình, Chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam, nhà máy Sợi Vinatex Nam Định.

Đại diện cho hơn 300 cán bộ, giảng viên Nhà trường, đồng chí Lê Thị Kim Tuyết-Giảng viên Khoa Kinh tế xin hứa sẽ cố gắng không ngừng học tập trình độ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm giảng dạy năm học 2023-2023 đóng góp sự phát triển của nhà trường.

sinh viên khóa mới, tân sinh viên Trần Thu Hiền, Lớp DHM2-K4 đã bày tỏ niềm xúc động, tự hào khi được trở thành sinh viên trường HTU. Đồng thời, hứa quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện.

Lễ Khai giảng năm học mới 2023-2023 kết thúc tốt đẹp trong niềm vui và phấn khởi của các cán bộ, giảng viên, công nhân viên và đăc biệt là các em tân sinh viên. Chắc chắn không khí tươi vui trong ngày khai trường sẽ là động lực để các sinh viên hoàn thành tốt chặng đường học tập tại ngôi nhà chung mang tên Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

Tổng Hợp Các Trường Đại Học Ở Hà Nội

Ở Hà Nội hiện nay có bao nhiêu trường Đại Học, Khối A, Khối B, Khối C, Khối D… Các trường Đại Học ở Hà Nội hiện nay – chi tiết: các trường Đại Học ở Hà Nội xét tuyển theo khối

Ngoài những trường Cao Đẳng hệ chính quy, Hà Nội là một thành phố lớn với rất nhiều trường Đại Học trọng điểm. Ở bài viết này, chúng tôi chia sẻ thống kê tất cả các trường Đại Học nằm trên địa bàn Hà Nội (mới nhất, cụ thể nhất)

Khối A:

1. Đại Học Ngoại Thương ( Cơ sở phía Bắc ) 2. Học Viện An Ninh Nhân Dân 3. Đại Học Sư Phạm Hà Nội 4. Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự – Hệ quân sự KV Miền Bắc 5. Đại Học Dược Hà Nội 6. Học Viện Hậu Cần – Hệ quân sự KV miền Bắc 7. Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 8. Đại Học Luật Hà Nội 9. Đại Học Dầu Khí Việt Nam 10 Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 11. Học Viện Ngoại Giao 12. Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự – Hệ quân sự KV Miền Bắc 13. Đại Học Bách Khoa Hà Nội 14. Khoa Y Dược ĐH QGHN 15. Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 16. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 17. Trường Sĩ Quan Đặc Công – KV Miền Bắc 18. Học Viện Tài Chính 19. Trường Sĩ Quan Pháo Binh – Hệ quân sự KV miền Bắc 20. Đại Học Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội 21. Đại Học Thương Mại 22. Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 23. Học Viện Hậu Cần – Hệ quân sự KV miền Bắc 24. Đại Học Hà Nội 25. Đại Học Điện Lực 26. Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Bắc ) 27. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc ) 28. Đại Học Mỏ Địa Chất 29. Khoa Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 30. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông ( Phía Bắc ) 31. Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 32. Khoa Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 33. Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 34. Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã 35. Đại Học Kiến Trúc Hà Nội 36. Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 37. Trường Sĩ Quan Đặc Công – KV Miền Nam 38. Học Viên Chính Sách và Phát Triển 39. Đại Học Thủy Lợi ( Cơ sở 1 ) 40. Đại Học Lao Động – Xã Hội ( Cơ sở Hà Nội ) 41. rường Sĩ Quan Pháo Binh – Hệ quân sự KV miền Bắc 42. Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 ) 43. Viện Đại Học Mở Hà Nội 44. Đại Học Lao Động – Xã Hội ( Cơ sở Sơn Tây ) 45. Đại Học Công Đoàn 46. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 47. Học Viện Ngân Hàng 48. Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 49. Đại Học Công Nghiệp Việt Hung

Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội

post on 2023/07/09 by Admin

Trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo chương trình đại học với 7 ngành theo mô hình chuỗi dệt may hoàn chỉnh. Tọa lạc trên mảnh đất Cổ Lễ với 1000 năm lịch sử, là ngôi trường giàu truyền thống.

Ra đời từ 50 năm trước, tiền thân là trường bồi dưỡng nghiệp vụ may 1967. Qua nhiều giai đoạn phát triển 2023 trường đã chính thức được nâng cấp lên đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.

Trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội

Với tâm lý là trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành để đồng hành cùng với doanh nghiệp. Trường đã tiếp tục nghiên cứu và ra mắt chương trình đào tạo theo ứng dụng đạt chuẩn quốc tế.

Sinh viên được tiếp cận gần nhất các kiến thức hiện đại. Thông qua đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết.

Theo giáo trình, học liệu mới nhất hàng năm. Đại học dệt may Hà Nội là trường duy nhất đào tạo với 7 ngành theo chuỗi dệt may hoàn chỉnh bao gồm.

1.Ngành công nghệ sợi, dệt

2.Ngành thiết kế thời trang

3.Ngành công nghệ may

4.Ngành marketing thời trang

5.Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí

6.Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

7.Ngành quản lý công nghiệp

Cơ sở vật chất trường đại học dệt may Hà Nội

Với phương châm không đánh đổi chất lượng với bất kỳ thứ gì. Trường tập trung mọi nguồn lực để đào tạo ra những sinh viên không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có tư duy sáng tạo.

Hứa hẹn sẽ là những người quản lý giỏi trong môi trường hội nhập quốc tế.

Tại đại học dệt may Hà Nội sinh viên được đào tạo theo đúng môi trường doanh nghiệp từ khi còn học tập, nghiên cứu tại nhà trường.

Qua đó giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đạt chuẩn chuyên môn theo yêu cầu doanh nghiệp và tự tin với năng lực ngay sau tốt nghiệp.

Trong quá trình đào tạo nhà trường luôn thực hiện phương châm gắn lý thuyết với thực hành. Thực tập tại các doanh nghiệp dệt may tiên tiến đầu ngành.

Trường có hẳn một trung tâm sản xuất dịch vụ tại trường với quy mô 500 lao động.

Nơi chỉ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc. Tại đây các cán bộ đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm.

Các ngành tốt nhất đại học dệt may Hà Nội

Ngành công nghệ may: sinh viên ngành công nghệ may được học tập và nghiên cứu trong môi trường chuyên nghiệp, thiết bị hiện đại ngang tầm doanh nghiệp.

Các phần mềm thiết kế mẫu, vẽ sơ đồ, quản lý sản xuất và nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngay trong quá trình học tập sinh viên đã được thực tập trên các máy móc doanh nghiệp.

Vì thế sau khi ra trường sinh viên hoàn toàn tự tin làm việc ở các vị trí như:

Thiết kế mẫu, nhảy mẫu, giác sơ đồ.

Xây dựng tài liệu kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, bảng màu.

Thiết kế dây chuyền máy, thiết kế mặt bằng, nhà máy may công nghiệp

May mẫu, rải chuyền, cân bằng chuyền.

Cải tiến thao tác, cải tiến công nghệ, thiết kế và chế tạo dưỡng.

Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn thiện sản phẩm.

Chuyền trưởng, trưởng ca tại các doanh nghiệp

Ngoài ra còn có thể đảm nhận các vị trí: nhân viên Lean, QC, theo dõi đơn hàng…

Ngành công nghệ sợi dệt: từ năm thứ 2 sinh viên ngành công nghệ sợi dệt được thực hành trực tiếp trên các dây chuyền sợi dệt tại các nhà máy sợi dệt với sự hướng dẫn của các giảng viên. Sinh viên được tiếp cận với các thiết bị thí nghiệm, kiểm soát chất lượng.

Các vị trí sinh viên có thể đảm nhiệm gồm:

Thiết kế công nghệ trong các doanh nghiệp sợi, dệt

Hướng dẫn, kiểm soát trên các dây chuyền sản xuất sợi, dệt vải

Quản lý hệ thống điều hòa, thông gió, các phòng thí nghiệm chuyên ngành sợi, dệt

Phụ trách gian máy, nhóm trưởng, trưởng ca

Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chuyên ngành

Làm việc tại các công ty thương mại kinh doanh các sản phẩm sợi, vải

Ngành quản lý công nghiệp: quản lý công nghiệp trong doanh nghiệp dệt may giúp sinh viên có các kiến thức nền tảng về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý công nghệ.

