Xu Hướng 6/2023 # Ý Nghĩa Tà Áo Dài Truyền Thống Việt Nam # Top 8 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ý Nghĩa Tà Áo Dài Truyền Thống Việt Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Tà Áo Dài Truyền Thống Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nói đến trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, người ta luôn nói về áo dài. Trải qua nhiều thời kỳ, tà áo dài truyền thống Việt Nam tuy có nhiều sự biến đổi nhưng vẫn mang những ý nghĩa thuần túy, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt.

Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử nhưng áo dài vẫn phổ biến và có ảnh hưởng đối với đời sống người Việt Nam hiện đại. Trong những sự kiện đặc biệt chúng ta vẫn thường xuyên thấy sự xuất hiện của tà áo dài truyền thống Việt Nam, chiếc áo dài như là một tác phẩm để đời của người Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch thì ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam còn rất nhiều, chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt.

Chiếc áo dài như là một tác phẩm để đời của người Việt

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có cho mình những loại trang phục khác nhau để khi nhìn vào trang phục chúng ta có thể biết họ đến từ quốc gia nào. Người Nhật Bản thì có kimono, người Trung Quốc có sườn xám, người Hàn Quốc có hanbok còn Việt Nam có áo dài. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt.

Trang phục vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kính đáo

Áo dài là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt, gói trọn tinh thần người Việt. Áo dài được mọi lứa tuổi sử dụng, nó đã trở thành quốc phục của Việt Nam, được sử dụng trong những dịp đặc biệt hoặc những buổi lễ mang tầm quốc gia. Phụ nữ Việt Nam luôn chọn áo dài để xuất hiện trong dịp đặc biệt bởi nó góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện được niềm tự hào dân tộc.

Trong dân gian hay có câu: “Người đẹp vì lụa”, chiếc áo dài với thiết kế thon gọn, chuẩn xác đã giúp cho người. Để có được chiếc áo dài đẹp thì phải được đặt may thủ công tại cửa hàng, có sự lựa chọn tỉ mỉ, cẩn trọng trong chất liệu.

Áo dài là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt

Chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, bên trong chiếc áo dài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau. Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước.

Ý Nghĩa Áo Dài Trong Gia Đình Việt Nam

Ngày đăng: 03:14 PM 01/03/2021 – Lượt xem: 1,393

Gia đình theo nghĩa hiểu thông thường chính là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Tuy nhiên, với người Việt Nam, gia đình còn hơn thế nữa. 

Gia đình Việt còn là một cộng đồng văn hóa nhỏ, nơi lưu giữ và phát triển những phong tục, tập quán, nghi lễ văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Và tà áo dài – trang phục truyền thống Việt cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt gia đình người Việt.

Không phải ngẫu nhiên mà những bộ áo dài được người các gia đình người Việt nâng niu và ưu ái lựa chọn trong những sự kiện quan trọng của gia đình như lễ tết, mừng thọ, cưới hỏi, kỷ niệm ngày cưới… Bởi chiếc áo dài Việt không chỉ mang lại vẻ ngoài duyên dáng, chỉnh chu, thanh lịch mà còn mang lại nhiều giá trị từ truyền thống đến văn hóa và nhiều giá trị thiêng liêng khác. 

Áo dài – trang phục truyền thống mang đậm ý nghĩa gia đình

Mỗi một nơi, mỗi một đất nước sẽ có những phong tục tập quán khác nhau, từ ngôn ngữ, cử chỉ hay trang phục. Chính những điều này đã trở thành những đặc trưng của mỗi xứ sở và trở thành nét riêng, đại diện và là đặc điểm nhận diện với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Và với Việt Nam, áo dài chính là đại diện vô cùng đáng tự hào cho văn hóa và con người đất Việt. Vào mỗi dịp quan trọng, những bộ áo dài chính là một phần không thể thiếu để thể hiện không khí vui mừng, sum vầy và đoàn viên của gia đình người Việt.

