Xu Hướng 5/2023 # Viêm Amidan Không Sốt Có Đáng Lo Không? # Top 11 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Viêm Amidan Không Sốt Có Đáng Lo Không? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Viêm Amidan Không Sốt Có Đáng Lo Không? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hầu hết các trường hợp bị viêm amidan không sốt đều có mức độ nhẹ và chuyển biến tích cực sau khi được điều trị. Tuy nhiên ở một số ít bệnh nhân, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư amidan.

Viêm amidan không sốt – Nguyên nhân do đâu?

Viêm amidan thường xảy ra do nhiễm trùng, đặc trưng bởi triệu chứng amidan sưng đỏ, đau rát, kèm theo sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng hạch ở cổ,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm amidan có thể không gây ra sốt.

Viêm amidan không sốt thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Viêm amidan xảy ra ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh

Viêm amidan thường khởi phát sau mỗi đợt cảm lạnh. Nguyên nhân là do rhinovirus xâm nhập vào niêm mạc và khiến amidan bị nhiễm trùng, sưng viêm. Tình trạng viêm amidan do rhinovirus thường gây sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, rhinovirus có thể gây nhiễm trùng và tổn thương khu trú tại amidan nhưng không hề gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau đầu,…

2. Dấu hiệu của ung thư amidan

Ung thư amidan xảy ra khi tế bào ở cơ quan này phát triển bất thường, gây tăng sản và hình thành khối u ác tính. Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư amidan hầu như không gây đau hay sốt.

Tuy nhiên sự xuất hiện của khối u có thể khiến amidan bị viêm và gây khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống,…

3. Viêm amidan không do nhiễm trùng

Phần các trường hợp viêm amidan đều khởi phát do nhiễm trùng (vi khuẩn/ virus). Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác và không kèm theo tình trạng sốt.

Các nguyên nhân gây viêm amidan không sốt, bao gồm:

Dị ứng (dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với khói thuốc, hít phải phấn hoa, mạt bụi,…): Dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm ở cơ quan hô hấp trên. Viêm họng do dị ứng thường không gây sốt nhưng có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, phát ban da,…

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng acid trào ngược lên vòm họng có thể khiến niêm mạc hầu họng và amidan bị kích thích, gây ra hiện tượng viêm và sưng đau.

Lạm dụng rượu bia: Cồn và các thành phần rượu bia gây tổn thương niêm mạc thực quản, vòm họng và amidan. Trong trường hợp viêm amidan do nguyên nhân này, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng tại chỗ và hiếm khi làm phát sinh triệu chứng toàn thân.

Viêm amidan không sốt có đáng lo không?

Thông thường viêm amidan không sốt thường có mức độ nhẹ hơn so với viêm amidan gây sốt cao (chủ yếu là nhiễm trùng). Vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi phải tình trạng này.

Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, viêm amidan không sốt có thể là dấu hiệu của ung thư amidan. Nếu nhận thấy amidan bị sưng viêm kèm theo tình trạng chán ăn, sụt cân bất thường, khạc nhổ ra máu, vướng khi nuốt, khó thở,… bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để thực hiện chẩn đoán.

Tình trạng chần chừ có thể khiến khối u ác tính phát triển và di căn sang những cơ quan khác. So với giai đoạn đầu, ung thư di căn có tiên lượng sống thấp và dễ gây tử vong.

Điều trị viêm amidan không kèm sốt

Viêm amidan không sốt thường có mức độ nhẹ và dễ điều trị. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có đáp ứng tốt và thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

1. Sử dụng thuốc

Mặc dù không gây sốt nhưng viêm amidan có thể gây ra một số triệu chứng khác như đau họng, ho, nghẹn khi nuốt,… Để làm giảm các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây:

Thuốc giảm đau: Loại thuốc này được sử dụng để cải thiện cơn đau ở họng và đau nhức cơ thể do viêm amidan gây ra. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng, bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen và Diclofenac.

Thuốc giảm ho: Với trường hợp viêm amidan gây ho, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexin, Dextromethorphan,…

Thuốc long đờm: Nếu viêm amidan gây ứ đờm ở cổ họng, bạn nên dùng Acetylcystein, Carbocisteine, Ambroxol,… Tuy nhiên cần chú ý uống nhiều nước khi sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc ngậm thảo dược: Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng viên ngậm thảo dược (cam thảo, bạc hà, đinh hương, gừng,…) để làm các triệu chứng khó chịu ở amidan và cổ họng.

2. Biện pháp điều trị tại nhà

Với các trường hợp viêm amidan nhẹ và không phát sinh triệu chứng toàn thân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:

Ngậm gừng tươi: Gừng tươi chứa hoạt chất Gingerol có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng. Ngậm vài lát gừng tươi trong 20 phút có thể hỗ trợ điều trị viêm amidan do virus gây ra. Ngoài ra các hợp chất thực vật trong dược liệu này còn có tác dụng tiêu đờm và giảm do nhanh chóng.