Ngoài ra sinh viên còn được nghiên cứu chuyên sâu trong doanh nghiệp dệt may như: quản lý bảo trì thiết bị dệt may, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng dệt may, quản trị chuối cung ứng dệt may.

Sinh viên được thực tập các tình huống thực tế trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Và sử dụng các phần mềm để quản lý nhà máy, quản trị doanh nghiệp và quản lý sản xuất.

Học xong có thể làm việc ở các vị trí như:

Quản lý công nghệ thiết bị dệt may

Quản lý đơn hàng

Quản lý kế hoạch sản xuất

Quản lý xuất nhập khẩu

Quản lý nhân sự

Quản lý sản xuất trong nhà máy dệt may

Tổ chức kinh doanh và điều hành doanh nghiệp dệt may

Đại Học Quốc Gia Hà Nội

1 – Năm 1967, năm nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo đã cùng nhau thành lập một tổ chức liên kết của khu vực với tên gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố Băng Cốc, bản tuyên ngôn thành lập ASEAN, đã nêu lên 7 điểm xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định của khu vực. Điểm thứ 4 của bản Tuyên bố còn viết: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”.

Đó là những nội dung thật đáng lưu ý trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Vào thời điểm ấy, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã lên tới đỉnh điểm đối đầu gay gắt, có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. ở Đông Nam Á, vào năm 1967 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ đang ở cường độ khốc liệt nhất. Mỹ đã đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Đông Nam Á bị phân hoá và đối đầu nhau gay gắt. Dù ở những mức độ khác nhau, năm nước ASEAN đều đứng về phía Mỹ, còn ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và thắng lợi ngày càng tỏ rõ là thuộc về họ.

Trong bối cảnh như thế, những nhà thành lập ASEAN mong muốn Hiệp hội sẽ là một tổ chức của khu vực Đông Nam Á, để người Đông Nam Á ngày càng làm chủ vận mệnh của mình, thoát dần sức ép từ các nước lớn ngoài khu vực. Đây không phải những ý tưởng mong muốn lần đầu tiên, trước đó họ đã từng có nhưng không thành với những Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (1.1959), Hội Đông Nam Á (ASA, 7.1961) và MAPHILINDO (Malaixia,Philippin, Ụnđônêxia, 8.1963). ASEAN đã đứng vững và tồn tại, hơn nữa đã có sự mở rộng và phát triển, nhưng sự mở rộng thật sự của ASEAN chỉ có từ nửa sau những năm 90 thế kỷ XX, khi thế giới và khu vực Đông Nam Á có những biến chuyển to lớn – chiến tranh lạnh chấm dứt và Trật tự hai cực Ịalta tan rã. Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tiếp theo năm 1997 là Lào, Myanma và năm 1999 Campuchia trở thành thành viên của ASEAN. Vào thời điểm ấy, tất cả 10 nước Đông Nam Á đều cùng nhau đứng chung trong một tổ chức khu vực. Như thế, điểm thứ 4 của Tuyên bố Băng Cốc 1967 đã trở thành hiện thực, có lẽ đã vượt những mong muốn của các nhà sáng lập ASEAN.

Tuy nhiên, sự mở rộng của ASEAN cho tới nay cũng đã bộc lộ những tồn tại, trong đó có phần của chính sự phát triển.

Ba là, tháng 5/2002 Đông Timo tuyên bố độc lập sau khi tách ra từ tỉnh thứ 27 của Inđônêxia, trở thành nước Cộng hoà dân chủ Đông Timo với diện tích 14.000km2 và dân số khoảng 760.000 người. Đông Timo đã xin gia nhập ASEAN. Vì nhiều lý do, cho tới nay nước này chưa đủ điều kiện để trở thành thành viên của ASEAN, như Đông Timo chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao và tiến hành hợp tác với tất cả các thành viên của ASEAN. Tuy nhiên, cùng với Papua New Guinea, Đông Timo được tham dự ASEAN với tư cách là quan sát viên đặc biệt.