Bên cạnh việc áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống, mang nhiều giá trị văn hóa sâu sắc thì còn nhiều lý do khác khiến áo dài được mọi người trong gia đình thường xuyên sử dụng mỗi dịp quan trọng:

Mang lại vẻ ngoài sang trọng, thanh lịch và nho nhã 

Mỗi dịp trọng đại mà gia đình sum vầy quây quần, bên ông bà, cha mẹ, vẻ ngoài của bạn vừa phải mang đến sự ấm áp, gần gũi, yêu thương vừa cần thể hiện sự thanh lịch, sang trọng, phù hợp. Vì vậy, áo dài thực sự là một lựa chọn hoàn hảo.

Dễ dàng phối phụ kiện

Không cần quá cầu kỳ, rườm rà khi phải lựa chọn phối phụ kiện phù hợp với màu sắc trang phục, thời tiết, phong cách… như với quần áo hay váy, đầm, những chiếc áo dài gia đình truyền thống có thể mix đồ vô cùng đơn giản với những mẫu giày classic, các loại khăn lụa đơn sắc hay túi xách, bóp, ví đều vẫn thanh lịch, duyên dáng hơn bao giờ hết.

“Thách thức” với làng mode thời gian 

Thời gian chẳng những là kẻ thù của phụ nữ mà còn là kẻ thù của làng thời trang khi tốc độ xoay chuyển quá nhanh chóng. Nhưng với những chiếc áo dài Việt Nam truyền thống đơn giản, nhẹ nhàng thì chuyện lỗi mode chẳng còn là điều chị em phải lo sợ. Bởi dù các loại áo dài cách tân, kiểu này, kiểu kia có hấp dẫn, được cập nhật mỗi năm thì rồi cũng sẽ qua đi. Duy chỉ những mẫu áo dài gia đình truyền thống đơn giản vẫn là điều mà mọi người sẽ luôn hướng đến, nhớ về. 

Lan tỏa truyền thống văn hóa tốt đẹp

Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, thời trang mà diện áo dài ngày Tết còn mang không khí ấm cúng, vui tươi, đậm đà giá trị truyền thống, lan tỏa đến cộng đồng, góp phần gìn giữ nét văn hóa của người Việt. Xa hơn nữa là bảo tồn và phát triển văn hóa Việt bền vững hơn, giàu đẹp hơn.

Đó là những lí do mà áo dài Tết gia đình được người Việt ưu ái lựa chọn diện Tết. Với những ý nghĩa sâu sắc và “sức mạnh” có thể chống chọi với thời gian thì chúng ta còn ngại gì mà không thử trải nghiệm một mẫu áo dài tết gia đình cho dịp Tết Tân Sửu sắp đến. Cùng Áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam tham khảo những mẫu áo dài Tết sum vầy truyền thống đầy thu hút, nổi bật và phù hợp nhất với dịp tết năm nay!

Gợi ý những mẫu áo dài đẹp cho quý cô thỏa thích diện trong những sự kiện quan trọng của gia đình.

1. Áo dài kim sa đỏ 

Mỗi năm mỗi xu hướng và các màu sắc khác nhau lại đua nhau “lên ngôi” từ xanh dương, tím, hồng hay là vàng và ghi xám. Thế nhưng sắc đỏ vẫn là gam màu được mọi người ưu ái nhất mỗi sự kiện quan trọng và là màu sắc “bền bỉ”, mạnh mẽ bất chấp sự tàn phá của thời gian. Thế nên trong dịp gia đình sum vầy đầy ý nghĩa, bạn chớ nên bỏ qua những mẫu áo dài mang sắc đỏ rực rỡ và may mắn. 

Mẫu thiết kế mang kiểu dáng truyền thống pha chút hiện đại với tay loe, phần cổ được cách điệu, cùng phần thêm phần thu hút và nữ tính. Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc thiết kế cùng với hoa văn và họa tiết đính kết cực kỳ tinh tế sang trọng giúp mẫu áo mang lại vẻ ngoài quý phái kiêu sa và mang hơi hướng quý tộc cho người mặc.

2. Áo dài hồng chuyển màu

Nếu sắc đỏ mang đến sự nồng nhiệt may mắn thì màu hồng dịu dàng cũng được các chị rất ưng. Bởi ngoài mang đến sự ngọt ngào thì màu hồng cũng là màu mang lại nhiều may mắn cho một năm mới hồng phát. Mẫu áo dài gia đình Việt Nam có thiết kế truyền thống cổ điển đơn giản nhưng mang lại vẻ nhẹ nhàng thanh lịch cho người mặc. Điểm nhấn của mẫu áo chính là sự pha trộn màu sắc hiện đại hút mắt và sang trọng với hoa văn in chìm từ tốn nhưng cũng đầy vẻ sang trọng.