Trà bạc hà: Tinh chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng gây tê, giảm đau và tiêu viêm. Do đó bạn có thể hãm vài lá bạc hà tươi với nước sôi và uống từng ngụm để làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra.

Mật ong: Uống trực tiếp vài thìa mật ong/ ngày giúp làm giảm tình trạng ho do viêm họng và viêm amidan gây ra. Hoặc bạn có thể pha mật ong với nước chanh ấm để làm dịu amidan bị sưng nóng và cải thiện tình trạng ứ đờm.

Súc miệng với nước muối: Nước muối có đặc tính sát trùng mạnh. Súc miệng với nước muối giúp loại bỏ virus gây nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình điều trị viêm amidan. Ngoài ra thói quen này còn giảm nguy cơ lây nhiễm virus sang các cơ quan hô hấp khác.

3. Chế độ chăm sóc

Bên cạnh đó trong thời gian điều trị viêm amidan không sốt, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc sau đây:

Tránh giao tiếp nhiều và hạn chế la hét khi bệnh khởi phát. Đồng thời cần tránh dùng thức uống lạnh, cà phê, rượu bia và hút thuốc lá.

Hạn chế ăn thực phẩm nóng, cay, nhiều gia vị và khô cứng. Nên bổ sung thức ăn có nhiều dinh dưỡng, lành mạnh và có kết cấu mềm, lỏng,…

Cung cấp 2 – 3 lít nước/ ngày và tăng cường bổ sung nước ép từ rau xanh, trái cây nhằm cân bằng điện giải, bù chất lỏng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Nên giữ khoảng cách với người khỏe mạnh nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Không nên thức khuya, ngủ không đủ giấc và làm việc quá sức trong thời gian điều trị.

Phòng ngừa viêm amidan không sốt bằng cách nào?

Viêm amidan không sốt có thể tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Mặc dù không gây sốt, mệt mỏi,… nhưng viêm amidan vẫn có thể khiến bạn bị đau họng, nghẹn vướng khi nuốt, khàn tiếng, khó thở. Hơn nữa tình trạng tái phát viêm amidan nhiều lần còn tăng nguy phì đại amidan.

Vì vậy sau quá trình chữa trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Tránh tiếp xúc thân mật với người bị cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm.

Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với thiết bị công cộng.

Tập luyện 20 phút/ ngày và xây dựng chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng.

Giữ ấm cho cơ thể và đeo khẩu trang khi ra ngoài – nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Đồng thời nên uống đủ 2 lít nước/ ngày.

Tích cực trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Hạn chế đồ uống lạnh và các loại thực phẩm có khả năng kích thích.

Viêm amidan không sốt có thể thuyên giảm nhanh sau khi được điều trị và chăm sóc. Trong trường hợp nghi ngờ triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh ung thư, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Thai Máy Liên Tục Có Đáng Lo Không?

Theo dõi thai máy là biện pháp đơn giản và hiệu quả để thai phụ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe em bé trong bụng. Nhiều bà bầu lo lắng khi thấy thai nhi máy liên tục, vậy thai máy nhiều có sao không?

1. Dấu hiệu nhận biết thai máy

Khoảng thời gian người phụ nữ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi là khác nhau. Đối với thai phụ mang thai con so, thời điểm bắt đầu là 18 – 20 tuần; với con rạ thì sớm hơn, 16 – 18 tuần. Người mẹ cảm nhận được rõ ràng nhất cử động của thai nhi ở thời điểm sau tuần 28 của thai kỳ. Từ sau tam cá nguyệt II, mẹ bầu có thể cảm thấy thai cử động ít hơn trước, nhưng thực chất, theo diễn tiến bình thường của thai kỳ, cử động của thai nhi đang dần trở nên có “tổ chức” hơn và đi vào ổn định; mỗi cử động tuy chậm hơn nhưng cường độ mạnh và rõ ràng hơn.

Khi sự phát triển của thai nhi theo từng tuần càng lớn, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt hơn thông qua những cử động đạp, quẫy mạnh của bé.

Giai đoạn thai máy đầu tiên (Tuần 7 – 8 thai kỳ): Thời điểm có thể mẹ sẽ chưa cảm nhận rõ rệt những cử động của bé vì giai đoạn này chỉ là những lần thai máy rất nhẹ. Đôi khi còn xảy ra trường hợp: có ngày thai máy thường xuyên nhưng lại có những ngày gián đoạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ không nên quá lo lắng vì mỗi em bé có thời gian biểu và cách vận động riêng, đôi khi những cử động đó chưa đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được.