2- Hai nguyên tắc quan trọng nhất trong thực tiễn hoạt động của ASEAN là “Đồng thuận” và “Không can thiệp”. Hai nguyên tắc này thật sự có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong 40 năm qua, và đã tránh cho nó sự “chết yểu” như những SEAFET, ASA và MAPHILINDO. Nhờ đó, đã tạo nên sự liên kết mềm dẻo, hợp tác bình dẳng giữa các nước thành viên dù có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, sự khác biệt về hệ tư tưởng, các giá trị văn hoá, nhất là về trình độ phát triển và cả quy mô dân số, diện tích lãnh thổ. Nguyên tắc nhất trí (Musyawarah) là do Tổng thống Inđônêxia Suharto đưa ra vào những năm 1960 và được các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành(1), là phù hợp với Đông Nam Á trên nhiều khía cạnh, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại do những xung đột về lợi ích thường có các căn nguyên lịch sử dẫn tới những nghi kỵ, thiếu tin cậy lẫn nhau, nhất là với nhiều nước thành viên gia nhập từ sau năm 1995.

Hai nguyên tắc này đã đưa tới những thành công to lớn của ASEAN, được thế giới đánh giá như tổ chức khu vực có kết quả nhất trong các nước đang phát triển. Hai nguyên tắc đã giúp các nước ASEAN cùng nhau vượt qua các khó khăn, biết chờ đợi cùng nhau trong nhiều năm qua. Không những thế, chúng còn giúp ASEAN có sức hấp dẫn lớn như một thực thể mềm dẻo, uyển chuyển để lôi cuốn các quốc gia ngoài khu vực, kể cả các cường quốc tham gia các hoạt động cùng ASEAN. Đó là những ASEAN +3, ASEAN +1, những AFTA và ARF… được thế giới dành nhiều sự quan tâm.

Tuy nhiên, những nguyên tắc này lại có những “mặt trái” của nó. Nguyên tắc đồng thuận đòi hỏi sự nhất trí hoàn toàn của các nước thành viên khi thông qua các quyết định của Hiệp hội, nhưng điều đó cũng “có ý nghĩa là mỗi nhà nước thành viên đều có quyền phủ quyết tất cả các quyết định của ASEAN”(2). Vì vậy, các quyết định đưa ra có thể bị trì hoàn, kéo dài trong nhiều năm hoặc khó có thể có sự mạnh mẽ.

Như tên gọi của ASEAN là một hiệp hội, nên tính chất và cơ cấu của nó là lỏng lẻo, là một liên kết hợp tác. Việc thực hiện các cam kết là do các nhà nước thành viên quyết định, tự chịu trách nhiệm và lại được “bảo vệ” bằng nguyên tắc “không can thiệp”. Có thể đưa ra nhiều dẫn chứng về điều này, như trường hợp của Mianma.

Khi kết nạp nước này, các nước ASEAN hy vọng tình hình ở Mianma sẽ nhanh chóng được thay đổi theo chiều hướng mở rộng dân chủ. Nhưng cho tới nay, tình hình hầu như không thay đổi, ngoại trừ những hứa hẹn về soạn thảo hiến pháp, triệu tập quốc hội… và Aung San Suu Kyi, người đứng đầu phe dân chủ đối lập, vẫn trong trình trạng bị quản thúc, có lúc còn bị giam cầm như cuối tháng 5/2003. Trước sức ép của quốc tế, chính quyền quân sự Mianma đã tiến hành một số chương trình tự do kinh tế, nhưng đó chỉ là sự phát triển bề ngoài chỉ có lợi với ít người, còn đối với đa số người dân Mianma, nhất là nông dân ở các vùng nông thôn, thì những hoạt động này chẳng mang lại lợi ích gì cả (3). Tình hình không có gì thay đổi ở Mianma đã làm cho Thủ tướng Malaixia Mahathir Mohamad – người từng nhiệt thành đề nghị ASEAN kết nạp Mianma – có lúc (như vào năm 2003) cũng hết kiên nhẫn đòi khai trừ Mianma ra khỏi ASEAN. Nhưng cũng lại thật khó bởi việc khai trừ lại phải được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, vả lại khi đó người Thái Lan lại đưa ra chủ trương”can dự mang tính xây dựng” đối với Mianma. Gần đây, tháng 4/2007 Mianma và CHDCND Triều Tiên đã ký hiệp định thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1983 Mianma đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng sau vụ nước này cho nổ bom làm thiệt mạng 18 quan chức Hàn Quốc, trong đó có một Phó thủ tướng và 3 Bộ trưởng)(4). Có nhiều nguyên nhân đã đưa tới sự kiện này, và một vài nước ASEAN cho rằng đây là điều không bình thường(5).