3. Áo dài Hoa sen dây

Những mẫu áo dài sang trọng, thanh lịch sẽ là lựa chọn thích hợp nhất cho các quý bà, quý cô trong những dịp lễ tết, kỉ niệm quan trọng của gia đình. Áo dài Hoa sen dây độc đáo, ấn tượng và rất ư nổi bật này chính là mẫu áo dài gia đình mà các quý cô có thể cất nhắc. 

Vẫn là thiết kế truyền thống, pha thêm chút bí ẩn, quyền lực với sắc vàng thổ và đen, hoa văn được bày trí lạ mắt và cực kỳ thu hút mang đến vẻ ngoài hài hòa vừa có gần gũi, thân thiện vừa bí ẩn, cao sang.

4. Áo dài sen chìm phối màu ấn tượng

Nếu thích sự nhẹ nhàng đơn giản thanh lịch thì đây đích thị là một gợi ý áo dài gia đình 2021 cho các quý cô. Mang sắc hồng pastel nhẹ nhàng kết hợp cùng họa tiết vàng kim và xanh biển, mẫu áo mang hơi thở của sự tự do, nhẹ nhàng, thanh cao và đầy kiêu hãnh như những đóa sen giữa đầm. Điểm đặc sắc của mẫu áo dài tết Việt Nam này phải kể đến phần họa tiết hoa sen được bày trí với mật độ dày đặc nhưng lại cực kỳ tinh tế khi vẫn đảm bảo vẻ ngoài thanh lịch và không gây lóa mắt cho người nhìn.

5. Áo dài đỏ Sen Hồng

Màu trendy của năm 2021 đích thị chính là màu đỏ và mẫu áo dài tết gia đình đỏ sen hồng này chính là một idea không tồi cho các quý cô. Thiết kế đơn giản với kiểu truyền thống kín đáo, nền nã thêm chút sâu sắc với sự chuyển màu nhẹ nhàng giữa các phần giúp thiết kế ôm dáng cho người mặc. Mẫu áo dài mang sắc đỏ may mắn này còn sở hữu họa tiết hoa sen cách điệu và uống mình ở hai bên tà áo hết sức lạ mắt mang đến cho các quý cô trung niên vẻ ngoài chỉnh chu, thùy mị và dịu dàng.

6. Áo dài sen màu đỏ dịu dàng

Thêm một gợi ý áo dài mặc trong những ngày lễ gia đình cho các quý cô yêu chuộng vẻ đẹp dịu dàng! Mẫu áo dài đỏ mận với tông màu ấm, nhẹ nhàng, không quá nổi bật cực kỳ thích hợp cho các quý cô trung niên chuộng vẻ từ tốn, thanh lịch. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt duyên dáng được tôn vinh nhờ sự “o bế” đầy tinh tế của dáng áo truyền thống cùng gam màu có khả năng “che khuyết điểm” và làm sáng da. Mẫu áo dài gia đình sum vầy này còn sở hữu những đóa sen thanh thoát và đẹp đẽ như những bức tranh tả thực vừa mang chút nhẹ nhàng vừa mang chút thanh cao. 

7. Áo dài lụa tím sang trọng

Nếu như các sắc màu mạnh, sáng, nổi bật làm các quý cô trung niên sẽ phải e dè thì mẫu áo dài gia đình mang sắc tím lãng mạn sẽ là một lựa chọn ưng ý hơn cả. Tông tím từ đậm tới nhạt được cách điệu tinh tế với kiểu dáng áo truyền thống. Mang đến cảm giác thanh lịch, trang trọng nhưng cũng đầy sự từ tốn nhã nhặn cũng được thể hiện ở thiết kế này. Hoa văn in chìm cùng tông màu giúp mẫu áo dài tết Việt Nam này thêm phần ấn tượng, thu hút và sang trọng đặc biệt là cũng không kém phần quý phái và đài các, đoan trang.