Giai đoạn thai máy rõ ràng (Tuần 16 – 22 thai kỳ): Đây được xem là giai đoạn thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng và người mẹ có thể cảm nhận được với những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ đến những cử động mạnh và đều đặn hơn. Thời điểm này cũng là lúc mẹ nên học cách theo dõi thai máy để hiểu về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nên theo dõi thai máy vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc tối thiểu 1 lần trong ngày. Mẹ chỉ cần dành ra 30 phút liên tục là có thể đếm được số lần thai cử động. Một lưu ý nhỏ là khi thai ngủ thường không có cử động thai và thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Giai đoạn thai máy mạnh mẽ (Tuần 30 – 38 của thai kỳ): Đây là lúc thai máy biểu hiện mạnh mẽ với những cơn quẫy đạp, xoay trở mình, tay chân hay cử động toàn thân mà mẹ cảm nhận được. Lúc này, mẹ cũng cần phân biệt để đừng nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung. Gò tử cung làm nguyên vùng bụng cứng lên, tùy mức độ mà còn gây đau, trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng mà thôi.

2. Thai máy liên tục

Thai máy nhiều có tốt không? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi cảm nhận thai nhi cử động, đạp liên tục trong bụng mẹ.

Thai nhi bắt đầu có những cử động từ tuần lễ thứ 8. Tuy nhiên, ban đầu các cử động nhẹ nhàng nên thai phụ hầu như không cảm nhận được. Khi thai nhi phát triển hệ cơ xương khớp, cử động trở nên mạnh hơn và người mẹ dễ dàng cảm nhận cử động này. Thai máy mạnh lên khi thai nhi thức, được kích thích bằng âm thanh, bằng cách lắc nhẹ vào thành bụng. Khi thai ngủ sẽ ít máy hoặc nằm yên. Khi thai thiếu oxy (lượng máu từ mẹ truyền sang bé bị giảm đi) thì thai nhi sẽ máy yếu. Theo dõi cử động thai là cách người mẹ tự theo dõi sức khỏe của bé yêu. Thai của bạn máy mạnh và đều mỗi ngày là tốt. Điều quan trọng là bạn cần khám thai định kỳ theo hẹn để bác sĩ đánh giá sức khỏe của mẹ và thai.

Hiện tượng thai máy xuất hiện rõ ràng hơn từ tuần 16 – 22 tuần tuổi nên thai máy liên tục là cử động thai bình thường, cho thấy thai nhi có sức khoẻ tốt, tuy nhiên bà bầu cần theo dõi cử động thai thường xuyên, thấy thai máy liên tục kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Ngoài hiện tượng thai máy ở giai đoạn này thai phụ thường gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong giai đoạn này thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Viêm Amidan Mãn Tính Có Nên Cắt Bỏ Không

Viêm amidan là chứng bệnh tiến triển rất nhanh nếu như không có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời. Biểu hiện như ho, đau rát cổ họng, sốt cao, mệt mỏi sẽ trở thành hiện tượng mãn tính khi kéo dài. Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp được áp dụng cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, người bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không? Bài viết này sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác

1. Triệu viêm amidan mãn tính như sau:

+ Khởi bệnh đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 – 39oC;

+ Hội chứng nhiễm khuẩn, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.

+ Bệnh nhân nuốt đau, nuốt vướng; có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan; đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Khó thở, thở khò khè, ngáy to.

+ Khám thấy môi khô, lưỡi trắng bẩn. Nếu do virut gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc.

+ Hạch dưới góc hàm không sưng to. Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng.

+ Hạch dưới góc hàm sưng đau.

2. Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không?

Tiến hành phẫu thuật cắt viêm amidan khi tình trạng viêm nhiễm không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường. Việc cắt bỏ phần amidan bị viêm nhiễm nhằm bỏ đi ổ amidan không còn chức năng miễn dịch cho cơ thể. Nếu không cắt bỏ, ổ viêm amidan sẽ lây lan sang phần amindan khác khiến chúng bị viêm nhiễm theo, nhiều trường hợp có thể dẫn tới bịt đường ống thở, có nguy cơ trở thành u ách tính.

Các trường hợp cụ thể được bác sĩ chỉ định tiến hành cắt bỏ viêm amidan:

– Viêm amidan cấp tính đã trải qua nhiều đợt chữa trị dài ngày theo đúng phương pháp mà bệnh vẫn không tiến triển thêm. Các triệu chứng đau họng, hạch ở cổ,… vẫn xuất hiện.

– Viêm amidan biến chứng thành áp xe amidan

– Viêm amindan sưng tấy quá phát, gây nên tình trạng khó thở, suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút.