ASEAN có cơ chế lỏng lẻo và không có ý định trở thành một liên minh của những đồng minh chiến lược. Như thế sự gắn bó giữa các nước thành viên là có mức độ nhất định. Đã xảy ra những “sự cố” tranh chấp ở Biển Đông thì tình hình chung hầu như là “ai lo phận nấy”. Như Thủ tướng Xingapo Gôchốctông từng phát biểu trong diễn văn khai mạc tại AMM lần thứ 26 ngày 23/7/1993: “ASEAN không và sẽ không là một hiệp ước quân sự. Mỗi thành viên phải luôn gánh vác trách nhiệm chính đối với sự phòng thủ về an ninh của mình” (6).

Vào tháng 12/1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Cuala Lămpua, các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng “Tầm nhìn ASEAN năm 2023” và sau đó là Hiệp ước Bali II (năm 2003) nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: kinh tế, an ninh – chính trị và văn hoá – xã hội. Như thế, ASEAN sẽ phải có một sự điều chỉnh lớn từ “Hiệp hội” hướng tới một “Cộng đồng”. Đó là một sự điều chỉnh quan trọng “để ASEAN sẽ là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á hướng ngoại, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” (7). Đó là những ý tưởng tốt đẹp, có cân nhắc phù hợp với truyền thống lịch sử, những giá trị văn hoá và đặc điểm chính trị của các nước thành viên. Rõ ràng đây mới chỉ là những đường hướng chính yếu nhất của một cộng đồng ASEAN trong tương lai và chắc rằng ASEAN còn phải làm rất nhiều việc trên nhiều bình diện. Mọi lời giải đáp đều còn ở phía trước.

3- Với 10 quốc gia ở Đông Nam Á, ASEAN hiện nay có quy mô dân số gần 500 triệu người, tổng diện tích lãnh thổ 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại đạt 720 tỷ USD, ASEAN đã trở thành một đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và là khu vực phát triển kinh tế năng động trong nền kinh tế thế giới.

Ngày nay, sau 40 năm ra đời, trong lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Một là, điều đầu tiên trong Tuyên bố Băng Cốc (1967) thành lập ASEAN đã chủ trương: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng”.

Hợp tác phát triển là một mục tiêu quan trọng nhất, là một cơ sở có ý nghĩa quyết định nhất của sự thành lập ASEAN, được nhấn mạnh nhiều lần trong Tuyên bố Băng Cốc. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể nói trong khoảng hai thập niên đầu sau ngày ra đời, sự hợp tác phát triển về kinh tế của ASEAN là khá mờ nhạt, hầu như chưa có gì đáng kể. Phải tới đầu những năm 1990 sau chiến tranh lạnh, sự hợp tác phát triển kinh tế của các nước ASEAN mới thật sự bước vào giai đoạn mới với hai văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư (1/1992) tại Xingapo: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (COPT), và thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Hai là, sau nhiều năm cố gắng liên tục, các nước ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và hợp tác phát triển. Trong văn kiện “Tầm nhìn ASEAN năm 2023”, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đánh giá chung như sau: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, như tỷ lệ tăng trưởng cao, sự ổn định và thuyên giảm đáng kể tỷ lệ nghèo trong mấy năm qua. Các nước thành viên đã có được khối lượng thương mại và luồng đầu tư lớn nhờ có nhiều biện pháp tự do hoá đáng kể”. Những cố gắng đầu tiên trong hợp tác phát triển giữa các nước ASEAN được triển khai theo bốn lĩnh vực là: Tiến hành hợp tác về các hàng hoá cơ bản, đặc biệt là lương thực và năng lượng; Hợp tác để xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn; Hợp tác về thương mại, xác lập các thỏa thuận ưu đãi coi đó như mục tiêu lâu dài, tăng cường buôn bán nội khối và mở rộng thị trường ở ngoài khu vực; hợp tác khoa học công nghệ nhằm tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đa dạng hoá xuất khẩu.

