Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá Kép Và Những Cách Truyền Giáo Đơn Giản. # Top 17 Xem Nhiều | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá Kép Và Những Cách Truyền Giáo Đơn Giản. # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá Kép Và Những Cách Truyền Giáo Đơn Giản. được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

+ Vì dấu Thánh Giá (vẽ ở trên trán với ý nghĩa “Xin Chúa mở trí để con hiểu Lời Chúa”)

+ Xin chữa chúng con (vẽ ở trên miệng với ý nghĩa “Xin mở miệng để con rao giảng lời Chúa”)

+ Cho khỏi kẻ thù (vẽ ở trên ngực với ý nghĩa “Xin mở trái tim để con mến Chúa yêu người”)

Ôi ý nghĩa thâm sâu lắm thay (Dấu Thánh Giá Kép)! Chúng ta thử bàn cách vắn gọn:

Vẽ dấu Thánh Giá trên trán khi đang đọc “Vì dấu Thánh Giá”: Xin Chúa mở trí để con hiểu lời Chúa:

Khi dạy Giáo lý, tôi cho làm bài lời Chúa với 3 phần nhỏ: Phần một là trích dẫn câu Lời Chúa. Phần hai là nói ý nghĩa câu lời Chúa. Phần ba là rút bài học từ câu lời Chúa đó.

Thường thì cả đạo lẫn ngoại làm không đúng trong những lần đầu tiên. Sau vài lần được chấm bài, giải thích thì họ mới hiểu và làm bài khá hơn. Điều đó chứng tỏ con cái chúng ta ít học hiểu Lời Chúa. Ở Tây, sách Thánh Kinh là sách gối đầu giường của mỗi người. Họ luôn mang theo và suy gẫm.

Vẽ dấu Thánh Giá trên miệng khi đang đọc “Xin chữa chúng con”: Xin Chúa mở miệng để con nói về Chúa, để truyền giáo…

Bạn và tôi đã thực sự Truyền giáo chưa? Có lời một Giám Mục bên trời Tây nói rằng: “Anh em lương dân ao ước được nghe nói về Chúa, nhưng con cái Chúa bị câm.”

Cha giảng trong nhà thờ, nhưng khi ra khỏi nhà thờ, cha đã nói về Chúa cho ai đó chưa?

Giáo dân hát Karaoke to lắm, khuya lắm, nhưng đã có khi nào nói về Chúa cho ai đó chưa?

Khi được khuyên vào Đạo Binh Đức Mẹ, chúng ta có từ chối với lý do là không có thời giờ hay là tôi không biết ăn nói chăng?… Quả thật là con cái Chúa bị bệnh câm vì không chịu rao giảng lời Chúa…

Vẽ dấu Thánh Giá trên ngực khi đang đọc “Cho khỏi kẻ thù”: Xin Chúa mở lòng để con mến Chúa, yêu người. Lòng yêu người phải phát xuất từ lòng mến Chúa mới tốt, chứ không phải ngược lại. Ta yêu người mà không phát xuất từ lòng mến Chúa sẽ thành giả tạo, thiếu chiều sâu và không bền.

Ta mua một CD nói về Công Ơn Cha Mẹ để tặng cho một gia đình bên lương: Họ nghe và sẽ cảm về lòng hiếu thảo của người công giáo và rồi sẽ nghĩ tốt về đạo công giáo.

Ta tổ chức lễ giỗ, có đọc kinh bài bản trước khi ăn để người lương trong gia tộc thấy thật sự chúng ta có lòng hiếu thảo với Cha Mẹ.

Ngày Chúa Nhật, ta cố gắng nghỉ việc, mặc quần áo đẹp đi lễ: Đó cũng là cách truyền giáo cho lương dân vì ta biết kính trọng Chúa của ta hơn mọi thứ trần gian…

– Tài xế Taxi, một tông đồ truyền giáo

Một ngày kia, tôi đón Taxi ở thành phố Đài Bắc. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy ở băng ghế sau một dòng chữ “Bạn có thể tìm thấy một vài quyển sách nói về tôn giáo phía sau ghế bạn ngồi. Trong lúc xe chạy, xin mời bạn đọc chúng. Nếu bạn thích, khi rời xe, bạn có thể mang theo.”

Tôi thấy đằng trước bác tài xế cũng đặt một tượng thánh nhỏ. Tôi hỏi bác:

Bác tài ơi, xin vui lòng nói cho tôi biết, các hành khách có thật sự quan tâm đến những cuốn sách đạo của bác không?