8. Áo dài  vàng đỏ rạng rỡ

Mang hơi thở tươi mát và rạng rỡ như tia nắng sớm mai đến với gia đình bằng mẫu áo dài vàng đỏ cam mang đậm sắc tươi trẻ này. Vẫn là thiết kế cổ điển với dáng áo truyền thống ôm dáng không sợ lỗi mốt qua mọi thời đại cùng những đường may đầy khéo léo được kết hợp hoàn mỹ cùng mẫu vải với màu sắc độc đáo bắt mắt, hoa văn nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để mẫu áo dài Việt Nam trở lên tinh tế không kém cạnh ai. Sắc đỏ pha cam kết hợp ăn ý hoàn hảo cùng sắc vàng tạo nên một mẫu áo đầy màu sắc tươi mới nổi bật nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, lịch sự và đứng đắn, duyên dáng cho người mặc.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ: 096 58 58 358

Ý Nghĩa Khay Mứt Tết Truyền Thống Người Việt

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” là những nét đặc trưng tết Nguyên Đán. Còn thiếu gì nữa không nhỉ? Khay mứt tết truyền thống! – Không chỉ đơn thuần là bánh mứt tết mà còn có chứa đựng những ý nghĩa may mắn, cầu chúc năm mới an lành.

Mùa xuân trăm hoa đua sắc, đất trời dường như se lạnh hơn, hình ảnh quen thuộc mỗi khi “cánh én Coca – cola” báo hiệu mùa tết Nguyên Đán lại đến. Bên cạnh mùi khói nghi ngút cay cay bên nồi bánh chưng xanh, hương thơm mẹ làm hũ kiệu, dưa hành muối… thì chắc chắn không thể thiếu khay mứt tết ngọt ngào cho đầu năm.

Bạn đã biết ý nghĩa người Việt chưa? Cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc mứt Việt Nam.

Mứt là gì?

Hiểu đơn giản món mứt là chỉ cần ngào với đường, để lửa đun riu riu để cho vị ngọt của đường thấm từ từ vào củ, quả. Đảo mứt đều tay, đun đến khô sệt theo ý muốn là bạn sẽ cho ra thành phẩm.

Mứt Việt Nam thường là mứt quả được chế biến thành nhiều dạng: mứt đông, mứt nhuyễn, mứt rim, mứt khô.

Nguồn gốc ý nghĩa khay mứt tết Việt

Có lẽ mỗi dịp Xuân về thì khay mứt tết lại trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hầu như trên bàn tiếp khách của nhà nhà đều đẩy đủ bánh kẹo, mứt tết. Mùa “sản xuất” mứt tết thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch để đến gần tết thì mang ra thị trường tiêu thụ. So với các thế hệ 6x, 7x trước thì ngày nay mứt tết dạng công nghiệp được bày bán nhiều hơn. Tuy nhiên, mứt làm bằng tay ở nhà có hương vị truyền thống vẫn được nhiều người ưa chuộng, tín nhiệm hơn bởi không thơm ngon, yên tâm chất lượng, vệ sinh sạch sẽ mà còn thể hiện giá trị văn hóa tinh thần tết Việt.

Ông bà ta kể lại, tết xưa là những món kẹo mứt, các loại hạt khô được làm thủ công. Nhà cao có điều kiện lắm mới chuẩn bị bánh kẹo ngày tết. Hễ cứ thấy chiếc hộp vuông vức hay lục lăng màu đỏ, in hình ông Phúc Lộc Thọ là thấy tết. Ngày còn nhỏ, đứa trẻ nào tới chơi mấy nhà trên phố bởi nhà nào cũng có một khay mứt tết đủ bánh kẹo, hạt dưa đỏ óng, tha hồ được ăn, mà ăn xong lại còn được dấm dúi cho mang về.

Khay mứt tết Việt 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mỗi miền sẽ có đặc trưng trên khay mứt tết riêng, như ở miền bắc – nơi mà văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng, mọi thứ được chăm chút tỉ mỉ. Thời tiết ở miền Bắc tết thường mưa phùn xen cái se lạnh, do đó các cụ thường thưởng thức các món như hạt bí rang thơm nức, bánh Sampa dài phủ đường, chè lam, kẹo lạc, mứt gừng cay the bên cạnh ly trà Thái Nguyên. Đến nhà nào mà trưng kẻo Hải Hà được coi là đó “sang” nhất hồi ấy.