Ngày nay, ASEAN đã và đang phấn đấu trở thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Mặc dầu vấp phải những khó khăn không nhỏ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tích trên hai lĩnh vực này. Về AFTA, đã hoàn thành từ 2003 đối với các nước thành viên cũ và có phần kéo dài thêm đối với các thành viên mới – 2006 đối với Việt Nam, 2008 Lào và Mianma và 2010 là Campuchia. Theo đó, tổng số lượng lưu thông hàng hoá của các nước trong khu vực đã tăng rõ rệt đến cuối những năm 1990, riêng năm 1999 chiếm 22,5% tổng số xuất khẩu và 33,4% nhập khẩu các nước thành viên (8). Tháng 10/1998, Hiệp định khung về thành lập khu vực đầu tư ASEAN đã được ký kết. Khu vực đầu tư ASEAN bao gồm lãnh thổ tất cả các nước thành viên của Hiệp hội, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, trên cơ sở cung cấp cho các nhà đầu tư kế hoạch phát triển quốc nội, ưu đãi thuế quan và bãi bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc… là những nhà đầu tư chính vào các nước ASEAN. Riêng Nhật Bản, năm 1985 có 292 dự án đầu tư trực tiếp ở 5 nước ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Philippin và Xingapo) với tổng số vốn 9,3 tỷ USD. Ba năm sau, số dự án đầu tư của Nhật Bản ở các nước này đã tăng gấp 3 lần với 825 dự án và tổng số vốn đầu tư là 27,1 tỷ USD (9).

Từ thiết chế ASEAN + 3 cũng như ASEAN + 1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) được thiết lập năm 1999, từ năm 2001 các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) trong thời hạn 10 năm, cũng như tiếp tục với các đối tác khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ… Những cố gắng theo hướng này là nhằm khắc phục tình trạng “Đông Á là khu vực sôi động nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhưng về mặt tự do hoá thương mại lại rất lạc hậu, đến nay vẫn chưa thiết lập được khu vực mậu dịch tự do sánh ngang tầm Âu – Mỹ” (10). So với các mối quan hệ khác thì quan hệ ASEAN – Trung quốc có những bước phát triển khá mạnh. Nhằm cụ thể hoá cho sự phát triển của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN như một cơ hội kinh doanh mới khai thác thị trường rộng lớn này, tháng 7/2006 tỉnh Quảng Tây đã đề ra phương án hợp tác kinh tế khu vực “một trục hai cánh” Trung Quốc – ASEAN do hai mảng lớn là Khu kinh tế xuyên Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông, và một Trục giữa là Hành lang Nam Ninh – Xingapo hợp thành. Gần đây, báo chí Trung Quốc tỏ ra quan tâm tới phương án này. Theo đó, các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam sẽ trở thành tuyến đầu, người gánh vác trách nhiệm chủ yếu thực hiện sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò chủ đạo trong sự hợp tác. Bởi đối với thị trường ASEAN to lớn và phức tạp các doanh nghiệp vừa và nhỏ “thuyền nhỏ dễ xoay đầu”, có tiềm lực phát triển không thể tính hết(11). Đã ba lần tỉnh Quảng Tây tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Trung Quốc và ASEAN, và gần đây nhất là tháng 4/2007 “Diễn đàn phát triển đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc – ASEAN” đã được tổ chức tại Nam Ninh (Quảng Tây) với sự tham gia của nhiều chuyên gia và 360 đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN.

Trước hết, ASEAN là một tổ chức có cơ cấu và thể chế lỏng lẻo dựa trên hai nguyên tắc hoạt động chính là “đồng thuận” và “không can thiệp”. Đây là sự khác biệt với Liên minh châu Âu (EU) và ngay cả với Thị trường chung Châu Âu (EEC) trước đó. ở khía cạnh tích cực, cơ cấu lỏng lẻo ấy đã dẫn tới sự hình thành và tồn tại trong 40 năm qua của ASEAN, nhưng ở khía cạnh khác lại làm cho những chương trình, kế hoạch hợp tác thiếu mạnh mẽ hoặc kéo dài chậm lại. Những cam kết giữa các nước thành viên của Hiệp hội không có tính chất bắt buộc cưỡng chế hoặc phải cùng lo chung. Trước những khó khăn dù về kinh tế hay an ninh, thường các nước thành viên phải “tự lo”. Như nhận định của Jusus Estanislao, nguyên Bộ trưởng tài chính Philippin và là Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á, về ASEAN trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997: “Khủng hoảng khu vực ảnh hưởng tới tất cả các nước thành viên ban đầu của ASEAN, nhưng các biện pháp lại chủ yếu mang tính chất quốc gia. Như vậy là ASEAN không có vai trò gì và rõ ràng là cái cơ chế mang tính chất thể chế của ASEAN không còn đủ sức đưa ra bất kỳ một biện pháp khu vực nào(12).