Ồ, có chứ. Có người đọc, có người lấy đi luôn nữa.

Tôi hỏi tiếp:

Bác cảm thấy thế nào?

Thật sung sướng anh à! Anh biết không, tôi không có nhiều giờ để đi nhà thờ, tôi luôn chay trên đường phố. Đây là cách làm việc tông đồ của tôi. Tôi rất sung sướng được làm 2 việc cùng một lúc: Tài Xế và loan báo Tin Mừng, không cần phải làm thêm giờ. Đây là một nghề tuyệt vời.

– Truyền giáo bằng điện thoại

Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hon (Hall) nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người mà cha chưa hề quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình. Cho rằng ông này đã quay lầm số điện thoại của mình, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy. Nhưng bỗng được ơn Chúa soi sáng, cha Hall cầm chặt lấy cây Thánh Giá trên bàn viết và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông đang gọi mình: “Xin ông cứ vui lòng nói, tôi lắng nghe ôngnói đây.”

Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít. Và từ đó, bắt đầu một cuộc truyền giáo mới: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được gọi điện thoại đến 3.000 lần.

Cha Hall được Giáo Quyền cho phép truyền giáo qua điện thoại để đem Lời Chúa đến cho bất kỳ ai cần được an ủi, giải sáng và hướng dẫn bằng phương tiện truyền thông đại chúng này.

Lạy Chúa, quả thực con chưa quyết tâm nói về Chúa cho người xung quanh. Xin giúp con hăng hái góp phần truyền giáo bằng cung cấp phương tiện, bằng dùng chính khả năng ca hát, văn thơ… miễn là Danh Chúa được rao truyền. Amen.

Tác giả bài viết: Lm. Mi Trầm, GX. Ngọc Thủy, Nha Trang/giaophannhatrang.org

Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá

LAKE MARY- Florida (Zenit.org).- Cử chỉ đơn giản mà các người Công giáo làm hàng ngàn lần trong cuộc đời của họ có một ý nghĩa sâu xa mà phần lớn đã không nhận thức ra.

Now, the multifaceted significance of the sign of the cross has been investigated and explained by Bert Ghezzi, author of “Sign of the Cross: Recovering the Power of the Ancient Prayer” (Loyola Press).

Bây giờ, ý nghĩa nhiều mặt của dấu thánh giá đã được khám phá và giải thích do Bert Ghezzi, tác giả quyển “Dấu Thánh Giá: Tìm lại được Quyền lực của Kinh Xưa” do nhà xuất bản Loyola Press.

Ông nói với ZENIT dấu đó xảy ra làm sao, ý nghĩa của dấu đó là gì và tại sao làm dấu đó cách cung kính có thể nâng cao sự sống người ta trong Chúa Kitô.

Dấu thánh giá khởi đầu khi nào?

Ghezzi : Dấu thánh giá là một thực hành và là một kinh rất xưa. Chúng ta không có chỉ dẫn nào về điều đó trong Kinh Thánh, nhưng thánh Basil trong thế kỷ thứ tư nói rằng chúng ta học dấu này từ thời các tông đồ và dấu đó được thi hành trong các lần rửa tội. Một số học giả giải thích lời của Thánh Phaolô nói ngài mang những dấu của Chúa Kitô trên thân xác ngài, trong thư Gal 6:17, tức là ngài qui chiếu về dấu thánh giá.

Trong sách, tôi đã ghi chú rằng dấu đó bắt đầu gần thời gian Chúa Giêsu và có từ Giáo Hội xưa. Các Kitô hữu nhận lấy dấu ấy trong phép rửa tội; vị chủ tế làm dấu trên họ và dâng họ cho Chúa Kitô.

Bằng cách nào dấu ấy trở nên một thực hành phụng vụ và sùng kính quan trọng như thế?

Ghezzi : Tôi suy đoán rằng khi những Kitô hữu trưởng thành được rửa tội, họ làm dấu thánh giá trên trán cách hiên ngang để chứng tỏ mình thuộc về Chúa Kitô.

Ông Tertullian nói rằng các Kitô hữu mọi thời có lẽ ghi dấu thánh giá trên trán mình. Tôi có thể tưởng tượng đến các Kitô hữu làm một dấu thánh giá nhỏ trên trán mình với ngón tay cái và ngón trỏ, để nhắc cho mình nhớ sống một đời sống cho Chúa Kitô.