Mứt hạt sen trần – con cháu đầy nhà

Mứt dừa – gia đình sum vầy

Mứt gừng – cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc

Những ngày đầu năm, nếu ngậm 1 viên kẹo ngọt ngào mong muốn năm mới “ngọt ngào”, tràn đầy yêu thương như viên kẹo. Kẹo lạc hay còn gọi đậu phộng được coi là “hạt trường thọ” bởi đây là món ăn lành mạnh, dinh dưỡng tương đương nhiều loại trái cây.

Mứt Kim Quất(tắc): Hình ảnh cây quất đơm hoa kết trái dộ tháng 6 âm, khi làm mứt tạo ra 7 cánh hoa vàng óng mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Ngậm miếng mứt quất sẽ có độ ngọt, the the, tê tê đầu lưỡi, mứt quất có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa ho.

Chè Lam, thức quà hấp dẫn, là một bầu ký ức tuổi thơ ngọt ngào ngày tết. Chè Lam có sự dẻo dẻo của gạo nếp, bùi bùi của lạc vừng thơm và ngọt thanh của đường mía.

Miền Nam – miền Tây nổi tiếng với xứ dừa, vì vậy khay mứt tết chắc chắn không thể thiếu mứt dừa dẻo, ngọt dịu, bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau như trắng – xanh lá – hồng. Mứt dừa dễ làm nên thường được các mẹ lựa chọn tự tay vô bếp trổ tài “nữ công gia chánh”. Nguyên liệu chính của món mứt dừa là làm từ cơm dừa bào sợi dài, đường cát trắng, ngoài ra còn thêm nước cốt lá dứa, cà rốt để tạo màu thêm bắt mắt.

Mứt bí đao lớp ngoài bao quanh bởi lớp đường sên được kết tinh trắng tinh, bên trong dẻo bởi bí đao có tính mát, khoáng chất bổ dưỡng thơm ngon và mang nhiều ý nghĩa may mắn trong năm mới. Công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải khát, tiêu độc

Miền Trung

Ở miền Trung bánh in là một trong những đặc sản xứ Huế đậm nét ẩm thực cung đình, ra đời từ thời nhà Nguyễn, thức bánh được dân lên vua vào dịp tết Nguyên Đán. Ý nghĩa chúc vua trường thọ nên dần trở thành thức bánh không thể thiếu vào mỗi dịp tết.

Bánh thuẫn còn mang ý nghĩa nguyện chúc gia đình năm mới bình an, hạnh phúc, may mắn. Ngày tết cùng nhau quây quần bên chiếc bánh ngọt ngào, mềm mịn thì còn gì trọn vẹn hơn!

Ấm Lòng Ý Nghĩa Các Món Ăn Tết Việt Truyền Thống

 Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhà hàng sang trọng tại Hà Nội có tên gọi Maison tin rằng, thưởng thức món ăn Tết Việt truyền thống chính là niềm vui dịp đầu năm. Tết truyền thống có rất nhiều món ăn đã quá đỗi quen thuộc: bánh chưng, dưa hành, gà luộc, thịt đông, giò chả, v.v… Những món ăn ấy chính là hương vị Tết đặc trưng không gì có thể sánh được, cũng không cao lương mĩ vì nào có thể thay thế được.

Món ăn quan trọng nhất trong các món Tết: Bánh Chưng

Dù đã ra đời cách đây cả trăm, cả nghìn năm – từ thời Lang Liêu (Vua Hùng), nhưng bánh chưng vẫn là món ăn Tết Việt cổ truyền không thể nào thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết. Bởi thế mà dân gian Việt Nam ta có câu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh Chưng xanh.