Hai là, sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung của toàn Hiệp hội có lúc còn là một tồn tại không nhỏ. Các nước thành viên thường quan tâm trước hết và chủ yếu là lợi ích quốc gia. Đây là điều thường thấy và dễ hiểu, nhưng phải chăng đây không chỉ là những lợi ích cụ thể của một trường hợp nhất định mà còn bắt nguồn từ sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng và sự thiếu tin cậy lẫn nhau từ quá khứ lịch sử. Đã xảy ra những hiện tượng “xé rào”, khi buôn bán trong nội bộ ASEAN tiến triển chậm chạp, một số nước thành viên đã ký kết với các đối tác bên ngoài lập nên khối thương mại song phương (FTA) như Xingapo đã ký FTA với New Zealand, Australia, Nhật Bản; Thái Lan đã ký với Baranh, Australia.. (13) . Hậu quả là có thể gây nên những mâu thuẫn giữa các nước thành viên và cả tiến trình liên kết khu vực.

Ba là, các nước thành viên đều có nhận thức chung ASEAN là “sân chơi” cần thiết, nhất là vào lúc ban đầu. Nhưng mức độ cố kết, tính chất liên kết của ASEAN sẽ như thế nào trong tương lai, kể cả tương lai gần. Hiện tại, cơ chế của ASEAN khá lỏng lẻo, áp dụng phương thức hiệp thương để giải quyết những bất đồng giữa các nước thành viên. Nhưng nếu ASEAN trở thành một thực thể pháp định, có quyền lực (như thực hiện cấm vận) với các thành viên vi phạm các cam kết thì có thể có nguy cơ lớn dẫn tới sự tan rã của Hiệp hội. Từ Đại công báo (Hồng Kông) số ra ngày 12/4/2007 đã có lưu ý: “Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, nhiều khả năng sẽ xuất hiện tình trạng các nước ASEAN cân nhắc lợi ích của mình trong tổ chức ASEAN”, và “nếu như cơ chế được thực hiện nghiêm ngặt hoá, chế độ thái quá, sẽ không đóng nổi vai trò đoàn kết nội bộ, mà còn khiến cho tổ chức ASEAN lâm vào tình trạng giải thể”(14). Cái thật khó của ASEAN là cần tăng cường tính đoàn kết trong ASEAN như nhiệm vụ quan trọng hiện nay, lại vừa nâng tầm phát triển của Hiệp hội cũng như kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các quốc gia và lợi ích chung của Hiệp hội.

4- Vì nhiều nguyên nhân như các vấn đề lịch sử, vị trí địa – chiến lược, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế…, hoà bình an ninh luôn là vấn đề có ý nghiã quan trọng hàng đầu đối với khu vực Đông Nam Á và các nước ASEAN. Cũng rõ ràng, hoà bình an ninh là một yếu tố trước hết của sự ra đời của tổ chức ASEAN, và cũng là mối quan tâm thường xuyên của ASEAN với những cố gắng không ngừng.

Nhìn lại, trong suốt 40 năm qua các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, ASEAN đã có nhiều tuyên bố và văn kiện quan trọng về lĩnh vực này. Đó là “Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập “cho khu vực Đông Nam Á (ZOPFAN, 11.1971), “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á” và “Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” (2.1976), “Tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao ASEAN về Biển Đông” (7.1992)… Đó là những văn kiện nổi tiếng.

Kể từ đó cho tới nay, ARF đã tiến hành được 13 cuộc hội nghị và đã thu được những tiến bộ và thành tích quan trọng.

Đó là, theo thoả thuận chung cứ vào tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm, ARF tiến hành các cuộc hội nghị thường niên ngay sau hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) và hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng (PMC). Tự thân sự định kỳ ấy nói lên sự tin cậy, sự hưởng ứng hợp tác của các nước tham gia nhằm duy trì hoà bình an ninh khu vực.