Ngoài những lời đọc, dấu ấy có nghĩa gì? Tại sao đó là môt dấu chỉ tính môn đệ?

Ghezzi : Dấu ấy có nghĩa rất nhiều. Trong sách, tôi diễn tả ý nghĩa, có lời và không có lời. Dấu thánh giá là một sự tuyên xưng đức tin, một sự đổi mới bí tích rửa tội, một dấu chỉ tính môn đệ, môt sự chấp nhận đau khổ, một sự bảo vệ khòi quỉ dữ, và một chiến thắng trên sự sa ngã.

Khi anh chị làm dấu thánh giá, anh chị tuyên xưng một diễn tả ngắn của kinh tin kính–anh chị tuyên xưng đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi anh chị đọc lời và cầu nguyện nhân danh người nào thì anh chị tuyên bố sự hiện diện của họ và đến trong sự hiện diện của họ–đó là lý do môt tên được xử dung trong Kinh Thánh.

Như một á bí tích, đó là một sự đổi mới bí tích rửa tội; khi anh chị làm dấu thánh giá, thực vậy anh chị lập lại một lần nữa “Tôi chết với Chúa Kitô và sống lại trong đời sống mới.” Dấu thánh giá trong bí tích rửa tội là như một sự cắt bì Kitô hữu, kết hợp dân ngoại trở về nưóc Do thái. Dấu liên kết cuả anh chị với thân thể Chúa Kitô, và khi anh chị làm dấu anh chị nhớ tới sự kết hợp của anh chị với Chúa Kitô là đầu.

Dấu thánh giá là một dấu chỉ tính môn đệ. Chúa Giêsu nói trong sách Tin Mừng Luca 9: 23, “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” Lời mà các Giáo Phụ xử dụng khi làm dấu thánh giá là một tiếng Hy lạp tiếng đó cũng như là tiếng của ông chủ đặt cho một tên nô lệ, một mục tử đặt cho một con chiên và một tướng lãnh đặt cho một tên lính–đó là một sự tuyên bố tôi thuộc vào Chúa Kitô.

Sự từ bỏ mình không hẵn là từ bỏ những việc nhỏ; làm môn đệ tức là anh chị ở dưới sự lãnh đạo của Chúa Kitô và anh chị không thuộc về chính anh chị. Khi làm dấu thánh giá, anh chị nói với Chúa. “Con muốn vâng lời Chúa, con thuộc về Chúa. Chúa huơng dẫn tất cả quyết định của con. Con sẽ luôn luôn vâng phục lề luật Thiên Chúa, các huấn giáo của Chúa Kitô và Giáo Hội.”

Khi đau khổ tới, dấu thánh giá là một dấu chấp nhận. Dấu đó nhắc lại Chúa Giêsu đã trở thành con người và đã chịu đau khổ vì chúng ta và chúng ta tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô. Dấu thánh giá nói, “Tôi muốn ôm ấp sự đau khổ để chia sẻ sự đau khổ của Chúa Kitô.

Khi anh chị chịu đau khổ, anh chị cảm giác dường như Thiên Chúa không còn ở đó, thì dấu thánh giá đem Chúa đến và tuyên bố sự hiện diện của Người mà không biết anh chị có cảm thấy không. Đó là một phương cách nhận biết Chúa trong lúc bị thử thách.

Một trong những huấn giáo chính của các Giáo Phụ, dấu thánh giá là một sự tuyên bố chống lại quỉ dữ. Khi anh chị làm dấu trên mình, anh chị tuyên bố với quỉ dữ, “Đừng đụng vào tôi. Tôi thuộc về Chúa Kitô, Người là sự bảo vệ cho tôi.” Dấu đó vừa là sự tấn công vừa là sự bảo vệ,

Tôi đã thấy rằng dấu thánh giá là một phương cách diệt trừ sự sa ngã–những vấn đề to lớn này chúng ta có, những sự việc bướng bỉnh này chúng ta không thể thoát khỏi được. Các Giáo Phụ nói nếu anh chị tức giận, đầy sự dâm ô, sợ hải, xúc động hay vật lôn với những vấn đề xác thịt, hãy làm dấu khi bị cám dỗ và dấu đó sẽ giúp xua tan đi vấn đề.

Tôi đã bắt đầu làm dấu để kiểm soát một vấn đề khi tức giận. Làm dấu trên mình là một phương cách diệt trừ sự tức giận, mách cho ta biết cách hành xử một cách nhẫn nại, bắt chước thực hành nhân đức của Chúa Giêsu.