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi khi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt bỏ không thì câu trả lời là có. Ngay cả ở trẻ nhỏ, nếu bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật thì các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ cắt bỏ phần amidan bị viêm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Viêm Phế Quản Có Sốt Không? Cách Chăm Sóc Cho Trẻ Bị Viêm Phế Quản

Viêm phế quản có sốt không?

Viêm phế quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến những triệu chứng như ho, sốt cao, mắt đỏ, khó thở, sưng bạch huyết,… Căn bệnh này thường xuyên xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu.

Bệnh lý này có thể điều trị dứt điểm nếu các bố mẹ phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, một khi bệnh tình trở nặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi.

Tại sao viêm phế quản gây sốt?

Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản là sốt cao. Nhiều bố mẹ thấy con trẻ bị sốt liền trở nên lo lắng, nhưng thực chất đây cũng là một dấu hiệu tích cực vì sốt là:

Tình trạng cơ thể phát ra nhiệt nhằm tăng sức đề kháng để chống lại sự viêm nhiễm:

Những cơn sốt cũng giúp hàm lượng sắt trong máu tăng lên nhanh chóng

Hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Sự gia tăng những thực bào, kháng thể để bảo vệ cơ thể cũng là một kết quả của hiện tượng sốt. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau mà nhiệt độ sốt có thể xảy ra từ 38-40 độ C.

Do đó, nếu biết điều trị một cách hợp lý và an toàn thì tình trạng này sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến trẻ.

Viêm phế quản sốt mấy ngày?

Người bệnh bị kháng thuốc kháng sinh.

Do người bệnh có tiền sử bệnh hô hấp như: Hen suyễn, hen phế quản,…

Do nhận định sai bệnh trạng: Thực chất không bị viêm phế quản mà bị các bệnh tương tự, nhưng bệnh nhân hiểu nhầm nên không điều trị đúng cách khiến những cơn sốt kéo dài liên miên.

Do bị viêm phế quản kết hợp bệnh viêm xoang mũi.

Viêm phế quản sốt cao phải làm sao?

Trong trường hợp sốt cao trên 38 độ C, người bệnh có thể dùng các thuốc Tây y để hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen. Để uống thuốc đúng cách, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu đã uống thuốc nhiều ngày nhưng bệnh tình không thuyên giảm, bệnh nhân cần đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến những điều sau đây để quá trình phục hồi sức khỏe nhanh hơn:

Uống nhiều nước lọc.

Nên ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp,..

Nằm nghỉ tại những nơi thoáng đãng, mát mẻ.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Riêng đối với trẻ nhỏ, các bố mẹ nên theo dõi sát từng trạng thái của bé để xử lý kịp thời. Nhiều trường hợp khi sốt cao sẽ xuất hiện những hiện tượng co giật nhẹ. Lúc này, người lớn nên làm theo hướng dẫn sau:

Cho trẻ nghiêng về một bên ở nơi có không khí thoáng đãng để bé thở dễ dàng hơn.

Không nên để trẻ mặc quần áo quá chật, sẽ khiến tình trạng co giật dữ dội hơn.

Làm giảm nhiệt độ xung quanh bằng cách mở cửa sổ, di tản người đi.

Đợi một thời gian đến khi con trẻ hết co giật, ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện gần nhất để chữa trị.

Trong tình huống này, các ông bố bà mẹ tuyệt đối không được chủ quan và tiếp tục tự chăm sóc ở nhà. Chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ, có thể đưa bé vào tình trạng nguy hiểm trầm trọng.

Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản

Uống thuốc

Bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh,… nhưng cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho bé uống, tránh trường hợp bị phản tác dụng.

Chăm sóc thân thể

Luôn giữ cho cơ thể bé ấm nhưng không quá bí bách và điều kiện xung quanh thông thoáng. Hạn chế việc đóng cửa sổ, làm không khí ngột ngạt khiến bé khó thở. Ngoài ra, các mẹ nên chú ý cho bé mặc áo quần rộng rãi, để mồ hôi dễ thoát ra ngoài, giúp bé nhanh chóng hạ sốt. Việc tắm và vệ sinh cho bé cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản.

Chế độ dinh dưỡng

Sốt cao dễ khiến bé mất nước, thế nên cho bé uống nhiều nước để bổ sung chất điện giải, làm giảm tình trạng khô họng. Vì lúc bệnh cơ thể bé rất yếu, nên cần bổ sung đủ dưỡng chất để nuôi cơ thể như vitamin, chất xơ,…

Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé ăn những món ăn khô cứng, khó tiêu hóa, thay vào đó nên dùng các thực phẩm dạng lỏng. Các mẹ cũng lưu ý kiêng những đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng trong quá trình chữa bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Amidan Không Sốt Có Đáng Lo Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!