Từ 18 thành viên lúc đầu, tới nay số lượng thành viên ARF đã lên tới 26 quốc gia. Những thành viên mới gần đây là Campuchia, Mianma, ấn Độ, CHDCND TriềuTiên, Mông Cổ, Pakixtan, Đông Timo và Băng-la-đét. Riêng Việt Nam và Lào từ quan sát viên đã trở thành thành viên chính thức của ARF.

Có lẽ trong số các tổ chức khu vực hiện nay, ARF là tổ chức duy nhất có sự tham gia của hầu hết các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc và ấn Độ… ARF đã tạo được sự hấp dẫn, sự quan tâm của các nước, kể cả các nước lớn.

Cùng với việc xác định cơ cấu và nguyên tắc hoạt động, ARF đã đề ra một lộ trình gồm 3 giai đoạn nhằm duy trì, củng cố nền hoà bình an ninh khu vực. Đó là: thúc đẩy “Xây dựng lòng tin”; thực hiện “Ngoại giao phòng ngừa”; và xem xét các cách “Giải quyết các cuộc xung đột”. Mỗi giai đoạn đã soạn thảo những nội dung biện pháp chính. Việc phân chia ba giai đoạn mang ý nghĩa tương đối, không phải là theo tuần tự một cách cứng nhắc.

Trong bối cảnh ở khu vực Đông Nam Á chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF là một sáng kiến đặc sắc, tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau có ý nghĩa như tạo nên sự cân bằng kiềm chế những nguy cơ đe doạ hoà bình ổn định khu vực.

Nhưng trải qua hơn 10 năm, ARF cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Trước hết, ARF chỉ là một diễn đàn, không phải là một thiết chế tổ chức với những quy định có tính bắt buộc. Mọi vấn đề chỉ dừng lại ở những trao đổi bày tỏ hoặc những thoả thuận không bắt buộc. ARF chưa xây dựng được một cơ chế hợp tác để đối phó kịp thời với những bất ổn. Đã xảy ra nhiều trường hợp, ARF tỏ ra lúng túng thậm chí bất lực do những ràng buộc của các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp hoặc không đối đầu với những vấn đề nhạy cảm. Hoặc hơn 10 năm đã qua, ARF vẫn ở giai đoạn 1 của lộ trình 3 giai đoạn. Lại nữa, ARF đã có đủ sức mạnh và uy tín chưa để đảm bảo an ninh trong nội bộ vấn đề hàng đầu của nhiều nước ASEAN; hoặc làm chủ tình hình khu vực Đông Nam Á, không bị lệ thuộc vào các nước lớn ngoài khu vực ?

40 năm qua, ASEAN đã có những cố gắng to lớn và những thành công vang dội trong xu thế chung của thế giới và thời đại là hoà bình an ninh và hợp tác phát triển với những đặc điểm và phong cách Đông Nam Á. Nhưng cũng rất rõ ràng, ASEAN còn không ít khó khăn và thách thức từ chủ quan và khách quan đang và sẽ đối diện với tất cả các nước thành viên trên con đường tiến tới của Hiệp hội trong thế kỷ XXI.

Chú thích

(1) Theo: Nguyễn Duy Quý. Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.40-41.

(2) Phanit Thakun “Những cố gắng hội nhập khu vực Đông Nam Á: Một nghiên cứu về các vấn đề và tiến bộ của ASEAN”. Dẫn theo: sđd, tr.42.

(3) Tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB) (TTXVN), 14.3.2007.

(4), (5) TLTKĐB, 26.5.2007.

(6) Theo: Nguyễn Duy Quý, Sđd, tr.347-348

(7) “Tầm nhìn ASEAN năm 2023”

(8) Svetlana Glinkina. Hình thành liên minh ASEAN qua lăng kính kinh nghiệm của Liên minh châu Ẹu. Trong: “Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.49

(9) Nguyễn Duy Qúy, Sđd, tr.122

(10) ASEAN – Thách thức và cơ hội (TTXVN), Tài liệu tham khảo 9.2003, tr.37.

(11) TLTKĐB (TTXVN), 26.5.2007.

(12) TLTKĐB (TTXVN), 21.20.1998.

(13) Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXỤ. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội, 204, tr.39

(14) TLTKĐB (TTXVN), 20.4.2007

Cập nhật thông tin chi tiết về Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội: Cơ Hội Mới Trong Xét Tuyển Đại Học, Cao Đẳng Năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!