Người không-Công giáo xử dụng dấu thánh giá được không?

Ghezzi : Được chứ, dấu thánh giá được những người Epicopalians, Lutherans, Methodists và Presbyterians xử dụng, cách riêng trong những khi rửa tội. Trong sách giáo lý bỏ túi của ông, Martin Luther khuyên làm dấu thánh giá trước khi đi ngủ và khi làm việc đầu tiên trong ngày.

Một điều xấu hổ là nhiều người không-Công giáo thấy dấu ấy là một cái gì họ không phải làm; dấu đó đền từ một Giáo Hội xưa mà tất cả chúng ta chia sẻ. Một trong những hy vọng của tôi khi viết quyển sách này là những nguời không-Công giáo sẽ đọc và chia sẻ trong dấu thánh giá.

Tại sao những người Công Giáo làm dấu thánh giá với nước thánh khi bước vào và khi bước ra khỏi nhà thờ?

Ghezzi : Muốn tham gia trong sự hy sinh cao cả của Thánh Lễ, anh chị cần đuợc rửa tội. Dùng nước thánh để làm dấu để có ý nói rằng “Tôi là một người Kitô hữu đã được rửa tội và tôi có quyền tham gia trong hy lễ này”.

Khi anh chị làm dấu thánh giá lúc anh chị ra về, anh chị có ý nói Thánh Lễ không bao giờ chấm dứt–toàn diện đời sống của anh chị tham gia trong hy lễ của Chúa Kitô.

Tại sao những người Kitô hữu phải học hỏi hơn nữa về kinh này?

Ghezzi ; Tôi thiết nghĩ rằng đó không phải là một cái gì bất thường. Dấu thánh giá có một quyền lực to lớn như là một á bí tích; dấu thánh giá không tạo ra sự thiêng liêng mà dấu ấy chỉ, nhưng kín múc trong kinh nguyện của Giáo hội để mang ảnh hưởng đến trong cuộc sống chúng ta. Dấu thánh giá là một á bí tích cao cả.

Khi tôi thấy những cầu thủ thể thao làm dấu thánh giá lúc đang chơi, tôi không chê bai họ. Dấu ấy nói rằng tất cả điều gì tôi làm, tôi làm nhân danh Chúa Kitô–dầu những trò chơi cũng có thể được chơi trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Khi tình cờ người ta làm dấu thánh giá, tôi cầu nguyện cho họ công nhận điều đó một cách nghiêm chỉnh–là họ tuyên xưng họ tùy thuộc về Chúa Kitô, họ muốn vâng lời Người và chấp nhận đau khổ. Đó không phải là một lời thần chú cầu may.

Tại sao ngày nay dấu thánh giá có ý nghĩa, nhất là trong những lãnh vực mà luật pháp trở nên ít bao dung đến những việc làm công khai cho đức tin?

Ghezzi : Luật pháp có thể nói với chúng ta rằng chúng ta không thể có 10 Điều Răn trong một tòa nhà công cộng, nhưng không thể bắt chúng ta không được làm dấu thánh giá cách công khai. Chúng ta cần nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: nếu chúng ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ chúng ta.

Đáng lý chúng ta phải cảm thấy tự tin và hãnh diện khi cho mọi người biết chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta thuộc về Chúa Kitô.

Ý Nghĩa Dấu Thánh Giá

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ đơn giản và đẹp tóm tắt toàn bộ đặc tính của người Kitô hữu chúng ta.

– Dấu Thánh Giá chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta mở lòng mình ra đón nhận ơn Chúa. Giáo phụ Tertullian nói rằng người Công giáo chúng ta cần phải làm Dấu Thánh Giá mọi lúc, mọi nơi. Như một hành động được lặp lại trong suốt những giây phút quan trọng trong ngày, Dấu Thánh Giá thánh hóa mọi ngày của chúng ta. Trong bản hướng dẫn làm dấu thánh giá, Đức Giáo Hoàng Innocent III viết : “Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta gợi lại sự hiện thân của Chúa. Việc giữ hai ngón tay, ngón cái với ngón đeo nhẫn hay ngón cái với ngón trỏ cũng biểu trưng cho hai bản tính của Chúa Ki-tô.