Không còn gì có thể nhầm lẫn nữa, Bánh Chưng chính là linh hồn, là sinh khí của mâm cỗ ngày Tết. Là người Việt, chắc hẳn bạn đã biết tới sự tích của món ăn Tết Việt cổ truyền này: ”Bánh Chưng, bánh Giày” chính là biểu trưng của trời đất, của ấm no và hạnh phúc. Ngày Tết thưởng thức một miếng bánh chưng dẻo thơm, có màu xanh tươi mát lành của lá dong, bên trong có thịt mỡ đượm vị tiêu cay cay, đậm đà ăn mãi không chán. Bánh chưng xuất hiện trong nền văn hóa và ẩm thực của người Việt từ thuở nước ta còn “khai thiên lập địa”. Bởi thế mà tục lệ gói và thưởng thức bánh chưng dịp Tết chính là cách người Việt hướng về tổ tiên, nhớ về cội nguồn để rồi từ đó thêm yêu gia đình, yêu đất nước.

Bánh chưng ăn ngon nhất là khi đi kèm với vị cay cay lại chua chua của dưa hành. Không những thế, độ thanh chua của món ăn Tết Việt này còn giúp kích thích tiêu hóa. Tết thiếu bánh chưng, dưa hành sẽ chẳng còn phong vị Tết. 

Món ăn Tết đơn giản bậc nhất: Thịt gà luộc

Cũng chẳng rõ đã từ bao giờ, món gà luộc lại trở thành một phần không thể thiếu được trên mâm cỗ của người Việt, đặc biệt là mâm cỗ ngày Tết. Gà luộc tuy là món ăn Tết Việt hết sức đơn giản và bình dị, nhưng lại có hương vị vừa ngọt, vừa thơm ăn bao nhiêu cũng không chán. Chỉ cần một miếng thịt gà trắng thơm, ăn với xôi hoặc bánh chưng cũng đủ làm người Việt no bụng và ấm lòng.

Gà luộc mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm no cũng như sự đủ đầy, vạn phúc an khang trong những ngày xuân về. Chính vì thế mà món ăn Tết Việt này được lựa chọn là món ăn khởi đầu cho mâm cỗ đầu năm may mắn.

Món ăn Tết Việt đặc trưng miền Bắc: Thịt nấu đông

Cỗ Tết truyền thống miền Bắc chắc chắn phải có món thịt đông. Có thể nói, thời xa xưa, thịt đông chính là món ăn Tết Việt đặc trưng nhất. Đó là bởi mùa đông cũng như đầu xuân là dịp duy nhất mà thời tiết trở lạnh, thịt nấu lên mới đông lại và bảo quản được nhiều ngày mà không lo ôi thiu.

Từng bát thịt đông có màu trong suốt như y thạch vừa dễ ăn, vừa ngon lành. Sự trắng trong ấy tượng trưng cho tất cả điều may mắn cũng như sự trong trẻo và tinh khôi của một năm. Trong món ăn Tết Việt này có sự hòa quyện và gắn kết thật hoàn hảo giữa các thành phần, nó tựa như một lời chúc nhẹ nhàng cho những ai đã, đang và sẽ yêu vậy.

Món ăn Tết đặc trưng miền Nam: Thịt kho tàu

Trong những ngày Tết, nếu như miền Bắc thưởng thức thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho hột vịt (hay còn gọi là thịt kho tàu). Món ăn Tết Việt này có màu nâu vàng hấp dẫn, có cả độ bóng, mùi thơm và độ mềm ngậy cực kỳ hấp dẫn đã làm siêu lòng hàng trăm, hàng triệu người Việt từ thuở còn tấm bé đến lúc trưởng thành.

Khi ngắm nhìn và thưởng thức món ăn Tết Việt này, bạn sẽ  cảm thấy ấm cúng, sum vầy. Thịt kho tàu chính là biểu tượng cho một năm mới đầy hòa thuận và yên vui.

Món ăn Tết tượng trưng cho phúc lộc: Giò chả

Cuối cùng, một trong những món ăn Tết Việt hay xuất hiện trong mâm cơm thường ngày, lại cũng thường xuyên góp mặt vào mâm cỗ tết nhất chính là món giò chả. Trong cỗ Tết,  giò chả  thường được cắt miếng bày thành hoa rất đẹp mắt. Tết ăn giò chả chính là biểu tượng của sự phúc lộc đang đến. Thông thường, cỗ Tết có 3 loại giò quen thuộc: giò bò, giò lụa và giò xào. 

Nhà hàng Maison

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Tà Áo Dài Truyền Thống Việt Nam trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!