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cũng nhắc nhớ lại Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Hành động này cũng phác thảo trên chúng ta hình chữ thập như để nhớ lại thánh giá Chúa Giê-su. “Khi kêu tên Thiên Chúa là Cha, và Con, và Thánh Thần, chúng ta quả quyết niềm tin vào Ba ngôi Thiên Chúa. Điều này cũng được củng cố bằng việc chúng ta dùng ba ngón tay để làm Dấu Thánh Giá.” – ĐGH Innocent III.

Thánh Phanxicô Salê nói rằng: “Khi đưa tay lên trán, chúng ta nhớ rằng Chúa Cha là Ngôi vị thứ nhất của Ba Ngôi. Khi đưa tay xuống ngực, chúng ta tin rằng Chúa Con được sinh ra từ Chúa Cha. Và khi đưa tay sang hai bên vai chúng ta xác tín rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.”

– Khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta cầu khẩn quyền năng của danh thánh Thiên Chúa. Kinh Thánh chỉ cho thấy Thiên Chúa đầy quyền năng. Trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê, thánh Phao-lô Tông Đồ viết: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Chúa Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng ‘Đức Giê-su Ki-tô là Chúa'”.

– Dấu Thánh Giá cũng là dấu chỉ của tình huynh đệ. Trong Tin Mừng thánh theo thánh Luca, Chúa Giê-su nói rằng: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Nhà văn Bert Ghezzi viết rằng: “Trong tiếng Hy lạp cổ đại, dấu là sphragis, có nghĩa là sự đánh dấu cho quyền sở hữu, ‘ví dụ một người chăn chiên đánh dấu con chiên của mình như quyền sở hữu nó, và người ấy gọi đó là sphragis. Cũng thế, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta xác tín bản thân mình thuộc về Chúa Giêsu, vị mục tử đích thực”

– Trong phụng vụ, Dấu Thánh Giá nhắc lại bí tích Rửa Tội. Quả vậy, khi làm dấu, thực tế chúng ta tuyên xưng rằng : “Tôi đã cùng chết với Chúa Giê-su và sống một cuộc sống mới với Người”. Dấu Thánh Giá cũng liên kết chúng ta với thân thể Chúa Giêsu, và khi Làm Dấu này, chúng ta được nhắc nhớ về sự kết hiệp giữa mỗi người chúng ta với Chúa Giê-su là đầu.

Thông thường, chúng ta làm Dấu Thánh Giá kèm theo lời đọc : “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Khi xác tín niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, và Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng đang tuyên xưng đức tin của mình.

Joseph Đinh

baoconggiao

Ý Nghĩa Của Việc Làm Dấu Thánh Giá

Làm dấu Thánh Giá – Bước vào trong tôn giáo là bước vào trong thế giới của một rừng ngôn ngữ mang tính biểu tượng, hình ảnh. Bởi vì chỉ có thế giới của ngôn ngữ biểu tượng và hình ảnh mới có khả năng chuyển tải được phần nào những thực tại huyền nhiệm, thánh thiêng thuộc địa hạt tôn giáo. Thế nên, muốn hiểu được tôn giáo chúng ta cần làm quen với những ngôn ngữ biểu tưởng và hình ảnh này.

1. Thứ nhất, khi làm dấu thánh giá, trước tiên người Công giáo muốn tuyên xưng cho mọi người biết rằng họ là người có đạo, họ tin vào một Thiên Chúa có Ba ngôi: Ngôi thứ nhất là Chúa Cha, Ngôi thứ hai là Chúa Con và Ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm trung tâm quan trọng và thiết yếu nhất của lòng tin Kito giáo nói chung và của đạo Công giáo nói riêng. Mầu nhiệm này cho biết Thiên Chúa là Đấng duy nhất- chỉ có Một Thiên Chúa và là cha của mọi người, của những người tin. Vị Thiên Chúa là cha duy nhất đó có Ba ngôi là Cha-Con-Thánh thần và Ba ngôi đó yêu thương, trao hiến cho nhau tất cả những gì mình có và trao hiến liên tục vĩnh viễn đến nỗi khiến cho cả Ba thật sự trở thành Một với nhau. Chỉ có những ai sống và trải nghiệm được tình yêu trao hiến thực sự trong đời sống gia đình hoặc đời sống chung mới hiểu được phần nào thế nào là Ba ngôi Một Chúa và thế nào là một Chúa lại có Ba ngôi.

2. Thứ hai, khi làm dấu Thánh giá trên mình hay trên một đối tượng nào đó, người Công giáo không làm theo hình thẳng, hình cung, hình tròn hay một loại hình nào khác mà làm theo hình chữ thập, hình thánh giá. Tại sao vậy? Thưa bởi vì qua việc làm dấu, người Công giáo còn tuyên xưng lòng tin của mình một mầu nhiệm khác cũng vô cùng quan trọng. Đó là mầu nhiệm Con Thiên Chúa có tên gọi là Ngôi Lời, ngôi Con, Đấng Messia, Đấng Emmanuel hay là Đức Giesu Kito, đã được sinh ra làm người vào đêm Giáng sinh, ở với con người, đã giảng dạy cho con người biết về Thiên Chúa, về chính họ, về sự sống đời đời, về con đường để trở về với Thiên Chúa và đã dùng cái chết của mình trên cây thập tự hầu tha thứ mọi tội lỗi cho con người và giao hòa con người với Thiên Chúa. Để từ nay những ai tin vào con người có tên là Giesu đó chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Kito, đấng Messia, đấng cứu độ thế giới và đón nhận Ngài cùng với những giáo huấn của ngài vào trong cuộc đời mình và thực hành những lời dạy của Ngài một cách nghiêm túc thì sẽ được hưởng sự sống đời đời của Thiên Chúa không chỉ ở trần gian này mà ngay cả sau khi chấm dứt hành trình làm người nơi dương thế. Chính vì vậy mà cây Thập tự treo Chúa Giesu Đấng Cứu độ thế giới, đã trở thành cây Thánh giá và trở thành biểu tượng trung tâm củlòng tin Kitô giáo. Nhờ Thánh giá mà những người có đạo nhận ra những người đồng đạocủa mình và những người ngoại đạo nhận ra họ là đồ đệ của chúa Giesu.

3. Thứ ba, khi làm dấu thánh giá nơi mình, người Kitô hữu tự đặt mình dưới sự hướng dẫn, dưới quyền năng của Thiên Chúa Ba ngôi đó là ngôi Cha, ngôi Con và ngôi Thánh Thần để làm tất cả mọi việc. Nhân danh Cha và Con và Thánh thần có nghĩa là người Kitô hữu xác nhận và tin rằng họ ở trong Chúa Cha, ở trong Chúa Con và ở trong Chúa Thánh thần để thực hiện công việc đó. Và khi ấy họ không làm việc một mình đơn độc nữa mà họ làm nhờ sức mạnh, quyền năng của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trợ giúp.

Tổng hợp

Truyền thông Sinh viên Công giáo

Ý Nghĩa Việc Làm Dấu Thánh Giá

Qua cái chết của Thầy Giê-su chí thánh, thập giá vốn là nỗi sỉ nhục, là hình phạt đến rợn người dành cho tử tội, nay trở thành Thánh Giá – biểu tượng chính yếu của tình yêu Ki-tô giáo. In sâu dấu ấn vào tâm hồn, vào đời sống các tín hữu, thập giá ấy vẫn luôn được yêu mến và tôn vinh mỗi lần ta làm Dấu Thánh Giá.

Bằng cử chỉ đưa tay lên trán, rồi xuống ngực và qua hai bên vai trái – phải, kèm theo lời “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” dù được đọc thành tiếng, đọc thầm hay thậm chí không đọc, thì việc ghi Dấu Thánh Giá cũng biểu lộ cách tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa cách đơn giản, kiên vững và rõ ràng nhất.

Nếu như lúc khởi đầu một ngày mới, khi bắt đầu một công việc hoặc khi gặp những biến cố bất ngờ… ta làm Dấu Thánh Giá để nguyện xin Chúa Cha làm chủ – hướng dẫn – soi sáng tâm trí, để Chúa Con uốn nắn biến đổi trái tim luôn biết yêu thương, và để Chúa Thánh Linh thánh hóa trọn vẹn từng thời khắc; thì cũng vậy, khép lại một ngày sống, kết thúc những kế hoạch, dự định… ta cũng làm Dấu Thánh Giá để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tâm tình tôn vinh – chúc tụng – tạ ơn – tạ lỗi – và xin ơn. Có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước mọi việc, cả khi ăn uống, nghỉ ngơi, ở mọi nơi, mọi thời, mọi hoàn cảnh ta sẽ được nhắc nhớ và thêm ý thức làm tất cả các hoạt động ” vì danh Thiên Chúa Ba Ngôi.”

Sống đức tin nơi đời thường, khi tham dự các nghi thức trong phụng vụ, đọc kinh, cầu nguyện nơi nhà thờ, trong cộng đoàn, tại gia đình hoặc trong một nhóm gồm các thành viên có chung niềm tin vào Chúa: cánh tay ta đưa lên “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” với sự tự nhiên bởi đã rất thân quen với Dấu Thánh Giá. Ước mong sao khi ra khỏi không gian, nơi chốn đã ươm mầm, nuôi dưỡng hạt giống đức tin, ta bước vào xã hội rộng lớn nơi trường học, khu vui chơi giải trí, chỗ ăn uống, khu dân cư, nơi công cộng, hoặc trong các mối tương quan với rất nhiều người khác biệt tôn giáo… thì trong ta cũng không được phép xuất hiện những nỗi sợ hãi vô hình đối với Dấu Thánh Giá, khiến ta không dám vinh danh Chúa Ba Ngôi hoặc né tránh mọi ánh nhìn của những người xung quanh khi ta làm Dấu Thánh Giá.

Bước đi dưới ánh sáng đức tin, Dấu Thánh Giá chính là nét đặc trưng, là dấu chỉ cho mọi người nhận ra sự hiện diện của con cái Chúa giữa đời. Một khi có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đỡ nâng và thánh hóa, cuộc sống ta thay vì nung nấu những toan tính thế tục thấp hèn; ta sẽ ước mong và gieo vãi những hành động đầy tình bác ái hướng đến mục đích cao đẹp.

Dấu Thánh Giá – dấu ấn tình yêu được ghi khắc thật nhẹ nhàng. Dấu ấn ấy chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận phúc lành của Chúa. Sẵn sàng đón nhận hồng ân Thiên Chúa tặng ban, ta đồng thời cũng vui nhận những điều không như mong đợi đang đến, phải đến và sẽ đến. Dấu Thánh Giá sẽ là thần dược giảm đau cho những tâm hồn sầu khổ luôn hết lòng tin tưởng vào tình thương và thánh ý của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, vì nhận thức Chúa Giê-su đã hy sinh chính mạng sống mình bằng cái chết khổ nhục trên thập giá cho nhân loại được sống, ta ý thức hơn về việc bản thân thuộc về Thiên Chúa và khát mong được gắn kết đời sống với Người.

Lạy Chúa, biển đời luôn dậy sóng nhưng con không bơ vơ, cô đơn, lạc lối hay bị nhận chìm khi con khám phá ra bàn tay êm ái của “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” đang ân cần nâng con lên. Thiên Chúa không để con một mình ngụp lặn giữa gian nan, khốn khó, dẫu rằng nhiều lúc con tưởng mình kiệt sức và nhân trần như đã bỏ rơi con. Ánh mắt dịu hiền của Chúa mãi ân thầm dõi theo nhịp bước chân con. Với niền xác tín này, nguyện cho đời con là chuỗi ngày nối dài luôn có Chúa kề bên, luôn lấy Chúa là mục đích và ý nghĩa trong từng thời khắc. Nhờ được Ba Ngôi Thiên Chúa chiếm giữ tâm hồn khi con “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, mỗi phút giây đời con sẽ là sự hân hoan kín múc nguồn nước bình an ngay từ đời này và niềm vui chan chứa ở đời sau. Amen

Hai Cach Lam Dau Thanh Gia: Don Va Kep. :: Hai Cách Làm Dấu Thánh Giá: Đơn Và Kép. :: Các Bài Mới :: Memaria

Hiện nay, có hai cách làm dấu Thánh Giá: đơn và kép.

Dường như mãi đến thế kỷ IX, Hội Thánh Công Giáo mới bắt đầu làm dấu Thánh Giá trên người (dấu Thánh Giá kép và dấu Thánh Giá đơn). Dấu Thánh Giá vạch trên trán, trên môi và trên ngực (được gọi là “dấu Thánh Giá kép”) là cách làm dấu Thánh Giá cổ xưa nhất. Vào thời Đế quốc Rôma, người ta thường xăm trên một người huy hiệu binh đoàn của họ, hay trên một nô lệ dấu hiệu của ông chủ của người ấy. Các sử gia ghi nhận là có những Kitô hữu Cốp (Coptic) đã xăm các hình thánh giá trên trán và trên cổ tay của họ, để chứng tỏ họ thuộc về Chúa Kitô. Chúng ta vạch dấu Thánh Giá trên mình như một cách “xăm” hình Thánh Giá lên mình, để chứng tỏ chúng ta quy phục Chúa Kitô, chúng ta thuộc về Người.

Thật ra, khi làm dấu Thánh Giá đơn (chỉ vạch 1 lần thay vì 3 lần) và đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”, chúng ta còn nói lên nhiều hơn thế nữa. Chúng ta vừa diễn tả lòng tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi, vừa tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu thế, đã cứu độ chúng ta bằng cái chết thập giá. Và trong niềm tin tròn đầy đó, chúng ta bắt đầu sinh hoạt. Cách làm dấu Thánh Giá (đơn) quen thuộc là đưa mấy bàn tay phải lên chạm vào trán và đọc: “Nhân danh Cha”, rồi chạm vào vùng ngực thì đọc: “và Con”, sau đó chạm vào vai trái thì đọc: “và Thánh”, rồi chạm sang vai phải thì đọc: “Thần”; cuối cùng, chắp hai bàn tay lại và đọc: “Amen”.

Còn khi chúng ta làm dấu Thánh Giá kép, chúng ta được dạy đọc Kinh “Vì dấu” theo truyền thống cha ông người Việt là: khi vạch một dấu Thánh Giá nhỏ trên trán thì đọc: “Lạy Chúa, chúng con vì dấu Thánh Giá”, khi vạch trên môi thì đọc: “xin chữa chúng con”, và khi vạch trên ngực thì đọc: “cho khỏi kẻ thù”, rồi lại làm thêm dấu Thánh Giá đơn, “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”. Vì thế, giáo dân chúng ta thường có thói quen hễ làm dấu Thánh Giá kép xong là nối tiếp luôn một dấu Thánh Giá đơn.

Có nhiều cách giải thích, theo các Giáo Phụ, chẳng hạn: “trán” tượng trưng “trời”; “vùng tim hay bao tử” tượng trưng “trái đất”; “hai vai” tượng trưng “nơi và dấu chỉ sức mạnh”. Ngoài ra: “bàn tay đưa lên trán” được coi như cầu nguyện với Chúa Cha để xin ơn khôn ngoan; “bàn tay đưa về phía bao tử” là để cầu nguyện với Chúa Con đã nhập thể; và “bàn tay đưa lên hai vai” là để cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.

Có một vài cách khác nữa: chẳng hạn, người ta có thể nhúng mấy ngón tay (hay cả bàn tay phải) vào nước thánh, sau đó làm dấu Thánh Giá như thường lệ, đến khi đã chạm hai vai xong thì lại đưa bàn tay về chạm vào vùng ngực (bao tử) để kết thúc.

Cũng có thể vừa làm dấu Thánh Giá vừa đọc một lời nguyện tắt. Có những nơi người ta quen hôn ngón tay cái đặt với ngón trỏ nằm ngang thành hình Thánh Giá, để kết thúc dấu Thánh Giá, thay vì chắp tay và đọc “Amen”.

Hiện nay, khi khởi đầu Giờ Kinh Phụng vụ (Kinh Nhật Tụng), nếu là Giờ kinh đầu tiên trong ngày, vị chủ sự vừa vạch trên môi một dấu Thánh Giá nhỏ vừa đọc “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con”, cộng đoàn cũng im lặng vạch dấu Thánh Giá trên môi như thế, và thưa: “Cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”; còn nếu bắt đầu những Giờ Kinh khác, vị chủ sự vừa làm dấu Thánh Giá thông thường vừa đọc “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con”, cộng đoàn im lặng làm dấu Thánh Giá như vậy rồi nối tiếp: “Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa, Tự muôn đời và chính hiện nay, Luôn mãi đến thiên thu vạn đại. Amen. Halêluia”.

Cũng vẫn trong Giờ Kinh Phụng vụ , truyền thống Hội Thánh quy định là, khi bắt đầu đọc Thánh ca Tin Mừng trong Giờ Kinh Sáng (Thánh ca Benedictus), trong Giờ Kinh Chiều (Thánh ca Magnificat) và trong Giờ Kinh Tối (Thánh ca Nunc Dimittis) thì làm dấu Thánh Giá. Cách này đã được Thánh Bộ các Nghi Thức Thánh phê chuẩn vào ngày 20-12-1861, và nay vẫn được quy định trong Huấn thị tổng quát các Giờ Kinh Phụng Vụ (số 266b).

Lm PX Phan Long, ofm

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Của Dấu Thánh Giá Kép Và Những Cách Truyền Giáo Đơn Giản. trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!